Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mang thai tháng thứ 5 nên tăng bao nhiêu cân?

Phụ nữ mang thai tháng thứ 5 cần tăng bà bầu nên tăng cân khoảng 450g mỗi tuần và khoảng 5-6kg trong cả giai đoạn này đạt chuẩn an toàn cho bé và mẹ

  • Bà mẹ mang thai ăn gì để con thông minh?
  • Tiêm phòng rubella trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Tăng bao nhiêu cân khi mang thai tháng thứ 5

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 tăng bao nhiêu kg, là điều băn khoăn của rất nhiều chị em đang mang thai giai đoạn này. Không chỉ bà bầu mang thai tháng thứ 5 quan tâm đến điều này mà còn rất nhiều bà bầu đang mang thai về việc nên tăng cân bao nhiêu cho đạt chuẩn an toàn cho bé và mẹ.

Tại sao tăng cân khi mang thai

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho bé là điều rất quan trọng đối với các bà mẹ, vì thế sức khỏe và trọng lượng cơ thể bé sinh ra đều phụ thuộc vào rất nhiều trong quá trình tăng cân của mẹ. Thai nhi phát triển trong tử cung, thai nhi đang phát triển ước tính sinh ra 100.000 tế bào não trong vòng 1 phút. Tuần thứ 20 của thai trở đi, mỗi ngày thai nhi tăng khoảng 30g, vì thế mà trẻ cần nhiều năng lượng từ mẹ.


Đó cũng là lí do thắc mắc của nhiều chị em về việc bà bầu mang thai tháng thứ 5 tăng bao nhiêu kg là cho phù hợp với thai nhi.  Điều bà bầu cần tăng bao nhiêu kg còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ chế hoạt động của người mẹ và chế độ dinh dưỡng được đảm bảo như thế nào. Việc mang thai tháng thứ 5 cần tăng bao nhiêu kg cũng cần tính theo cân nặng và kích thước của thai nhi.

Mang thai tăng bao nhiêu cân là phù hợp?

Trong thời kì từ tháng 4 đến tháng thứ 6 này, thì các bà bầu nên tăng cân khoảng 450g mỗi tuần và khoảng 5-6kg trong cả giai đoạn này. Để đảm bảo tăng cân điều độ, bạn nên bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày, chỉ như thế thì thai nhi phát triển mạnh hơn, vì lúc này thai cũng bắt đầu hình thành cơ thể rồi. Ở thời kì này thì thai nhi cũng có sự thay đổi, các bà bầu cũng bắt đầu sự lớn dần của con mình, lúc này thai nhi dài khoảng 33cm và nặng 500-600g.

Mang thai tháng thứ 5 nên tăng bao nhiêu cân?

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 tăng bao nhiêu kg phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng như thế nào. Và mức tăng kg của bà mẹ liên quan chặt chẽ đến kg của thai nhi khi sinh và lúc mang thai. Nên bé có bị suy dinh dưỡng hay thiếu chất phụ thuộc vào quá trình dinh dưỡng của người mẹ trong thời kì mang thai này. Trong cả quá trình mang thai, thì người mẹ thường tăng kg từ khoảng 9-12kg, trong đó thì giai đoạn 3 tháng đầu thường tăng 1-2 kg, 3 tháng tiếp theo thì 5-6kg và giai đoạn cuối cùng thì 4-5kg.

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không?

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ khiến rất nhiều bà bầu lo lắng. Thậm chí, nhiều bà bầu còn lo đến “mất ăn mất ngủ” và ảnh hưởng đến thai nhi.


Mang thai tháng thứ 5, thai nhi và bà bầu bắt đầu có sự thay đổi lớn. Ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng.


Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Sữa non là một dạng dịch thể màu vàng, loãng.


Tuy nhiên, những kiến thức trên chỉ xét trên khía cạnh tương đối với rất nhiều bà bầu. Vẫn có một số trường hợp đặc việt với những bà bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ. Theo các chuyên gia, gặp trường hợp này, bà bầu không nên lo lắng quá. Bởi mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ còn do các nguyên nhân sau:

Tử cung thay đổi ảnh hưởng đến ruột: Sự to ra của tử cung có thể đẩy ruột của mẹ lên trên hoặc xuống dưới, cũng có khi ruột bị che lấp bởi tử cung (khiến bụng bầu trông như quả bóng rổ). Nếu ruột bị đẩy xung quanh tử cung thì khiến bụng bầu tròn và đầy đặn hơn.

Mang thai lần đầu: Với người lần đầu mang thai, các cơ vùng bụng không bị nhão và chảy mà ngược lại, cơ bụng trở nên săn chắc hơn. Nó khiến bụng bầu được gọn gàng nên trông bụng bầu có vẻ nhỏ. Một số phụ nữ mang thai lần 2 vẫn sở hữu một bụng bầu nhỏ vì họ chăm chỉ luyện tập nên cơ bụng không bị “chảy sệ” sau lần mang thai đầu.

Ngôi thai: Bào thai chuyển động và thay đổi tư thế khá thường xuyên trong bụng mẹ, đặc biệt là tuần thứ 32 đến tuần thứ 34 của thai kỳ. Vị trí của bé có thể khiến bụng bầu nhìn như hơi nhỏ (hoặc hơi to) hơn bình thường. Vào những tháng cuối, bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ và vì thế, làm thay đổi hình dáng bụng bầu.

Chiều cao của mẹ Thai phụ cao và lưng dài (khoảng cách giữa hông và mông rộng) nên thể tích bụng thường rộng hơn; do đó, trông bụng bầu có vẻ nhỏ hơn do bụng bầu không được đẩy cao ra phía trước.


Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi và bà bầu bớt lo lắng, bà bầu nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và có tư vấn chính xác nhất đối với từng trường hợp cụ thể.

Mang thai tháng thứ 5 cần bổ sung gì?

Bước sang tháng thứ 5 thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi đáng kể bởi thai nhi đang lớn lên rất nhanh chóng. Thèm ăn là triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu trong tháng này. Tuy nhiên mẹ vẫn cần lưu ý chọn lựa những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe và em bé.


Uống nhiều sữa và nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mang bầu. Hãy nhớ rằng trong cơ thể bạn còn có một em bé nữa đang phát triển. Vì vậy để không bị thiếu nước và ngăn ngừa táo bón, mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm 2-3 ly sữa mỗi ngày để cung cấp đầy đủ canxi là những dưỡng chất cần thiết cho xương và răng em bé phát triển.


Thực phẩm giàu protein: Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết để đảm bảo đủ chất cho em bé lớn lên khỏe mạnh bình thường. Mẹ cần biết rằng cơ bắp, da và các cơ quan của thai nhi rất cần protein để duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu… Nếu bạn là người ăn chay, hãy bổ sung đầy đủ đậu nành, đậu xanh, phô mai và đậu hũ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt protein.


Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ nên mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường… Ngoài ra, mẹ cũng nhớ phải uống nước đầy đủ trong ngày.


Trái cây tươi: Trái cây chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, đồng thời có hương vị ngon nên mẹ bầu rất dễ thưởng thức. Đây là loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung suốt trong thai kỳ. Những gợi ý về trái cây cho mẹ bầu là táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho…


Ngũ cốc: Mẹ đừng bỏ qua ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch… trong chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng rất giàu vitamin E, vitamin B, sắt, magnesium… rất cần thiết cho sự phát triển của em bé cũng như nhu cầu về dinh dưỡng, năng lượng của mẹ bầu.


tu khoa

  • mang thai thang thu 5 can bo sung gi
  • mang thai thang thu 5 tang bao nhieu can
  • mang thai thang thu 5 bo sung gi

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart