Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Những lưu ý và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ mẹ cần phải biết để bảo vệ cho bé yêu.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ cần lưu tâm và trang bị trước những kiến thức về nguyên nhân đúng đắn để giúp con mau khỏi, tránh những biến chứng gây suy giảm thị lực sau này. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là chăm sóc những vấn đề liên quan đến vùng mắt của bé, bởi lúc này bé còn đang rất nhỏ và nếu mẹ hoặc người thân không cần thận sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con.Hãy cùng Mom.vn đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc liên quan đến đau mắt ở trẻ sơ sinh và cách điều trị thật tốt cho trẻ mẹ nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp được hình thành do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Không chỉ đối với người lớn mà còn thường gặp ở cả trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì các  bé có hệ miễn dịch chưa ổn định.

Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị đau mắt đỏ

Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị đau mắt đỏ. Ảnh: Internet

Thông thường, dịch bệnh đau mắt đỏ dễ bùng phát nhất ở thời điểm vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa….


Ở miền Bắc, khi thời tiết thay đổi vừa nắng nóng vừa chuyển sang mưa, cơ thể con người và nhất là những người nhạy cảm với thời tiết như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Vì thế vào những  thời điểm này, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.


Ngoài ra, trẻ sơ sinh rất dễ bị lây bệnh đau mắt đỏ từ những người trong gia đình,  nếu trong nhà có người đang bị mà lại không cẩn thận trong quá trình chăm sóc cho bé thì sẽ nhanh chóng lây qua cho bé ngay. Ngoài ra, việc để lẫn lộn đồ dùng của bé với đồ dùng của những thành viên khác hoặc  không rửa tay sạch sẽ khi vệ sinh cho trẻ… đều là nguyên nhẫn khiến trẻ bị bệnh.

Đau mắt khó chịu khiến trẻ quấy khóc

Đau mắt khó chịu khiến trẻ quấy khóc. Ảnh: Internet

Một nguyên nhân thường gặp nữa khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đó là do dị ứng. Nhãn cầu của con người được bao phủ bởi một màng mỏng gọi là kết mạc,  khi bị kích thíc, mắt có thể trở nên ngứa, sưng, đỏ và chảy nước. Đây là một rối loạn, được gọi là viêm kết mạc hoặc “đau mắt đỏ”. Về mặt y khoa, dị ứng mắt chỉ đơn giản là một hình thức của đau mắt đỏ.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mắt đỏ

Mẹ sẽ nhận biết được trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ  có những dấu hiệu như:

  • Mí mắt, tròng mắt đỏ
  • Mắt nhiều ghèn có màu xanh hoặc vàng
  • Mí mắt sưng, sụp
  • Chảy nước mắt
  • Các bé bị bệnh nặng sẽ có màng trong mắt
  • Triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Có thể kèm theo triệu chứng trẻ sốt nhẹ, chảy nước mũi, có hạch ở góc hàm.

3. Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ

3.1 Nhỏ mắt cho bé hàng ngày

Trong trường hợp bé đang bị đau mắt, nước muối sinh lý là lựa chọn an toàn nhất cho các bé sơ sinh lúc này. Mẹ nên vệ sinh cho bé bằng cách nhỏ mắt cho con ít nhất 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa, tối để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy khó chịu cho bé.

3.2 Lau sạch ghèn ở mắt

Lau sạch ghèn cho trẻ

Lau sạch ghèn cho trẻ khi bị đau mắt đỏ. Ảnh: Internet

Cho trẻ nằm nghiêng một bên, mẹ dùng bông gòn hoặc giấy ẩm thấm muối sinh lý hoặc nước sạch ấm để lau sạch ghèn ở mắt cho bé. Mẹ nên lau khi ghèn còn ướt, không để đến khi ghèn khô mới lau vì khi đó dễ khiến cho bé  bị đau. Lau xong, mẹ nhớ vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại.

3.3 Rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc trẻ

Người thân trong gia đình mỗi khi chăm sóc trẻ, cần rửa tay sạch sẽ, không bế trẻ ngay khi vừa đi ở những nơi bụ bẩn về. Mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho trẻ để tránh lây lan.

3.4 Không để trẻ dùng chung đồ với các thành viên khác

Bố mẹ hãy cho trẻ dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt để đảm bảo an toàn cho trẻ.  Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày để hạn chế vi khuẩn.

Vệ sinh đồ dùng cá nhân của bé

Vệ sinh đồ dùng cá nhân của bé, phơi nắng và đảm bảo sạch sẽ. Ảnh: Internet

3.5 Tránh đưa bé đến nơi đông người

Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, nếu không cần thiết, tốt nhát mẹ không nên đưa bé đến những nơi đông người để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

3.6 Không xông mắt bằng những nguyên liệu như lá trầu

Có rất nhiều bà mẹ truyền tay nhau cách xông mắt bằng những nguyên liệu tự nhiên từ các loại lá. Tuy nhiên, đó không phải là việc làm hoàn toàn đúng, vì bé sơ sinh không giống người lớn, lúc này đôi mắt của trẻ sơ sinh cũng rất nhạy cảm, hơi nóng từ lá trầu có thể khiến tình trạng đau mắt càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến mắt của trẻ. Vì vậy, mẹ không nên tùy ý xông hơ cho trẻ.

4. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nào?

Đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ

Đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bị đau mắt. Ảnh: Internet

Mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu sau để có hướng điều trị phù hợp:

  • Mắt trẻ ngày càng đỏ và sưng
  • Gỉ mắt có màu vàng đậm hoặc xanh
  • Bé quấy khóc liên tục và sốt cao
  • Thấy có màng trong mắt bé
  • Sau 5 ngày, tình trạng đau mắt đỏ của trẻ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

5. Phòng chống đau mắt đỏ cho bé

Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến sinh hoạt của mẹ và bé, khi mắc phải bệnh các bé thường chưa biết tự chăm sóc và bảo vệ mắt sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng trầm trọng. Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ luôn khỏe mạnh nên  “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mẹ cần chăm sóc bé thật kỹ với các chú ý sau đây:

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn hằng ngày.
  • Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ít nhất 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa, tối.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người đau mắt.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang bị đau mắt.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
  • Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày cho bé

Nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày cho bé. Ảnh: Internet

Đau mắt đỏ không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm và để lại nhiều biến chứng về mắt. Hành trình chăm sóc con yêu là cả một quá trình dài, đòi hỏi mẹ thông thái phải trang bị nhiều kiến thức không chỉ về chế độ ăn uống mà còn cách phòng bệnh, triệu chứng thông thường. Trong đó, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng bởi nó rất hay xảy ra với các bé còn nhỏ. Chúc các mẹ luôn có những phương pháp chăm con khoa học nhất để con yêu được khỏe mạnh.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart