Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mẹo dân gian chữa trẻ bị hăm tã không cần dùng thuốc

Cách chữa trị cho trẻ bị hăm tã theo kinh nghiệm dân gian giúp giảm hăm ở trẻ một cách hiệu quả duy trì làn da đẹp mịn màng non nớt của trẻ. Trẻ nhỏ rất dễ bị hăm đít hay hăm háng do mang tã hàng ngày, vì vậy các mẹ phải lựa chọn cho mình cách chăm sóc  giúp cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả tránh các tổn thương ngoài ý muốn về da của trẻ. Hiện nay có rất nhiều cách trị hăm da khác nhau nhưng an toàn nhất là các phương pháp dân gian từ cây tự nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe.Đứng trước nỗi lo trẻ bị hăm tã, cha mẹ không biết chọn phương pháp điều trị nào tốt nhất cho con. Vậy thì xin mời các bạn tham khảo những bài thuốc dân gian sau đây nhé!

1. Chữa hăm bằng lá trầu không

Có thể bạn chưa biết rằng lá trầu có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có công dụng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (cả vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích hệ tiêu hóa và hệ thần kinh, phòng ngừa bệnh Lam sơn chướng khí. Xét về mặt tác dụng dược lý – khái quát lá Trầu Không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, dãn mạch, kích thích hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn.

trầu không chữa trẻ bị hăm

Lá Trầu Không có vị cay, tính âm hạ khí tiêu viêm. Ảnh: Internet

Cách làm: Mẹ hãy lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch, sau đó đun sôi với nước lọc rồi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch (chất liệu mỏng) giặt ướt bằng nước Trầu Không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm tã của bé. Bạn nên thực hiện kiên trì liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn vết hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

2. Chữa hăm bằng lá trà

Nói đến Trà thì hầu hết mọi người chỉ biết đến tác dụng chính là làm nước uống giải khát, thanh lọc cơ thể. Nhưng ngoài ra, Trà là một loại thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ bị trị hăm tã. Kể cả trà ở dạng túi hay trà lá xanh. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà có công dụng giúp cho da trẻ khô thoáng và phục hồi nhanh chóng vùng da bị tổn thương.

trị bị hăm dùng lá trà

Nên chọn lá trà xanh tươi trị hăm cho bé. Ảnh: Internet

Còn đối với trà lá xanh, mẹ dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Cách khác là dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà lá xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và đánh bay những mầm mống vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

3. Chữa trẻ bị hăm bằng lá khế

Khế – một loại trái cây dân dã gắn bó với miền thôn quê nhưng lại có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc trị trẻ bị hăm.


Mẹ chỉ cần chọn vài nắm lá khế đem rửa sạch, để ráo, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi vắt lấy nước. Mẹ lấy một mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu có nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé. Thực hiện liên tục trong một tuần, vết hăm của bé sẽ giảm rõ rệt .

lá khế cho trẻ bị hăm

Dùng lá khế trị hăm cho trẻ. Ảnh: Internet

4. Chữa hăm cho bé bằng cây Mã Đề

Mã Đề là loại cây thân thảo mọc dại ở vùng đồng bằng ẩm ướt. Trong lá cây Mã Đề chứa nhiều hàm lượng canxi và các khoáng chất khác, cứ mỗi 100 gram lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit có tính kháng khuẩn, làm lành vết thương rất tốt.


Cây mã đề chữa trẻ bị hăm rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. Mẹ hãy dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ trực tiếp lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da trẻ bị hăm tã gây ra.

cây mã đề trị hăm tã

Mã Đề có tác dụng làm dịu vết hăm rất tốt. Ảnh: Internet

5. Chữa hăm bằng cây cỏ roi ngựa

Mẹ lấy cỏ roi ngựa tươi rồi đem phơi khô một nắng, lưu ý không nên phơi quá khô héo, sau đó cho cỏ khô vào nước sôi hãm như hãm chè tươi 10 – 15 phút. Tiếp theo, mẹ dùng miếng bông mềm hay vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, chờ cho vết hăm tự khô, mỗi ngày làm 2 đến 3 lần. Kiên trì thực hiện trong vòng một tuần cho bé, vết hăm dần sẽ nhanh khỏi.

cỏ roi ngựa

Cây cỏ roi ngựa là loài thân thảo hay mọc dại. Ảnh: Internet

Cha mẹ lưu ý rằng, da trẻ bị hăm rất nhạy cảm nên hãy nhớ khi sử dụng các loại lá tắm cho bé cần tìm nguồn nguyên liệu sạch, biết rõ nguồn gốc, không có thuốc trừ sâu, vì nếu bất cẩn lại vô tình gây hại đến da bé. Để đảm bảo an toàn mẹ nên ngâm lá với một chút muối loãng trước khi tiến hành thực hiện một trong các bài thuốc trên. Chúc mẹ thực hiện thành công và bé yêu khỏe mạnh nhé!

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart