Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mẹ bị đau bụng sau khi sinh 1 tuần có đáng lo ngại? Những vấn đề thường gặp của sản phụ sau sinh là gì?

Đau bụng sau khi sinh 1 tuần có thể khiến các mẹ lo lắng hoang mang vì không biết nguyên nhân do đâu. Trên thực tế, trong giai đoạn mang thai thì cơ quan sinh sản, đặc biệt là tử cung đã có một sự thay đổi lớn để thích nghi với sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Do đó, sau khi em bé chào đời thì tử cung cần phải có thời gian để co bóp trở về trạng thái ban đầu và điều này sẽ khiến mẹ gặp phải những cơn đau nhất định. Vậy, để hiểu rõ hơn về những vấn đề thường gặp phải sau sinh thì các mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Đau bụng sau khi sinh 1 tuần có đáng lo ngại?

Trên thực tế, đau bụng sau khi sinh 1 tuần không phải là hiện tượng nguy hiểm như các mẹ vẫn hay suy đoán. Bởi vì sau sinh, các mẹ sẽ trải qua một giai đoạn gọi là thời kỳ hậu sản. Theo dân gian, các bà các mẹ xem hậu sản là giai đoạn kiêng cữ 3 tháng sau khi sinh con. Trong khi đó, nền y học hiện nay quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) các mẹ cần nghỉ ngơi, bồi bổ để phục hồi sức khỏe.

đau bụng sau khi sinh 1 tuần sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ

Đau bụng sau khi sinh 1 tuần sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ. Ảnh: Internet

Cũng trong giai đoạn hậu sản này, các mẹ thường cảm thấy đau bụng sau khi sinh 1 tuần đến 1 tháng do tử cung đang co bóp để thu nhỏ phục hồi về trạng thái ban đầu cũng như tống sản dịch còn sót ra ngoài giúp làm sạch tử cung.


Hơn nữa, nếu chị em nào thường xuyên cho bé bú sữa mẹ thì cảm giác ở bụng còn đau hơn do hoạt động bú sữa mẹ kích thích cơ thể tiết oxytocin có liên quan đến cảm giác đau ở tử cung, tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian và không ảnh hưởng đến sức khỏe nên các mẹ không cần lo lắng.

2. Những vấn đề thường gặp của sản phụ sau sinh

2.1 Sản dịch

Sản dịch là “hợp chất” bao gồm máu cục và máu loãng, cộng thêm các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô từ niêm mạc tử cung (nhất là vùng rau bám), đến cổ tử cung và âm đạo nhưng đã bị thoái hóa nên bong ra rồi sau đó được tống ra ngoài qua ngả âm đạo. Trong 3 ngày đầu sau sinh, do sản dịch chứa nhiều máu cục và máu loãng nên thường có màu đỏ sẫm.

sản dịch được tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh sẽ chứa nhiều máu cục và máu loãng

Sản dịch được tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh sẽ chứa nhiều máu cục và máu loãng. Ảnh: Internet

Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 thì sản dịch loãng hơn  và chỉ lẫn chút máu nên có màu lờ lờ như máu cá. Từ ngày thứ 9 trở đi thì sản dịch chỉ còn là một loại dịch trong hoặc trắng do không chứa máu mà chỉ chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần thì sẽ chấm dứt.


Thông thường, sản dịch có tính chất vô khuẩn nên sẽ không có mùi hôi hay có mủ. Tuy nhiên, nếu sản phụ đang bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn…tại âm hộ, âm đạo thì khi sản dịch đi qua con đường âm đạo để thoát ra ngoài cũng sẽ mất đi tính vô khuẩn của nó và bị nhiễm khuẩn theo, từ đó khiến cho sản dịch có mùi hôi tanh, màu sắc bất thường.

2.2 Cơn đau tử cung

Sau khi sinh thì trong tử cung vẫn còn tồn đọng máu cục và sản dịch. Vì vậy, tử cung của các mẹ sau sinh buộc phải co bóp mạnh để tống lượng máu và sản dịch còn sót bên trong ra ngoài giúp làm sạch và phục hồi tử cung. Chính vì điều này mà các mẹ sẽ cảm thấy thỉnh thoảng đau bụng trong vài tuần đầu sau khi sinh.

mẹ bị đau bụng sau sinh do tử cung co bóp để tống sản dịch ra ngoài

Mẹ bị đau bụng sau sinh do tử cung co bóp để tống sản dịch ra ngoài. Ảnh: Internet

Đối với các mẹ sinh con đầu lòng thì cơn đau thường không quá khó chịu do tử cung vẫn còn hoạt động tốt. Còn đối với các mẹ sinh con thứ 2 trở lên thì những cơn đau tử cung sau sinh thường sẽ có phần nghiêm trọng hơn do cơ tử cung không còn đảm bảm khỏe mạnh như trước, buộc tử cung phải co bóp mạnh hơn mới có thể đẩy sản dịch ra ngoài.

2.3 Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản hay còn gọi là viêm nhiễm phụ khoa sau sinh là một trong những vấn đề mà các mẹ rất dễ gặp phải nếu không chú ý chăm sóc vùng kín hoặc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận và đúng cách. Sau khi sinh, cổ tử cung vẫn chưa khép lại hoàn toàn và âm đạo vẫn còn tiết sản dịch chính là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào sâu bên trong tử cung của sản phụ gây ra viêm nhiễm.

nhiễm khuẩn hậu sản là vấn đề khá phổ biến ở các mẹ sau sinh

Nhiễm khuẩn hậu sản là vấn đề khá phổ biến ở các mẹ sau sinh. Ảnh: Internet

Có khá nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, viêm nội mạc tử cung và cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm phúc mạc, tiểu khung, nhiễm khuẩn máu…Mỗi hình thái sẽ có những dấu hiệu cảnh báo riêng nhưng nhìn chung các mẹ sẽ bị sốt ban đầu, ngứa ngáy vùng kín, sản dịch hôi,…nên cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để đến bệnh viện điều trị kịp thời.


Nhìn chung, nếu các mẹ bị đau bụng sau khi sinh 1 tuần cũng là hiện tượng tự nhiên và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe nên chị em cũng không cần quá lo lắng. Sau khi sinh, để tránh gặp các biến chứng hậu sản mà đặc biệt là viêm nhiễm phụ khoa thì chị em nên chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và cẩn thận. Đồng thời, các mẹ cũng cần ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart