Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Nhau tiền đạo có sinh thường được không?

Nhau tiền đạo ra huyết nhiều, nhau tiền đạo trung tâm thì bắt buộc phải mổ, trong một số trường hợp nhau tiền đạo vẫn có thể sanh thường nếu bác sĩ chỉ định có thể sanh thường.

Nhau tiền đạo là gì?




Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trong trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì được gọi là Nhau tiền đạo.

nhau-tien-dao-la-gi

Nhau tiền đạo nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.

Nguyên nhân gây nhau tiền đạo

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta thấy thường gặp nhau tiền đạo ở những người:

  • Sanh nhiều lần.
  • Nạo thai, sẩy thai nhiều lần.
  • Viêm nhiễm tử cung trước đó.
  • Có nhau tiền đạo lần mang thai trước.
  • Tuy nhiên, ở những người có thai lần đầu vẫn có thể bị nhau tiền đạo.

Dấu hiệu nghi ngờ nhau tiền đạo?

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đột ngột thai phụ bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại, không kèm theo đau bụng.

Triệu chứng ra huyết âm đạo có thể lập lại nhiều lần và lần sau thường ra huyết nhiều hơn lần trước

Nếu thai phụ đi lại nhiều, làm việc nặng, giao hợp…thì dễ bị ra huyết hơn.

Làm thế nào để phát hiện nhau tiền đạo trước sanh?

Hiện nay phương pháp an toàn và được dùng nhiều nhất tại Việt Nam là siêu âm.

Có thể phát hiện sớm từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ nhờ vào siêu âm.

Qua siêu âm, ngoài việc khảo sát hình thái thai nhi, ước tính trọng lượng qua các số đo… bác sĩ có thể xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung: ở đáy, thân, mặt trước, mặt sau, bám thấp, tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm.

Bị nhau tiền đạo phải làm sao?

ếu có ra huyết âm đạo: Cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được điều trị.

Tùy theo mức độ ra huyết và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.

Nếu được dưỡng thai thêm: thai phụ cần nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng.

Nếu không ra huyết âm đạo và thai nhi còn non tháng: nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh đi chơi xa, không làm việc nặng, kiêng giao hợp.

Không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần: vào bệnh viện có khoa sản.

Nhau tiền đạo bắt buộc phải mổ?

Không phải mổ lấy thai cho tất cả các trường hợp nhau tiền đạo. Chỉ cần mổ lấy thai cho những trường hợp:

  • Nhau tiền đạo ra huyết nhiều bất kể tuổi thai.
  • Nhau tiền đạo trung tâm và thai đủ trưởng thành (có khả năng sống được khi ra khỏi buồng tử cung).
  • Nhau tiền đạo bám trung tâm.

Còn những trường hợp nhau bám thấp hay bám mép có thể sanh ngã âm đạo được nếu không kèm một bất thường nào khác.

Có những trường hợp ở tuần 27 của thai kỳ là nhau tiền đạo trung tâm nhưng đến khi thai đủ trưởng thành nhau lại chỉ bám thấp và vẫn có thể sanh ngã âm đạo được. Do đó, bác sĩ sẽ cho thai phụ siêu âm kiểm tra lại vị trí bánh nhau trước khi quyết định cách sanh.

tu khoa

  • nhau tiền đạo là như thế nào
  • nhau tiền đạo bám mặt sau
  • nhau tiền đạo có nguy hiểm không

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart