Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Những điều phụ huynh cần biết về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non

Những điều phụ huynh cần biết về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tránh nguy cơ dẫn đến mù lòa ở trẻ. Trẻ sơ sinh vốn cần một sự chăm sóc đặc biệt để có thể vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu làm quen với việc tự lập ngoài bụng mẹ. Và hơn ai hết những bé sinh non càng phải được chăm sóc chu đáo, kỹ lưỡng để có thể phát triển bình thường như bao những đứa trẻ khác. Trong rất nhiều những vấn đề mà trẻ sinh non cần được quan tâm đến đó là bệnh lý võng mạc gây cho bé tổn thương nặng, nếu không phát hiện và điều trị sớm nguy cơ bé có thể mất khi khả năng nhìn thấy mọi thứ.

Dưới đây hãy cùng adayne.vn tìm hiểu nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị tình trạng bé sinh non mắc phải những bệnh lý về võng mạc trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân

Khi thai nhi phát triển, các mạch máu ở võng mạc phát triển dần và hoàn thiện ở bé sinh đủ tháng. Với bé sinh non thì quá trình phát triển này chưa hoàn thiện. Hậu quả là hầu như bé sinh non nào cũng bị mắc bệnh lý về võng mạc. Tuy vậy thì không có nghĩa là 100 bé sinh non thì 100 bé bị bệnh lý võng mạc.

Nhiều bé sinh non thì các mạch máu võng mạc vẫn phát triển bình thường, ngay cả khi bé đã chào đời. Khi ấy, bé không bị mắc bệnh lý võng mạc.

Những điều phụ huynh cần biết về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non

Mức độ nguy hiểm

Nhìn bên ngoài mẹ khó có thể phát hiện ra bé có biểu hiện bệnh lý võng mạc. Tuy nhiên, nếu không được khám sàng lọc trong 3-4 tuần sau sinh thì nguy cơ bị mù ở bé sinh non cực kỳ cao. Do đó, với những bé sinh non đòi hỏi cha mẹ phải đặc biệt chú ý, nên cho bé đi khám sàng lọc đầy đủ để loại bỏ các nguy cơ bệnh lý võng mạc.

Các đối tượng nguy cơ

Những bé sinh non, nhẹ cân hoặc những bé sinh non bị viêm phổi, suy hô hấp; thiếu máu có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc cao hơn.

Những điều phụ huynh cần biết về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non

Phát hiện bệnh

Trong quá trình khám sàng lọc sau sinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt để soi, khám đáy mắt cho bé. Nếu ở lần khám đầu, bác sĩ không phát hiện được bệnh hoặc bệnh lý võng mạc ở bé còn nhẹ thì bác sĩ sẽ hẹn khám lại cho bé cứ 2 tuần một lần cho tới khi đủ 40-42 tuần tuổi (tính từ khi thụ thai).

Điều trị

Các bác sĩ có thể điều trị bệnh lý võng mạc cho bé bằng phương pháp lạnh đông, phương pháp laser..

– Phương pháp lạnh đông: Điều trị bệnh lý võng mạc mà tổn thương khu trú ở phía trước.

– Phương pháp laser: Điều trị bệnh lý võng mạc mà tổn thương ở phía sau.

Những điều phụ huynh cần biết về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non

Phòng bệnh lý võng mạc cho bé sinh non

Do bệnh lý võng mạc thường gặp ở bé sinh non nên khi mang thai, người mẹ cần khám thai đúng định kỳ; duy trì dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để phòng sinh non.

Với những bé sinh non thì mẹ cần cho bé khám sàng lọc sau sinh ở các bệnh viện như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Trên đây là nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách phòng bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Bệnh lý võng mạc khá phổ biến ở các bé sinh non (bé từ 34 tuần tuổi trở xuống). Đặc biệt, ở những bé nhẹ cân (dưới 2kg) thì bệnh lý võng mạc càng hay gặp phải. Hy vọng những thông tin mà bài viết vừa cung cấp phần nào giải đáp được những thắc mắc của phụ huynh về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Hãy luôn đồng hành cùng adayne.vn để cập nhật những thông tin hữu ích nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart