Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả tại nhà. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay chính là tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan khắp mọi nơi dẫn đến hàng loạt các ca ngộ độc thức ăn. Thực phẩm bị biến chất, nhiễm độc nếu ăn phải có thể gây hại nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa và cả những cơ quan nội tạng khác. Đặc biệt là nhà có con nhỏ chúng ta nên cẩn thận vấn đề thực phẩm cho bé. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở trẻ là do ăn phải thức ăn có nhiễm độc hoặc nhiễm các vi khuẩn, các loại ký sinh trùng… hoặc ở thực phẩm không được làm lạnh ở nhiệt độ phù hợp, đồ ăn chưa nấu chín.

adayne.vn chia sẻ bài viết dưới đây giúp bạn nhận biết nhanh những dấu hiệu điển hình khi ngộ độc và có cách điều trị hiệu quả.

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

I. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ hay nặng tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm mà bé ăn phải. Ngoài ra, khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng phụ thuộc vào nguồn lây nhiễm và thường dao động ít nhất từ 1 giờ đến lâu nhất là 28 ngày sau khi bé ăn phải đồ ăn bị nhiễm độc.

1. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường xuất hiện ít nhất 3 trong số các biểu hiện sau:

– Bị đau quặn bụng

– Tiêu chảy

– Nôn hoặc buồn nôn

– Ăn không ngon

– Sốt nhẹ

– Mệt mỏi

– Đau đầu

2. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng ở trẻ em có khả năng đe dọa tính mạng bao gồm:

– Tiêu chảy nặng

– Sốt cao hơn 38,6ºC

– Khó nhìn hoặc khó nói

– Xuất hiện các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, có thể bao gồm khô miệng, ít nước tiểu và khó giữ nước

– Nước tiểu có máu

Nếu thấy bé gặp bất kỳ triệu chứng ngộ độc thực phẩm nào trong số này, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

II. Làm thế nào chẩn đoán được ngộ độc thực phẩm cho bé?

Bác sĩ có thể chẩn đoán loại ngộ độc thực phẩm dựa trên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm của trẻ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và xét nghiệm thực phẩm mà trẻ đã ăn để xác định nguyên nhân gây ngộ độc.

Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm nước tiểu cho trẻ để đánh giá xem bé có bị mất nước do ngộ độc thực phẩm hay không.

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

III. Cách điều trị ngộ độc thực phẩm cho bé

1. Cách điều trị ngộ độc thực phẩm nhẹ cho bé tại nhà

Nếu bé có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho con trong vòng 3-5 ngày. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này, trẻ vẫn tiếp tục có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thì mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để điều trị.

Việc giữ nước rất quan trọng trong quá trình điều trị ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ có thể bổ sung nước cho con theo các cách sau:

– Cho bé uống đồ uống thể thao có nhiều chất điện giải.

– Nước ép trái cây, đặc biệt là nước dừa, để khôi phục carbohydrate và giúp bé tránh khỏi mệt mỏi.

– Không cho bé uống đồ uống có chứa caffeine, vì chất này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

– Có thể cho bé uống các loại trà như hoa cúc, bạc hà và bồ công anh để làm dịu cơn đau dạ dày của bé.

– Cho bé uống các loại thuốc không kê đơn như imodium và pepto-Bismol để giúp kiểm soát tiêu chảy và ức chế buồn nôn. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.

– Cho bé ngủ nhiều hơn.

*Lưu ý: Các cách điều trị ngộ độc thực phẩm này không áp dụng cho trẻ sơ sinh mẹ nhé. Nếu phát hiện bé sơ sinh có các triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm, mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách.

2. Cách điều trị ngộ độc thực phẩm nặng cho bé

Trong trường hợp bé bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để điều trị bằng hydrat hóa (sử dụng dịch truyền tĩnh mạch (IV)).

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

IV. Chế độ ăn khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

1. Những thực phẩm nên cho trẻ ăn khi con bị ngộ độc thực phẩm

Việc ăn các loại thực phẩm dưới đây có thể giúp làm dịu các cơn đau dạ dày và giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

– Bánh mặn

– Bột gelatin

– Chuối

– Cơm

– Cháo bột yến mạch

– Súp gà

– Khoai tây nhạt

– Rau luộc

– Bánh mì nướng

– Nước ép trái cây pha loãng

*Lưu ý: Chế độ ăn cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm nhẹ này không áp dụng cho trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện bé sơ sinh có các triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm, mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách.

2. Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi con bị ngộ độc thực phẩm

Để giúp bé giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày, mẹ không nên cho con dùng các thực phẩm và đồ uống sau đây:

– Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa và phô mai

– Đồ ăn nhiều chất béo

– Thực phẩm có hàm lượng đường cao

– Thức ăn cay, nóng

– Đồ chiên

– Nước ngọt

*Lưu ý: Chế độ ăn cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm nặng này không áp dụng cho trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện bé sơ sinh có các triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm, mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

V. Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ em

1. Tránh thực phẩm dễ bị nhiễm độc

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho bé là mẹ nên chọn thực phẩm sạch, an toàn và tránh các thực phẩm có khả năng nhiễm độc trong quá trình sản xuất và chế biến như:

– Thịt, gia cầm, trứng và động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín kỹ

– Rau sống

– Trái cây và rau bị nhiễm thuốc trừ sâu

– Sushi và các sản phẩm cá chưa nấu chín kỹ

– Thịt nguội và xúc xích không được làm nóng hoặc nấu chín

– Sữa chưa được tiệt trùng

– Phô mai

2. Vệ sinh tay

– Mẹ luôn rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn trước và sau khi chế biến thức ăn

– Mẹ rửa tay cho mình và bé trước khi cho con dùng bữa

3. Lưu trữ thực phẩm đúng cách

– Luôn bọc kỹ thịt, cá sống rồi trữ ở ngăn đông

– Thức ăn đã nấu nếu muốn để qua ngày cần bọc kín và cất vào ngăn mát. Tuy nhiên không nên cho con ăn thực phẩm này quá 2 ngày

– Luôn cho con ăn chín, uống sôi

– Rau, quả trước khi chế biến nên rửa sạch và ngâm với nước muối khoảng 5 phút

– Không cho con ăn thực phẩm đã nấu để nhiều giờ bên ngoài tủ lạnh

– Luôn vệ sinh tủ lạnh vài lần/tuần

– Không để đồ chín và đồ sống cạnh nhau

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

VI. Các mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em mẹ nên cảnh giác

Hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân chính sau đây:

1. Ký sinh trùng

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng tuy không phổ biến như do vi khuẩn nhưng cũng rất nguy hiểm.

Toxoplasma là loại ký sinh trùng phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm thường được tìm thấy trong mèo. Ký sinh trùng này có thể sống trong đường tiêu hóa nhiều năm và rất khó phát hiện.

2. Vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất, nguy hiểm nhất là vi khuẩn E. coli, listeria và salmonella come. Trong số đó, vi khuẩn salmonella là dễ gây ngộ độc thực phẩm nhất.

Ngoài ra, vi khuẩn campylobacter và C. botulinum (botulism) cũng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm ở mức độ nặng như tử vong nhưng được biết đến ít hơn.

Những triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiệu quả

3. Virus

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do virus gây ra. Norovirus còn có tên virus norwalk là nguồn gây ngộ độc thực phẩm lớn cho con người mỗi năm.

Sapovirus, rotavirus và astrovirus gây ra các triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm tương tự, nhưng ít phổ biến hơn.

Ngoài ra, virus viêm gan A lây truyền qua thực phẩm cũng là một nguồn gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng và cách điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ em. Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em xảy ra rất phổ biến vì hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt. Vì thế cùng với việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho bé thì mẹ cũng nên nắm rõ các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em để có thể kịp thời chữa trị cho con nhé.Với những triệu chứng ngộ độc thức ăn mức độ nhẹ thì có thể khắc phục ngay tại nhà nhưng với tình trạng nghiêm trọng thì cần nhanh chóng sơ cứu rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu. adayne.vn chúc các bé luôn khỏe.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart