Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu có được ăn măng không? Cách khử độc măng khi ăn

Bà bầu có được ăn măng không và liệu ăn liên tục những món mà nguyên liệu chính là làm từ măng như vậy trong suốt thai kỳ liệu có gây độc hại gì, ảnh hưởng gì tới thai nhi, đó là thắc mắc nhiều mẹ rất quan tâm, gửi về cho ban biên tập hi vọng sớm cho lời giải đáp thỏa đáng về chế độ dinh dưỡng khoa học khi mang thai.

Như chúng ta đã biết, măng là thứ đặc sản được dùng chế biến vô vàn các món ăn vật lạ, ăn vừa ngon miệng vừa dai dai thơm thơm, măng nấu canh, măng kho thịt, măng hấp, măng xào,… rất nhiều món kích thích vị giác, tuy nhiên nếu dùng một lượng lớn, ăn quá nhiều hay không đảm bảo trong khâu sơ chế, lựa chọn nguyên liệu sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Nói tóm lại, phụ nữ mang thai ăn măng không quá nguy hiểm và độc hại nhưng cần ăn vừa phải, khử hết độc tố trước khi nấu nướng thì cũng không có vấn đề gì cả. Để biết thêm những kiến thức liên quan, mời bạn cùng chúng tôi mổ xẻ bài viết bên dưới xem thử trong măng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng gì nha.

Nào hãy cùng adayne.vn tìm hiểu xem mang thai có được ăn măng tươi không cùng những lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn măng cần ghi nhớ bên dưới đây nhé!

Bà bầu có được ăn măng không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc bà bầu ăn bún măng vịt được không, hay có bầu ăn măng có tốt không. Và đây là câu trả lời.

Măng là một thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, được các chị em rất yêu thích. Ngoài nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, trong măng còn có chứa protein, các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao, lại ít đường và chất béo sẽ có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe của các tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ

Măng tươi

Măng tươi

Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin cho rằng, măng không phải là một loại thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu, thậm chí gây ngộ độc, tử vong. Và trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống với hiện tượng ngộ độc sắn.

Lý giải về vấn đề này, Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, măng, đặc biệt là măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra hiện tượng ngộ độc măng.

Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…, thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong.

Không chỉ thế, báo khám phá còn cho biết, độc tố cyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp làm bất hoạt các enzym sắt, khiến người ăn bị thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu.

Chính vì vậy, dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà bầu có thể ăn măng nhưng nên hạn chế ăn quá nhiều, đặc biệt là măng tươi trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé.

Đọc thêm:

Mách mẹ 6 bí quyết giúp khử độc tố trong măng tươi khi nấu đảm bảo an toàn tốt nhất

Tuy được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại có tính độc do chứa nhiều chất glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Những người ăn phải măng độc thường có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở…

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chúng ta có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:

Cách 1

Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp là giảm tính độc của măng.

Cách 2

Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.

Cách 3

Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.

Cách 4

Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

Cách 5

Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

Cách 6

Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Mang thai có được ăn măng tươi không? Bà bầu ăn măng cần lưu ý những điều gì?

Đọc thêm:

Chia sẻ kinh nghiệm ăn măng tươi khi mang thai của các bà mẹ trẻ hiện nay

Mẹ bé Lala:

Bạn ơi, măng có nhiều độc tố nên hạn chế ăn càng ít càng tốt nhé, mặc dù thèm. Mình thì từ hồi bầu chỉ thích ăn cái gì thật chua thật cay, mặc dù biết nóng và cay không tốt cho con. Thế mà vẫn phải cho chút vào ko thì ko nuốt nổi. Mình có cô bạn làm cùng cũng bầu, hồi đó mình kiêng ăn giò chả (sợ hàn the), quẩy (sợ nhiều phèn chua con dễ bị down)…nên đi ăn ngoài ko bao giờ mua những thứ đó. Nhưng cô bạn thì sáng nào cũng bánh dầy giò, xôi chả trứng, cháo sườn quẩy ăn bữa phụ…thế mà con nó sinh ra khôn lắm, ở lớp mẫu giáo thì xung phong kê ghế hộ các bạn, hát hò nhanh…Thế nên mình thấy là mình kiêng thì cũng tốt nhưng ko cần phải tránh hoàn toàn đâu nhé. Nói chung ăn ít cho đỡ thèm rồi thôi.

Mẹ bé Mimi:

Đúng là măng độc đấy, bà bầu nên ăn ít thôi, lâu lâu ăn không sao (như sáng nay em vừa ăn bún măng ngan, lâu không ăn thấy ngon dã man, mà đặc biệt sau sinh mới phải kiêng tuyệt đối thì phải, chứ có bầu nếu thích thì cứ ăn, nhưng vừa phải thôi là okie mà, ăn gì cũng phải đắn đo quá, nên ăn ko, ăn có hại gì ko…thì mệt lắm hic hic

Mẹ bé Sóc:

Khi mang thai ăn măng nhớ luộc kĩ, mở vung là bay bớt Cyanua là được các mẹ ạ, em thậm chí còn luộc 2 lần, mỗi lần sôi mở vung 5-10p…em vẫn ăn như điên nè.

Một vài lưu ý khi bà bầu ăn măng cần phải ghi nhớ để tránh ngộ độc thực phẩm

1. Để ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn. Chú ý, trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Cách chế biến này cũng giảm đáng kể độc tố.

Mang thai có được ăn măng tươi không? Bà bầu ăn măng cần lưu ý những điều gì?

2. Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.

3. Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.

4. Nói chung, để an toàn cho sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi, bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

Bạn vừa tìm đọc những kiến thức khá quan trọng về mang thai có được ăn măng tươi hay không, qua đây cũng đã giải đáp phần nào mọi thắc mắc và trăn trở cho các mẹ rồi phải không nào? Măng tươi ăn rất ngon nhưng cần phải tuân thủ các quy trình sơ chế, đun nấu nhằm loại bỏ hết độc tố, đặc biệt chế biến đồ ăn từ măng cho bà bầu phải hết sức lưu ý, nếu không sẽ vô tình làm ảnh hưởng tới sức khỏe tính mạng không chỉ của mẹ mà còn bào thai trong bụng nữa. Vậy nên hãy cân nhắc thật kĩ khi thưởng thức các món ăn làm từ măng, nói chung nên hạn chế ăn chừng nào tốt cho thai nhi chừng đó còn nếu muốn ăn thì phải học theo kinh nghiệm chia sẻ ở trên nha. Chúc mẹ luôn vui và có một thai kỳ khỏe mạnh như mong đợi. Hãy nhấn like và share ngay bài viết này của adayne.vn nếu bạn thấy có ích nhé!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart