Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Nằm than sau khi sinh tốt hay không?

Bà đẻ nằm than là thói quen có từ ngày xưa và nó trở thành một phong tục, tập quán nhưng là thói quen sai lầm trầm trọng, dễ dẫn tới ngạt thở tử vong vì khí CO2.

Nằm than sau sinh có tác dụng gì?

Đem câu hỏi “Có nên nằm than sau khi sinh không?” với các cụ thì y như rằng 10/10 cụ bảo “Có”. Đây là quan niệm, thói quen có từ ngày xưa và nó trở thành một phong tục, tập quán không thể thiếu trong việc chăm sóc bà đẻ. Các cụ cho rằng phụ nữ sau sinh luôn cảm thấy lạnh, cơ thể yếu đuối, em bé cũng còn yếu ớt nên việc cho hai mẹ con nằm than sau khi sinh để giữ ấm và giúp xương cứng cáp hơn.

Nằm than sau khi sinh tốt hay không?

Thực ra, các cụ bảo nằm than sau khi sinh là không hề sai mà lại có cơ sở:


– Quan niệm nằm than sau khi sinh bắt nguồn từ miền Bắc, miền Trung. Ở những vùng này thời tiết thường lạnh, đặc biệt là về mùa đông và những tháng mùa mưa.


– Nhà ngày xưa thường thấp, nền đất, mái tranh nên rất lạnh. Nhà thông thoáng chứ không kín mít như nhà bây giờ.


Nhưng việc “Có nên nằm than sau khi sinh?” chỉ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ngày xưa mà thôi.

Bà đẻ nằm than có tốt không?

Ngay cả ở thời hiện đại, nhiều người vẫn quan điểm rằng, khi cả hai mẹ con từ bệnh viện về nhà, thì cần phải có một bếp than dưới giường để đảm bảo sức khỏe, đồng thời sẽ hạn chế được những không khí không tốt. Thực tế đây là một trong những thói quen sai lầm trầm trọng.


Việc nằm than sau khi sinh lợi ít mà hại thì nhiều, bởi vì:


– Than khi đốt cháy sinh ra khí CO2. Đây là khí độc không tốt cho mẹ, đặc biệt là con nhỏ. Hệ hô hấp của bé còn yếu mà lại được đặt trong căn phòng “ngập tràn” CO2 khiến bé hít thở khó khăn, có trường hợp dẫn tới ngạt thở tử vong. CO2 cũng khiến cho bé mắc các bệnh về phổi sau này.


– Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn.


– Hằng năm, có vài vụ trẻ sơ sinh bị bỏng do nằm than. Lửa than bén lên giường, nệm gây cháy và làm bỏng bé.


– Sự bí bách do nằm than cũng là nguyên nhân khiến hai mẹ con bị nổi mẩn đỏ.


– Phòng bà đẻ ngày nay chủ yếu là phòng kín, phòng có máy lạnh. Phòng kín khiến CO2 không thoát ra ngoài dẫn tới làm ngạt thở.

Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh?

Theo quan niệm xưa, việc hơ than sau sinh rất quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ trở nên cứng cáp hơn mà còn giúp sản phụ mau hồi phục sức khỏe, về lâu về dài sẽ không bị đau nhức mình mẩy cũng như bị lạnh run mỗi khi trái gió trở trời. Bởi sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu và lạnh hơn so với bình thường.


Quan niệm dân gian là thế, nhưng ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, không có bằng chứng cho thấy việc hơ than khiến sản phụ hồi phục hồi sức khỏe, trẻ cứng cáp.


Theo các bác sĩ, phòng của sản phụ và bé sơ sinh thường bao giờ cũng kín gió. Trong một không gian vốn hơi ngột ngạt, khép kín như thế mà lại đốt than lên, để than giải phóng ra một lượng khí CO2 thì sao tránh khỏi chuyện sản phụ cũng như bé sơ sinh hít phải?


Người mẹ nếu có sức khỏe tốt sẽ có thể vượt qua được, nhưng với trẻ sơ sinh thì xác suất nguy cơ trẻ bị ngạt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đến não là không hề nhỏ. Đó là chưa kể, lò than khi nóng khi lạnh bất thường (lửa tàn sẽ lạnh đi), không điều khiển cố định được nên sản phụ và bé sơ sinh cũng bị nóng lạnh bất thường theo. Ngoài ra, việc hơ than còn có thể gây bỏng cho trẻ, làm ảnh hưởng đến vùng vết thương sau khi sinh nở của sản phụ. Đã có không ít trẻ hoặc sản phụ phải cấp cứu ở bệnh viện với tình trạng bị bỏng, da phồng rộp lên, nhiễm trùng da, vết mổ bị ảnh hưởng chỉ vì chuyện hơ than này.


Thậm chí, đã có trường hợp sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong vì dùng than để sưởi ấm mùa lạnh. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý việc hơ than không hề cần thiết cho vấn đề kiêng cữ sau sinh nhé.

Làm cách nào để giữ ấm cơ thể khi mà không nằm than sau khi sinh?

Với những gia đình có các cụ bảo thủ với quan niệm nằm than sau khi sinh thì hai vợ chồng bạn phải tranh đấu tới cùng. Thậm chí nhờ bác sĩ “ra mặt” vì nằm than sau khi sinh không còn phù hợp nữa.


Phụ nữ sau sinh có thể giữ ấm và giảm mỡ bụng bằng các cách dưới đây:


– Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.


– Phụ nữ trong tháng không được đụng nước lạnh nhưng vẫn phải tắm, vệ sinh thân thể bằng nước ấm.


– Thoa rượu gừng, rượu nghệ, dầu để giữ ấm cơ thể và kích thích các huyệt dưới da hoạt động. Thoa rượu gừng, rượu nghệ có tác dụng giữ ấm, làm đẹp da và giảm mỡ bụng hiệu quả.


– Chườm túi nước nóng (túi cao su) cũng là cách giảm mỡ bụng nhanh và an toàn.


– Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh vài tuần.

Những sai lầm kiêng cữ sau sinh của bà đẻ

Không tắm gội trong vòng một tháng sau khi sinh, nằm than, chỉ ăn thịt nạc…là những quan niệm kiêng cữ hoàn toàn sai lầm.

Sau sinh, tuyệt đối không được đọc báo, xem tivi: Nhiều bà mẹ sau sinh muốn giải tỏa stress bằng cách đọc báo, xem tivi nhưng ngay lập tức họ bị mẹ chồng, hoặc những người lớn tuổi ngăn cản bởi sợ sản phu suy giảm thị lực.


Thực tế, thị lực của người phụ nữ trước và sau khi sinh không có sự khác biệt. Chỉ trong trường hợp các bà mẹ không cân đối được thời gian chăm sóc con và thời gian nghỉ ngơi khiến cơ thể kiệt sức thì mắt mới rơi vào tình trạng mệt mỏi. Các sản phụ được khuyên nên xem tivi, đọc sách báo để cập nhật tin tức, đồng thời củng giảm chứng trầm cảm, stress sau sinh.

Kiêng tắm gội cả tháng: Điều này hoàn toàn sai lầm và không có một cơ sở khoa học. Sau khi vượt cạn, người phụ nữ sẽ mất nhiều máu, mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu kiêng tắm lâu, sản phụ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Thực ra sau sinh từ 3 đến 4 ngày, sản phụ hoàn toàn có thể tắm bằng nước ấm nhưng cần lưu ý thời gian tắm không được kéo dài mà nên tắm càng nhanh càng tốt.

Sau sinh nở, kiêng vận động hoàn toàn: Nhiều người cho rằng sau sinh nở cần kiêng vận động hoàn toàn. Điều này là sai lầm vì nếu cơ thể không vận động thì khí huyết sẽ không lưu thông, gây mệt mỏi.


Các mẹ cần biết rằng, vận động nhẹ sau sinh rất cần thiết, kể cả với mổ đẻ nhằm phòng ngừa nhiều nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, hoặc cả táo bón và bí đái. Y học hiện đại cho rằng, trừ những phụ nữ bị băng huyết hay sinh khó, thì sau khi sinh 6 tiếng là có thể vận động được.


tu khoa

  • kieng cu sau sinh nhu the nao
  • co nen nam than sau sinh
  • nam than sau sinh co tac dung gi
  • sau khi sinh can kieng cu nhung gi
  • phụ nữ sau khi sinh cần kiêng những gì
  • sau sinh nen kieng nhung gi
  • kiêng cữ sau sinh bao lâu
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart