Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Chàm ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gì và cách chữa trị hiệu quả nhất như thế nào?

Chàm ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện gây ngứa rát, nổi mẩn đỏ, đôi khi còn thấy xuất hiện màng trắng hình thành nên mụn nước ở trên da. Nếu không cẩn thận làm mụn nước vỡ ra, dễ gây bội nhiễm. Chàm không những khiến trẻ cảm thấy khó chịu mà lâu ngày còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chính vì thế, cha mẹ cần tìm những phương pháp điều trị hiệu quả có tính lâu dài để đảm bảo chàm không tái phát.Chàm ở trẻ sơ sinh khiến cho phụ huynh lo lắng và rất nhiều người điều trị chàm ở trẻ sai cách do thiếu thông tin. Vì thế bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin về nguyên nhân, phương pháp điều trị về bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.

1. Nguyên nhân gây chàm ở trẻ sơ sinh

Chàm là bệnh về da không lây nhiễm, tuy nhiên nó gây rất nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ. Hiện nay, khoa học chưa có nguyên nhân chính xác vì sao trẻ em lại có nguy cơ mắc chàm cao đến thế. Tuy nhiên, người ta cũng tổng hợp ra một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, cụ thể như sau:

1.1. Do cơ địa của trẻ sơ sinh

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thường tấn công những bé có làn da khô vì da khô thiếu lipid cũng như cấu trúc da quá khít. Vì vậy, da bé sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi da bị các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập từ đó dẫn đến viêm da. Hệ miễn dịch của bé sẽ phản ứng lại khi bị xâm nhập từ bên ngoài, điển hình là bệnh chàm.

chàm ở trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị chàm ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Trường hợp khác, nếu bé bị rối loạn chức năng của cơ thể như: rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết… cũng dễ gây nên các triệu chứng của bệnh chàm. Ngoài ra, bé mắc các bệnh về thận, hen suyễn, viêm mũi xoang, viêm tai, viêm đại tràng, viêm gan,… thì sẽ có khả năng mắc bệnh chàm cao hơn các bé bình thường.

1.2. Do gen di truyền

Một khi cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị các bệnh về da như chàm, mề đay, lang beng… thì xác xuất để con bị mắc bệnh chàm là rất cao. Thậm chí, nếu cha mẹ có dị ứng hoặc hen suyễn… thì trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng và có nguy cơ bị mắc bệnh chàm hơn.

cha mẹ bị chàm

Xác xuất bé bị chàm cao khi cha mẹ đã từng bị. Ảnh: Internet

1.3. Do chế độ ăn uống của bé

Xét thấy có một mối liên quan nhất định giữa chứng rối loạn tiêu hóa và bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Trẻ nguy cơ bị chàm do bị dị ứng với một số loại thức ăn như: trứng, sữa bò, hải sản (cá biển, tôm, cua)… Cách mẹ cho bú hằng ngày cũng có khả năng gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.

thực phẩm gây bệnh chàm

Thực phẩm dễ gây ra chàm ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Mặc khác, sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu đồng thời cha mẹ lại chưa biết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé dẫn đến việc thiếu hụt hàm lượng các vitamin, dư thừa chất đạm… và tất cả điều này dễ dàng để bệnh chàm tấn công bé.

1.4. Do tác nhân dị ứng từ bên ngoài

Các tác nhân bên ngoài dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh bao gồm: mùi động vật, lông động vật, hóa chất mỹ phẩm, khói bụi, đồ dùng sinh hoạt… Cụ thể gồm:

  • Các loại côn trùng động vật: bọ chét, mạt, ve, gián, ruồi,…; Các loại lông động vật: lông chó – mèo… có thể gây ra dị ứng khiến trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh chàm.
lông chó mèo gây bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Lông chó mèo gây dị ứng khiến bé bị chàm. Ảnh: Internet

  • Các phản ứng dị ứng xảy ra khi bé tiếp xúc với các loại hóa chất (xà bông, bột giặt, thuốc nhuộm, nước hoa, dầu …) điều này rất dễ gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.
  • Quần áo được làm từ các chất liệu len, hoặc vải sợi tổng hợp có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Thảm, đệm, drap … là các đồ vật có chứa nhiều các loại nấm mốc, vi khuẩn, bọ có hại cho da bé sơ sinh. Và tất nhiên nếu mẹ không vệ sinh sạch thì chàm ở trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ xuất hiện.

1.5. Do thời tiết và môi trường sống

Thời tiết khô, không đủ độ ẩm là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là vào giai đoạn thời tiết hanh khô của mùa đông sẽ khiến cho bệnh chàm của trẻ trở nên nặng hơn.

thời tiết mùa đông

Thời tiết mùa đông khiến da bé thiếu độ ẩm. Ảnh: Internet

Các tác nhân từ khói thuốc lá, nấm mốc, bụi bẩn ở môi trường sẽ làm cho các vết chàm ở trẻ sơ sinh càng thêm viêm nhiễm trầm trọng. Do đó, cha mẹ hãy giữ gìn môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ nhằm cải thiện tình trạng bệnh chàm. Cách tốt nhất là cha mẹ nên dùng giẻ ẩm để lau nền nhà thường xuyên cũng như đầu tư một chiếc máy lọc không khí.

2. Cách phòng trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

2.1. Tắm gội và dưỡng ẩm

Tắm gội, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày là cách bảo vệ trẻ khỏi bị chàm, mẹ lưu ý không được pha nước quá nóng vì nước nóng sẽ làm da nhanh mất nước, chỉ nên dùng nước ấm. Sử dụng xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không dùng dầu gội đầu để tắm cho trẻ mà nên dùng loại sữa tắm chuyên biệt. Mẹ không nên cho trẻ ngâm mình trong xà phòng.

tắm cho bé

Dùng xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ cho bé. Ảnh: Internet

Sau khi tắm xong cần lau khô bằng khăn mềm và tuyệt đối không chà hay lau mạnh tay. Trong khi da bé còn ẩm nên thoa kem dưỡng ẩm làm mềm da để giữ ẩm cho trẻ. Các loại kem chứa nhiều nước thường tốt cho trẻ sơ sinh bị chàm.

2.2. Không cho da bé bị tổn thương, trầy xước

Tự gãi hay chà xát có thể gây kích ứng, viêm da và khiến bệnh chàm nặng hơn. Vì thế hãy đề phòng bằng cách cắt ngắn móng tay, mang bao tay cho trẻ khi ngủ.

cắt móng tay bé

Cắt ngắn móng tay tránh trẻ tự gây trầy xước. Ảnh: Internet

2.3. Chế độ dinh dưỡng

Nguồn sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ, vì thế nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trường hợp mẹ có tiền sử bị bệnh chàm hoặc cơ địa dị ứng thì nên chọn cho bé những loại sữa công thức an toàn, không gây dị ứng.

mẹ chọn sữa công thức

Chọn sữa công thức an toàn không gây dị ứng. Ảnh: Internet

Đối với mẹ thì cần tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, sữa bò, thịt gà,…vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến sữa mà trẻ phải bú.


Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng, chỉ khi cha mẹ không chủ quan hay không phát hiện và tìm cách điều trị sớm cho bé mới gây nên các ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của bé sau này. Xin nhắn nhủ đến các bậc phụ huynh rằng, hãy lưu ý những dấu hiệu, cách phòng tránh bệnh chàm ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi đã nêu trên để bảo vệ bé yêu ngay từ những năm tháng đầu đời.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart