Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Những điều cần biết về thóp của trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Những điều cần biết về thóp của trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua khi chăm bé. Trẻ sơ sinh luôn luôn non nớt, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Đặc biệt, các bậc cha mẹ luôn luôn chú ý đến một bộ phận quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ, đó là thóp . Khi bé được vài tháng tuổi, sờ trên đầu bé sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, điểm đó được gọi là thóp trước. Một số người khác lại quan sát thóp sau của trẻ nằm ở vùng chẩm trên gáy của trẻ. Bởi mặc dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng những sự thay đổi của thóp lại phản ánh được tình trạng cơ thể của bé.

Hãy cùng adayne.vn tìm hiểu thóp của trẻ sơ sinh là gì? Vì sao cha mẹ lại quan tâm đến thóp và vai trò của thóp để được an tâm và lưu ý hơn nhé.

Đặc điểm của thóp

Hai điểm mềm trên đầu của bé gọi là thóp. Chúng có thể khác nhau một chút về kích thước.

– Một cái ở phía sau của đầu thường là nhỏ hơn và có hình tam giác. Điểm này gọi là thóp sau.

– Cái còn lại, lớn hơn nằm ở trên đỉnh đầu, gọi là thóp trước. Thóp trước có hình kim cương hoặc hình cánh diều.

Những điều cần biết về thóp của trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Khi chào đời, xương đầu của bé tương đối mềm và được kết nối bởi các mô. Bởi vì, khi bé “chui” ra từ mẹ, đầu bé có thể thay đổi hình dạng do các xương đầu ép sát với nhau. Điều này giúp bé “ra ngoài” cho dù “cánh cửa” rất nhỏ. Đầu lại là một trong những phần lớn nhất trên người bé, vì thế, để “lọt” ra ngoài, đòi hỏi đầu của bé phải rất mềm và linh hoạt. Cuối cùng, khi xương đầu kết nối với nhau là thời điểm đóng lại của thóp.


Nói thóp là điểm mềm nhưng thực sự chúng được bảo vệ bởi một lớp màng rất dày, cho tới khi các xương nối lại với nhau, làm liền thóp (thường là cho tới khi bé được 2 tuổi).

Thóp trước dễ dàng nhận biết hơn vì mẹ có thể nhìn thấy thỉnh thoảng, thóp phập phồng. Thóp phồng lên rồi lõm xuống hoặc nhấp nhô như sóng lượn trong giây lát trước khi chuyển về trạng thái bình thường là mối lo lắng cho nhiều cha mẹ. Phần lớn các trường hợp này được coi là bình thường. Nguyên nhân đơn giản là do lưu lượng máu chảy qua khu vực này. Sự di chuyển của máu có thể nhìn thấy rõ trên thóp của bé vì điểm này khá mềm, do các xương sọ chưa nối khít lại với nhau (thóp chưa kín).

Thóp phồng hoặc lõm cũng có thể cảnh báo một vài triệu chứng ở bé mà cha mẹ nên quan tâm. Nó có thể là dấu hiệu của một loại bệnh hoặc bị mất nước, đặc biệt nếu bé có kèm theo những triệu chứng bệnh khác. Thóp trũng có thể là dấu hiệu mất nước; thóp phồng có thể là dấu hiệu của viêm màng não.

Vai trò của thóp

Thóp cho phép hộp sọ của bé linh hoạt trong quá trình sinh nở. Thóp còn tạo không gian cho não bé phát triển như người trưởng thành.

Kích cỡ mỗi thóp khi chào đời

Thóp trước có kích cỡ khoảng 2,5cm. Thóp sau chỉ đủ lớn để lọt một cái móng tay, khoảng 0,6cm. Kích thước thóp khác nhau với từng bé. Nhưng cũng có kích thước trung bình. Nếu thóp nhỏ (lớn) hơn kích thước trung bình thì bé cần được đưa đi kiểm tra.

Những điều cần biết về thóp của trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Thời điểm liền của thóp

Thóp sẽ được kéo căng ra trong vòng 2-3 tháng đầu tiên (thời điểm não phát triển rất nhanh). Sau khoảng thời gian này, thóp bắt đầu liền lại. Thóp sau sẽ liền sớm hơn, khi bé được 2-4 tháng tuổi (do thóp sau nhỏ hơn thóp trước nên liền nhanh hơn). Thời điểm liền của thóp trước khá đa dạng. Thông thường, thóp trước sẽ liền khi bé được khoảng 18-24 tháng tuổi nhưng cũng có trường hợp liền sớm hơn, khoảng 9-12 tháng tuổi.

Cho đến khi liền, thóp của bé luôn có dạng bẹp nhưng không phải trũng hoặc phồng ra.

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết thóp của bé có cần chế độ chăm sóc đặc biệt không? Các chuyên gia khẳng định, thóp được bảo vệ bởi nhiều màng dai, dày, khiến cho đầu bé rất linh hoạt. Do đó, những va chạm nhẹ nhàng như đội mũ, gội đầu… không gây ảnh hưởng đến thóp. Tránh đặt vật nặng hoặc dùng tay ấn mạnh vào thóp của con.

Khi thóp đóng muộn hoặc không đóng: Thóp không đóng là dấu hiệu bất thường. Nó có thể do suy giáp (thấp tuyến giáp cấp). Nếu bạn vẫn thấy các thóp của bé mở sau một năm thì có thể nguy hiểm. Thóp đóng khớp với sự phát triển của xương.

Khi thóp đóng sớm (chứng Craniosynostosis): Đây là tình trạng đóng sớm của thóp, xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/2500 bé, bé trai nhiều hơn bé gái. Triệu chứng là đầu bị lệch kèm khuôn mặt không đối xứng.

Trên đây là những điều cần biết về thóp của trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua. Thóp của trẻ cần được hiểu đúng và chăm sóc sao cho thật khoa học để bé có sự phát triển tốt nhất. Các bậc cha mẹ có thể sờ vào thóp nhẹ nhàng để kiểm tra tình trạng, tuy nhiên nên hạn chế số lần, đồng thời quan sát cả thóp cũng như vòng đầu để có kết luận đúng đắn về sức khỏe của trẻ. Nếu quan sát con và thấy thóp trẻ có những bất thường thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Bạn có thể truy cập website adayne.vn để tìm hiểu thêm thông tin bổ ích về sức khỏe cho mẹ và bé nhé!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart