Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ và cách phòng tránh các mẹ nên biết

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản và cách phòng tránh các mẹ nên biết để điều trị kịp thời cho bé. Viêm phế quản là căn bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới. Căn bệnh này xuất phát từ viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng, ho, viêm xoang,… Đây là một bệnh lý về đường hô hấp mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút và hít phải khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm cũng là các đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao nhất.

Trong bài viết này hãy cùng adayne.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân

– Do thay đổi thời tiết; nhiễm trùng đường hô hấp do bị nhiễm virus hợp bào hô hấp.

– Do dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo); do bé dị ứng thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc…

– Những bé bị nhiễm virus trước đó như viêm V.A… đều có nguy cơ bị viêm phế quản.

– Bé bị tật tim bẩm sinh cũng có nguy cơ bị viêm phế quản.

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ và cách phòng tránh các mẹ nên biết

Dấu hiệu

Bé viêm phế quản thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm sốt nhẹ hoặc không. Mẹ nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế có rất nhiều bé mắc viêm phế quản mà không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ.

Bé có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, bé thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, bé sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém; quấy khóc…

Biến chứng

Biến chứng thường gặp là bé suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa.

Viêm phế quản sẽ nặng và biến chứng cũng nặng hơn ở những trường hợp: Bé sơ sinh; bé sinh non, nhẹ cân; bé suy dinh dưỡng; bé đang mắc bệnh tim, phổi…

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan của viêm phế quản với bệnh hen. Sau khi bị viêm phế quản, đường thở của bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khoảng 1/3 bé bị viêm phế quản có thể diễn tiến thành hen sau này.

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ và cách phòng tránh các mẹ nên biết

Lứa tuổi hay mắc viêm phế quản

Bé trong mọi độ tuổi, kể cả bé sơ sinh đều có nguy cơ mắc viêm phế quản. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều ở bé 3-6 tháng tuổi.

– Thời điểm cần đưa bé đi khám

Nên đưa bé đến bác sĩ ngay nếu mẹ phát hiện thấy bé có các biểu hiện: sốt cao, cánh mũi thở phập phồng; bé thở mạnh khiến bụng hóp lại, nhịp thở nhanh… Dấu hiệu nguy kịch là bé bị tím tái môi hoặc đầu ngón tay.

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ và cách phòng tránh các mẹ nên biết

Điều trị

Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho bé. Bé có thể được chăm sóc tại nhà. Mẹ chủ yếu dùng cách làm long đờm cho con; cho bé bú mẹ đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều bé sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày.

Trước cữ bú, mẹ nên nhỏ mũi cho bé (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho bé được bác sĩ chỉ định) để làm thông mũi bé. Sau đó, mẹ có thể dùng khăn mềm lau mũi cho con.

Trường hợp bé bị sốt, mẹ không nên ủ ấm bé quá kỹ. Mặc cho bé những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước ấm chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn của bé.

Nếu bé sốt cao, mẹ có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng.

Với bé tuổi ăn dặm, mẹ nên cho bé uống đủ nước để tránh bị mất nước.

Nếu bé phải nhập viện điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở cho bé. Kết hợp các cách như vỗ rung, hút đờm.

Bé sốt cao, nôn nhiều phải được bù điện giải.

Những trường hợp nặng (có suy hô hấp) thì bác sĩ phải sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể của bé để bù lượng thiếu hụt.

Nếu bé vẫn không đỡ thì bác sĩ phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác.

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ và cách phòng tránh các mẹ nên biết

Cách phòng tránh

Mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho bé hàng ngày.

Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly bé với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để bé tiếp xúc với chó, mèo. Thậm chí, nhiều bé có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông.

Mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho bé bú.

Nếu trong gia đình mẹ có người mắc bệnh hen suyễn, nên cách ly bé với người đó.

Phòng ngủ của bé cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng bé. Nên thường xuyên giặt chăn, ga, gối dành cho bé, sau đó phơi nắng thật khô.

Những bé bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh cần được mẹ chăm sóc tốt.

Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ trong mùa thu. Viêm phế quản rất dễ gặp ở bé, nhất là lúc thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên lưu ý để phát hiện và tìm cách điều trị phù hợp cho bé. Qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã có thêm kinh nghiệm chăm con cho mình. Bạn có thể truy cập website adayne.vn để tìm hiểu thêm thông tin bổ ích về sức khỏe cho mẹ và bé nhé!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart