Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mọc nanh ở trẻ sơ sinh – Những vấn đề quan trọng mẹ cần biết

Nanh ở trẻ sơ sinh hay được gọi là nang lợi, đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh. Nanh ở trẻ sơ sinh ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp bé khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú, mệt mỏi, nóng sốt…khi mọc nanh. Do đó, bố mẹ cảm thấy lo lắng và hoang mang khi bé gặp phải tình trạng này. Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu chi tiết hiện tượng nanh ở trẻ sơ sinh dưới đây để có cách chữa trị hợp lý cho bé nhé!

1. Nguyên nhân bé sơ sinh bị mọc nanh

Rất nhiều bố mẹ cứ nhầm tưởng hiện tượng nanh ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của tình trạng thừa canxi, hay các vết đóng cặn của sữa do chế độ vệ sinh răng miệng của bé không tốt hoặc một loại bệnh lý nguy hiểm nào đó.


Thực chất, nanh ở trẻ sơ sinh là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin (một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa) màu trắng do các mảnh vụn của tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm. Nếu ở vòm miệng là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai khiến nanh xuất hiện.

nanh ở trẻ sơ sinh

Nanh sữa trẻ sơ sinh là một loại nang có vỏ mỏng, màu trắng sữa. Ảnh: Internet

2. Các biểu hiện mọc nanh ở trẻ sơ sinh

Khi bé sơ sinh mọc nanh, sẽ xuất hiện một hoặc nhiều nốt màu trắng hay vàng nông ở dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên hay hàm dưới của trẻ. Kích thước từ 2-3mm, nanh thường tự vỡ và tan không để lại dấu vết gì.


Khi bé bị nhiễm khuẩn, nanh có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.


Nếu không có dấu hiệu trên bố mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Ngoài ra, bố mẹ cần theo dõi nanh sẽ biến mất sau 1-2 tuần. Nếu nanh bị nhiễm khuẩn, gây đau hãy đưa trẻ tới nha sĩ để chích hoặc nhể răng nanh đi.


Tuyệt đối không sử dụng mẹo vặt trong dân gian để chữa nanh sữa cho trẻ vì có thể làm trẻ đau đớn, gây ra nhiễm khuẩn nặng

3. Cách khắc phục nanh ở trẻ sơ sinh

Đa số các trường hợp mọc nanh ở trẻ sơ sinh đều không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Nhưng các mẹ cũng cần khắc phục để mang lại sự thoải mái cho bé.


Nếu nanh sữa không khiến bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú… thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé, bé rất khỏe mạnh. Lúc này, bố mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé mỗi ngày và theo dõi kĩ lưỡng. Thường thì chỉ cần từ 1 – 2 tuần thì nanh sữa của trẻ sẽ tự tiêu biến, hoặc chậm nhất là 5 tháng (hiếm gặp).

trẻ khóc quấy khi mọc nanh

Bé khó chịu, quấy khóc khi mọc nanh. Ảnh: Internet

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tự mình loại bỏ nanh sữa ở bé sơ sinh bằng cách dùng khăn mềm hoặc miếng gạc sạch, thấm vào nước muối ấm pha loãng. Sau đó nhẹ nhàng lau vào vùng lợi đang mọc nanh sữa mỗi ngày sẽ giúp nanh không mọc lên nữa và sẽ tự biến mất.


Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc, bị sốt nhẹ, chán ăn, bỏ bú, mệt mỏi… thì rất chứng tỏ nanh sữa của bé đã bị nhiễm khuẩn. Có những biểu hiện như: nanh vẫn có màu trắng, niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng tấy hoặc có thể bị loét do sang chấn.


Theo chu trình tự nhiên mọc răng tự nhiên của bé nhỏ thì răng sữa sau khi mọc lên, đến một thời điểm nào đó, răng sữa sẽ bắt đầu có dấu hiệu lung lay, dần rụng đi và thay vào đó và răng vĩnh viễn. Thường thì giai đoạn từ 6 tuổi bé sẽ bắt đầu thay răng và đến khoảng 13 tuổi thì sẽ xong giai đoạn này.


Đối với trường hợp này, mẹ nên đưa con bé đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kĩ lưỡng và có những can thiệp kịp thời, nhằm giúp bé bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể.

đưa trẻ đi khám bác sĩ nha khoa

Khi bé mọc nanh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nha khoa. Ảnh: Internet

4. Phương pháp nhể nanh cho bé sơ sinh

Để hạn chế những ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé khi mọc nanh, các mẹ có thể sử dụng phương pháp nhể nanh cho bé sơ sinh. Thủ thuật này rất đơn giản mà cha mẹ có thể dễ dàng thực hiện:

  • Bôi thuốc tê giúp giảm đau cho bé.
  • Sử dụng dụng cụ nhọn làm rách vỏ, nang sẽ tự vỡ giải phóng ra chất màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Vết lợi khi bị chích – rạch sẽ tự liền sau 1 – 2 ngày.

Những điều cần lưu ý: Các mẹ thưởng rỉ tai nhau một số mẹo vặt để chữa nanh cho bé, tuy nhiên điều này không nên sử dụng vì có thể gây đau đớn và gây nhiễm khuẩn nặng hơn cho bé vì không đảm bảo vô khuẩn.

không tùy ý nhể nanh ở trẻ sơ sinh

Không tự ý nhể nanh sữa cho trẻ. Ảnh: Internet

Nanh ở trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện sốt do mọc nanh, mẹ nên chú ý nới rộng quần áo, không nên cho con mặc nhiều đồ. Đồng thời có thể dùng rượu gừng pha loãng rồi lau nhẹ nhàng ở vùng gan bàn chân cho bé để hạ nhiệt nhanh chóng, đồng thời thực hiện một số cách hạ sốt khác theo chỉ định của bác sĩ. Nếu răng nanh bé sơ sinh mọc khiến cho bé lười ăn thì mẹ có thể áp dụng một số cách làm giảm đau và sưng lợi cho bé từ mãng cầu, lá hẹ hay đậu xanh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tăng cường thêm vitamin C, D, canxi,… cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho trẻ phát triển toàn diện.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart