Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ mẹ cần nên biết. Cảm lạnh có thể bắt nguồn từ một bệnh viêm đường hô hấp trên (mũi, miệng và cổ họng), gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Bé rất dễ bị cảm lạnh bởi hệ thống miễn dịch của bé còn đang hoàn thiện. Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp và khá phổ biến khiến các bậc làm cha làm mẹ lo lắng khi thấy con quấy khóc, biếng ăn, có thể suy nhược. Vậy nguyên nhân, sự ảnh hưởng và cách điều trị bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh nào tốt và an toàn nhất?

Hãy cùng adayne.vn tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc con thật tốt khi bị cảm lạnh các mẹ nhé!

Nguyên nhân

Cảm lạnh có thể bắt nguồn từ một bệnh viêm đường hô hấp trên (mũi, miệng và cổ họng), gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Bé rất dễ bị cảm lạnh bởi hệ thống miễn dịch của bé còn đang hoàn thiện.

Bé có thể bị nhiễm cảm lạnh do lây từ người bị cảm (người đó ho, hắt hơi làm bắn virus cảm lạnh vào không khí và khiến bé hít phải). Bệnh cũng có thể được truyền qua tiếp xúc bằng tay. Vì thế, cha mẹ cần luôn che miệng khi ho gần con hoặc rửa sạch tay sau khi vừa xì mũi mình.

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ

Ảnh hưởng của cảm lạnh tới bé

Nếu bé mắc cảm lạnh thông thường, mẹ có thể thấy những triệu chứng dưới đây:

– Sốt trên 38ºC.

– Ho, đỏ mắt, đau họng, nghẹt mũi (hoặc chảy nước mũi).

– Mất cảm giác ngon miệng, khó chịu, bồn chồn.

– Sưng hạch bạch huyết (dưới nách, sau cổ).

Nếu bị nghẹt mũi, bé sẽ rất khó thở bằng mũi. Do đó, việc cho bú sẽ khó khăn hơn. Bé vẫn chưa biết tự xì mũi cho đến khi được 4 tuổi. Vì thế, mẹ nên thường xuyên xì mũi cho con.

Khi bị “khụt khịt”, bé rất khó để ngủ ngon cả đêm (có khi bé tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm). Thông thường, cảm lạnh kéo dài khoảng 10 ngày nhưng với những bé nhỏ hơn, nó có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần.

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Nếu bé bị ho, đau họng, nhức đầu, đau nhức người, sốt là dấu hiệu nổi bật của bệnh cúm. Hắt hơi, chảy mũi, ho là triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh.

Cúm do virus gây ra nên không có thuốc chữa trị đặc hiệu. Vì thế khi bị cúm tốt nhất là dùng thuốc trị các triệu chứng, giảm đau nhức và ngăn chặn các biến chứng. Nếu bé bị cúm nhẹ, có thể tự chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối, tránh tiếp xúc với mọi người. Nếu bé thấy khó thở, ho nhiều, thì phải đến bệnh viện, vì bệnh cúm đã biến chứng thành viêm phổi. Khi bị cúm hoặc cảm lạnh, mẹ nên dạy bé che miệng khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời thường xuyên rửa tay để tránh lây lan.

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ

Điều trị cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường sẽ tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, có vài điều mẹ có thể làm để giảm bớt khó chịu cho con:

– Chắc chắn rằng bé được nghỉ ngơi nhiều.

– Khuyến khích bé bú thêm nhiều cữ nhỏ. Nếu bé đã ăn dặm thì bạn nên cho bé uống thêm nước lọc. Điều này giúp bé không bị mất nước và nhanh hạ sốt nếu bé bị sốt.

– Giúp bé xì mũi bằng cách nhẹ nhàng lau nước mũi cho con. Bạn cũng có thể thoa ít kem dưỡng da bên ngoài lỗ mũi cho bé để giảm bớt kích thích.

– Dùng paracetamol trẻ em để hạ sốt nhưng chỉ khi bé được trên 3 tháng và phải theo ý kiến bác sĩ. Kiểm tra thông tin về liều lượng trên bao bì, hoặc tốt nhất là hỏi bác sĩ. Một số người cho rằng, có mối liên quan giữa paracetamol và tỷ lệ thở khò khè, hen suyễn ở bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định là không có bằng chứng paracetamol gây ra vấn đề này.

– Nếu bé khó chịu vì nghẹt mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp đỡ bé. Bạn có thể mua từ hiệu thuốc. Nhỏ nước muối cho bé 15 phút trước khi cho bú hoặc cho ăn.

– Máy tạo hơi nước trong phòng giúp bé thở dễ. Tuy nhiên, cẩn thận với những máy tạo hơi nước nóng vì bé có thể bị bỏng. Một lựa chọn an toàn hơn là bạn bật vòi nước nóng trong nhà tắm, đóng cửa và ngồi trong phòng tắm đầy hơi nước với bé trong ít phút. Sau đó, cần thay quần áo khô cho bé.

Lưu ý: Nếu bé chỉ nghẹt mũi mà không có triệu chứng nào kèm theo thì có thể, có dị vật mắc trong mũi của bé. Ngay cả với những bé còn nhỏ cũng có thể bị kẹt thứ gì đó trong mũi.

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ

Thời điểm nên đưa bé đi khám

Với những bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi bé có dấu hiệu bệnh. Với những bé lớn hơn, mẹ cũng cần đưa con đi khám để bác sĩ xác nhận rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường. Nên đưa bé đi khám, nếu:

– Cảm lạnh không được cải thiện sau vài ngày.

– Sốt cao. Khó thở. Ho dai dẳng. Bé dường như bị kích thích tai – có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai.

– Ho ra đờm có màu xanh lá cây, vàng hoặc nâu hoặc dịch mũi tiết ra những màu trên.

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ

Ngăn ngừa cảm lạnh

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé. Sữa mẹ chứa những kháng thể, giúp bé chống nhiễm trùng. Những em bé bú mẹ thì ít bị cảm lạnh hay nhiễm trùng hơn.

Cách ly bé với những người đang bị ho hay cảm lạnh. Cần rửa tay sạch trước khi bế con.

Tránh cho bé tới nơi có người đang hút thuốc lá. Những bé sống với người thân hút thuốc thường bị cảm lạnh và cơn cảm lạnh cũng kéo dài hơn.

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh. Cảm lạnh gây ra nhiều phiền toái cho mẹ và bé. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các mẹ những thông tin và kinh nghiệm hữu ích về bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Hãy truy cập website adayne.vn để tìm hiểu thêm thông tin bổ ích về sức khỏe cho mẹ và bé nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart