Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Lời khuyên để sinh mổ an toàn hơn và tránh những nguy hiểm có thể xảy ra

Có nhiều phụ nữ cho rằng, thay vì phải sinh thường sao không chọn sinh mổ an toàn hơn rất nhiều, vừa ít đau đớn lại vừa nhanh chóng. Một lý do nữa khiến phương pháp này ngày càng phổ biến chính là khi sinh mổ bố mẹ có thể chọn ngày, giờ và phương pháp gây tê… do đó chủ động hơn khi chào đón đứa con của mình.Dù là vì lý do tự nguyện hay hoàn cảnh bệnh lý, các mẹ cũng nên xác định ca phẫu thuật này không hề đơn giản, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước ca sinh mổ. Sau đây, Mom.vn xin gửi đến những lời khuyên bổ ích cho các mẹ để có 1 ca sinh mổ diễn ra an toàn và suôn sẻ hơn nhé!

1. Những trường hợp cần phải mổ lấy thai

Các trường hợp mẹ bầu phải mổ lấy thai là:

  • Mẹ bị tiền sản giật nặng, hoặc mắc các bệnh nặng nên không thể tiếp tục thai kỳ.
  • Trong các trường hợp tử cung có sẹo mổ cũ do mổ lấy thai trước đó hay từng phẫu thuật bóc u xơ tử cung, mổ tử cung tạo thành…


    Thai nhi gặp phải các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe cần phải có sự can thiệp để chào đời như thai nhi suy dinh dưỡng hay quá to (> 4kg hoặc lớn hơn 3,5kg nếu là con đầu lòng) thì cần phải mổ lấy thai. Trường hợp suy thai mãn tính trong tử cung cũng cần tiến hành phẫu thuật.
  • Một số nguyên nhân khác thuộc về phần phụ của thai như rau thai tiền đạo trung tâm hay rau tiền đạo chảy máu nhiều lần hoặc xơ hóa nặng. Ngoài ra, hết nước ối (mức ối < 30) thì cũng tiến hành phẫu thuật lấy thai.
  • Một số lý do khác như thai chết lưu trước khi chuyển dạ thì cần được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ.
Các trường hợp sinh mổ

Các trường hợp mẹ phải mổ lấy thai. Ảnh: Internet

2. Những rắc rối, khó khăn có thể xảy ra khi mổ lấy thai chủ động

Mổ lấy thai chủ động – nghĩa là mổ lấy thai lúc chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bé và sản phụ có thể gặp các rủi ro sau:

  • Đối với trẻ:

Bé bị suy hô hấp cấp tính sơ sinh, chiếm tỉ lệ khoảng 0,41% – 0,48%. Nguyên nhân là do các nội tiết tố sản xuất và phóng thích surfactant trong cơ thể gây ra bệnh màng trong, có lượng dịch trong phổi cao do không tái hấp thu dịch phổi qua hệ bạch huyết phổi.

  • Đối với mẹ:

Mẹ có thể bị mất nhiều máu sau mổ do tử cung hồi phục kém. Nguyên nhân là do cơ thể chưa tiết oxytocin nội sinh và các cơ tử cung chưa được kích hoạt hồi phục thông qua cơ chế sinh thường.


Ngoài ra, khi sản phụ tiến hành mổ lấy thai thường đoạn eo tử cung chưa dãn mỏng đến độ tự nhiên cần thiết, chưa kể ngôi thai còn cao, và vì vậy các biến cố như mẹ bị chảy máu nhiều, rách eo tử cung hoặc bị rách xuống cổ tử cung; bé có thể bị ngạt sơ sinh do lấy thai khó khăn hoặc phải chịu những sang chấn rất dễ gặp phải khi phẫu thuật.


Các vấn đề khác: Chưa kể, nếu mẹ phải mổ vào thời điểm ngoài giờ hành chính thì có thể lực lượng bác sĩ, nhân viên hỗ trợ sẽ không đủ để đáp ứng được với các biến cố xảy ra khi mổ.

3. Lời khuyên giúp mẹ sinh mổ an toàn hơn

Dưới đây là những lời khuyên giúp ca sinh mổ diễn ra suôn sẻ hơn:

3.1 Đề nghị cho người thân vào phòng sinh

 

Cho người thân vào phòng sinh

Cho người thân vào phòng sinh mổ với mẹ bầu. Ảnh: Internet

Hiện nay, dịch vụ cho người thân vào phòng mổ đang rất phổ biến, nhất là những bệnh viện tư nhân. Mẹ bầu nên chọn người thân mà mình cảm thấy tin tưởng nhất để vào cùng, sẽ giúp các mẹ cảm thấy có động lực và an tâm hơn rất nhiều.


Thủ tục cũng không quá phức tạp, tuy nhiên gia đình nên chủ động đề cập với bệnh viện để mọi việc được thuận lợi hơn.

3.2 Mẹ bầu nên chuẩn bị giữ ấm cho cơ thể

Nhiệt độ trong phòng mổ thường rất thấp để hạn chế tối đa nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng. Nếu không muốn bị nhiễm lạnh, trong thời gian chờ phẫu thuật, chị em cần được đắp chăn và đi tất cẩn thận.


Sau khi đẻ mổ, do tác dụng của thuốc tê các mẹ cũng thường xuyên có cảm giác run rẩy, vì vậy việc giữ ấm cơ thể càng cần được chú ý.

3.3 Vệ sinh cơ thể trước khi vào phòng mổ

Chủ động được thời gian chào đón bé yêu vì thế các mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước giờ vào phòng. Tắm với xà phòng diệt khuẩn sẽ loại bỏ được vi khuẩn trên da từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

3.4 Dùng tông đơ thay cho dao cạo

Một trong những bước cần thiết trước ca sinh mổ là phải cạo lông ở vùng da sắp phẫu thuật. Nếu như trước đây, dùng dao cạo có thể tạo ra các vết xước trên da, thì hiện nay người ta thường dùng tông đơ vừa có thể loại bỏ vùng lông hiệu quả lại giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

3.5 Đi bộ sớm sau khi phẫu thuật

Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, chị em nên cố đi bộ càng sớm càng tốt sau khi mổ. Đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn phải một mình chăm sóc con ở nhà.

Đi bộ vận động sớm

Đi bộ vận động sớm sau phẫu thuật. Ảnh: Internet

3.6 Vệ sinh vết mổ sau sinh đúng cách

Tuần đầu tiên sau sinh, vết mổ chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ.


Chỉ trong trường hợp vết mổ khiến sản phụ thấy đau quá không chịu được mới nên nói với các bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ.


Đến tuần thứ 2 sau sinh, mẹ cần vệ sinh người bằng nước ấm nhưng tránh việc ngâm cơ thể trong nước lâu . Điều này có thể khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín. Có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% để nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.

3.7 Theo dõi sau sinh mổ

  • Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi bị nhiễm trùng vết mổ là sốt nên cần chú ý khi có dấu hiệu này.
  • Trong 3 ngày đầu, sản dịch vẫn chảy ra ngoài âm đạo như sinh thường và có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu càng ngày càng ngớt đi rồi chuyển sang nâu sậm.
  • Khoảng ngày thứ 10 sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Nếu phát hiện sản dịch sau sinh có màu lạ hoặc mùi nên kiểm tra lại để tránh nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết.
  • Nếu vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau hoặc chảy dịch vàng thì mẹ cần đi khám ngay.
Theo dõi vết mổ sau sinh

Theo dõi vết mổ sau sinh để kịp thời chữa trị. Ảnh: Internet

Đối với nền y tế hiện nay ngày càng hiện đại, thì việc sinh mổ an toàn hơn đã được đảm bảo và cải thiện hơn trước rất nhiều. Vì thế mẹ bầu không cần quá lo lắng, hãy giữ cho tâm trạng được thoải mái nhất để chào đón con yêu của mình. Ngoài ra trước ngày sinh, các mẹ cần thường xuyên thăm khám và thực hiện các lời khuyên trên đây để có một ca mổ suôn sẻ và thành công như mong đợi.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart