Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu FULL

Tiêm ngừa viêm não mô cầu AC, BC cho trẻ trên 3 tháng tuổi phòng được 2 loại viêm não mô cầu phổ biến bên cạnh việc: chú ý vệ sinh nơi ăn ở của bé, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên là cách tốt nhất để phòng bệnh.

  • Trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì, chăm sóc như thế nào?
  • Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh& cách điều trị

Bệnh viêm não mô cầu là gì?

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides, gồm các týp A, B, C, Y và W135. Gần đây týp Y và W135 gặp nhiều hơn.


Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, Bệnh nhiễm não mô cầu bao gồm các chứng viêm nặng của chất dịch và lớp màng bọc xung quanh não (viêm màng não), trong máu (nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết), phổi (viêm phổi), và khớp xương (viêm khớp).


Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên sống trong điều kiện đông đúc. Trong năm 2000, ước tính có khoảng 300.000 trường hợp mắc và 25.000 – 30.000 trường hợp tử vong do viêm màng não do não mô cầu.

Bệnh viêm màng não mô cầu lây truyền như thế nào?

  • Vi khuẩn lây truyền từ người sang người qua những giọt nhỏ khi ho và hắt hơi trong không khí từ mũi họng của người mang mầm bệnh.
  • Người khỏe mạnh mà không có các triệu chứng bệnh đôi khi cũng mang vi trùng não mô cầu trong mũi và họng của họ.
  • Việc nhiễm não mô cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi và không bị lây lan chỉ vì ở chung phòng với người bị bệnh.
  • Mất từ 1 đến 10 ngày cho các triệu chứng xảy ra kể từ khi một người bị nhiễm vi khuẩn.

Tiêm phòng viêm não mô cầu như thế nào?

Các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa bằng tiêm văcxin. Tuy nhiên, tiêm văcxin phù hợp lại là những vấn đề khác. Cho đến nay, chưa có loại văcxin nào đảm bảo gây miễn dịch đủ cùng lúc cho cả 6 loại vi khuẩn não mô cầu A, B, C, X, Y và W135. Việc chọn lựa văcxin thường dựa vào đặc điểm của vùng dịch để có loại phù hợp.

Bé ở độ tuổi nào thì tiêm được vắc-xin phòng viêm não mô cầu?

Hiện nay có 2 loại vắc-xin tiêm phòng viêm não mô cầu. Vì mỗi loại vắc-xin chỉ phòng ngừa được một số chủng vi khuẩn não mô cầu nhất định nên các mẹ có thể cho bé tiêm cả hai loại để phòng được bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu tuýp A, tuýp B và tuýp C.

Vắc-xin viêm não mô cầu A+C

Tên thương mại là vacina Meningococcal A+C, xuất xứ: Pháp. Phòng ngừa viêm màng não do Meningococcus nhóm A và C. Việc chủng ngừa còn được khuyến cáo ở vùng có nội dịch cao hoặc có dịch do Meningococcus nhóm A và C.

Đối tượng tiêm chủng: Vắc-xin Meningococcal A+C  được dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sau mũi tiêm đầu tiên, cứ 3-5 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Nếu trẻ có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm Meningococcal A+C  thì có thể đưa trẻ đi tiêm phòng nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.

viem-nao-mo-cau

Tác dụng phụ: Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm, có thể có sốt nhẹ, hơi đỏ và đau ở chỗ tiêm. Các biểu hiện thường mất đi sau 1 – 2 ngày và chỉ gặp ở khoảng 5 – 10% số người tiêm vắc-xin này.

Vắc-xin viêm não mô cầu B+C

Tên thương mại là VC-Mengoc-BC, xuất xứ: Cuba. Vắc-xin viêm não mô cầu B+C được chỉ định nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm huyết thanh thanh B và C.

Đối tượng tiêm chủng viêm não mô cầu?

  • Vắc-xin được tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi và các đối tượng sống trong vùng dịch hay phải đi đến vùng dịch. Sau mũi đầu tiên, mũi nhắc lại 1 lần sau ít nhất 2 tháng.
  • Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc-xin. Vắc-xin này cũng chống chỉ định trong các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển và các bệnh mãn tính không tự điều chỉnh.
  • Phản ứng phụ: Không có phản ứng phụ nghiêm trọng, một số người có biểu hiện đau nhức vị trí tiêm sau khi tiêm vắc-xin hoặc sốt.

Phòng bệnh viêm não mô cầu như thế nào?

Với trẻ chưa đủ độ tuổi tiêm chủng 2 loại vắc-xin trên, cha mẹ cần chú trọng bảo vệ con tránh khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này bằng cách:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng cho trẻ, hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, xịt rửa mũi bằng các dung dịch vệ sinh mũi họng thông thường.
  • Chú ý vệ sinh nơi ăn ở của trẻ, đảm bảo luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc chỗ đông người, nhất là với người mắc bệnh về hô hấp. Trong trường hợp buộc phải cho trẻ đến nơi công cộng như bệnh viện, nên cho trẻ đeo khẩu trang để hạn chế sự lây lan.
  • Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

tu khoa

  • bệnh viêm não mô cầu là gì
  • bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng chống
  • chích ngừa viêm não mô cầu bao nhiêu tiền
  • chích ngừa viêm não mô cầu

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart