Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ và chế độ ăn uống chuẩn khoa học cho mẹ bầu

Ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ và chế độ ăn uống chuẩn khoa học cho mẹ bầu, đảm bảo cung cấp đầy đủ mọi dưỡng chất thiết yếu cả về chất lẫn về lượng, giúp thai kỳ của mẹ trôi qua một cách nhàn rỗi nhẹ tênh. Thường thì ở những tháng đầu tiên, hiện tượng ốm nghén xảy ra liên tục khiến nhiều thai phụ cảm thấy bất lực thật sự vì không ăn uống được gì. Lúc này, mẹ nên tìm tới một chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn hợp lý hơn, thay thế một số thực phẩm khó tiêu dễ nôn bằng thực phẩm đơn giản dễ nuốt, đồng thời cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sớm biết đâu mới là thực đơn ăn uống hoàn chỉnh, hợp với tình trạng nôn mửa hiện tại mà áp dụng thật hiệu quả. Một khẩu phần ăn uống đúng chuẩn dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu vừa giúp mẹ trị nghén lại vừa giúp thai nhi hình thành phát triển ổn định trong bụng.

Nào hãy cùng adayne.vn chúng tôi tham khảo qua về chế độ ăn uống trị ốm nghén cho bà bầu mang thai 3 tháng đầugợi ý các món ngon cho mẹ bầu ốm nghén được chia sẻ dưới đây nhé!

3 tháng đầu của thai gian bầu bí, nhiều mẹ phải đối mặt với chứng ốm nghén hành hạ đầy khổ sở. Ốm nghén xảy đến với mẹ bầu do biến động nội tiết tố trong cơ thể thời kỳ mang thai gây nên. Mức độ cũng như thời gian ốm nghén ở từng cơ địa mẹ bầu là không giống nhau. Có những thai phụ bị ốm nghén đến tuần thai thứ 12 là kết thúc nhưng không ít mẹ bầu phải chịu đựng sự khó chịu đến ngày sinh con. Cảm giác buồn nôn kéo đến mỗi khi nhìn thấy thức ăn khiến mẹ bầu hầu như không ăn uống được gì trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng như thế hoàn toàn không tốt trong việc cung cấp đủ dưỡng chất nuôi bé cưng trong bụng.

Để có thể xử lý chứng ốm nghén thai kỳ phiền phức mang lại cảm giác thèm ăn cho mẹ bầu thì một chế độ ăn uống hợp lý phải được vạch ra. Các món ăn được dành riêng cho mẹ bầu ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên sẽ được bật mí trong bài viết này.

Hạn chế chứng ốm nghén lại vừa bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thời kỳ phát triển nền móng cực kỳ quan trọng của thai nhi là ưu tiên hàng đầu của hết thảy mẹ bầu.

1. Những dưỡng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai 3 tháng đầu

  • Axit folic: Khoảng 600mcg axit folic/ngày.
  • Vitamin B12: Khoảng 2,6 mcg vitamin B12/ ngày.
  • Chất đạm và vitamin C: Cũng là hai dưỡng chất không thể thiếu vắng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chất đạm góp phần giúp thai nhi hoàn thiện các tế bào não, ngăn ngừa các triệu chứng bất thường về hệ thần kinh trong khi vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các căn bệnh thường gặp và nguy cơ cảm cúm ở mẹ bầu.

2. Chế độ ăn uống chuẩn khoa học cho bà bầu ốm nghén khi mang thai

Các cơ quan quan trọng trong cơ thể của bé yêu hầu hết được hình thành trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Não bộ, tủy sống, cơ quan sinh dục, nhịp tim đầu đời của bé, … đều hình thành ở vào giai đoạn này. Chế độ dinh dưỡng của mẹ vì thế cực kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ bầu ăn gì vào thời điểm này đều quan trọng. Nếu sơ sót trong thực đơn ăn uống hàng ngày trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ sảy thai, động thai, dị tật ở thai nhi là không nhỏ.

Ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ và chế độ ăn uống chuẩn khoa học cho mẹ bầu

Khoảng 250-300 calories/ngày là con số được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra cho thực đơn hàng ngày trong tam cá nguyệt đầu tiên mà mẹ bầu nhất định phải bổ sung cho đúng và đủ. Khẩu phần ăn trong ngày nên chia 3 bữa chính và từ 5-6 bữa phụ để lúc nào trong dạ dày của mẹ cũng có thức ăn. Không bao giờ để dạ dày rỗng là bí quyết ăn đúng đắn được các chuyên gia khuyến khích trong giai đoạn đầu thai kỳ này.

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai ốm nghén nặng

  • Ăn uống là một cực hình đối với các mẹ bầu ốm nghén nặng. Hãy đến các bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên, giải pháp bên cạnh việc ăn uống hợp lý.
  • Có một vài cách giúp mẹ bầu ốm nghén nặng cảm thấy dễ chịu hơn khi nghĩ đến thức ăn. Mẹ có thể áp dụng một trong những mẹo nhỏ sau đây nếu mẹ đang nghén nặng mẹ nhé:
  • Vào mỗi buổi sáng mẹ nên ăn một ít bánh quy hoặc uống ngũ cốc.
  • Uống đủ nước, uống ngay cả khi mẹ không khát lắm. Mẹ có thể uống bổ sung các loại nước mẹ yêu thích như nước trái cây, sữa, hay nước dừa, …
  • Không ăn đồ cay, nóng thay vào đó là thực phẩm giàu protein và tinh bột.
  • Bữa phụ mẹ hãy ăn hoa quả nhiều vitamin như táo, chuối, …
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai ít nghén, chỉ buồn nôn

Với nhiều mẹ bầu ít nghén chỉ cảm thấy buồn nôn mỗi lần ngửi thấy mùi thức ăn thì nguyên tắc mẹ cần áp dụng là chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 3 bữa chính, 5-6 bữa phụ. Mẹ cũng nên quan tâm nạp nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin cũng như ăn nhiều hoa quả tươi, rau củ đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Do mẹ hay buồn nôn khi ăn nên chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể sẽ không được đầy đủ lắm nên rất cần mẹ lên kế hoạch cho chế độ ăn uống đa dạng, phong phú hơn.

Ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ và chế độ ăn uống chuẩn khoa học cho mẹ bầu

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai không ốm nghén

  • Nhiều mẹ bầu không gặp chứng ốm nghén do lượng hormone thai kỳ ở mẹ bầu thấp. Chính vì vậy mà mẹ bầu hoàn toàn thoải mái khi ngửi mùi thức ăn, không có dấu hiệu buồn nôn hay ói mửa. Thai kỳ thật sự nhàn tênh với các mẹ bầu không ốm nghén.
  • Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu không ốm nghén cực kỳ đa dạng vì mẹ có thể thoải mái dùng bữa chính, phụ mà không bị gián đoạn bởi các cơn buồn nôn khó chịu như các mẹ bầu ốm nghén. Mẹ bầu chỉ cần kiêng cữ các thực phẩm bị liệt vào danh sách các món dễ gây sảy thai là được.
  • Khi mẹ bầu không ốm nghén thì dưỡng chất được hấp thu vào cơ thể mẹ đầy đủ hơn do đó, thai nhi sẽ phát triển tốt hơn trong giai đoạn quan trọng này.

3. Gợi ý món ngon bổ dưỡng dễ ăn cho mẹ bầu mang thai bị ốm nghén

Cháo ý dĩ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 15g ý dĩ
  • 100g gạo
  • 100g gừng
  • 200g đường.

Cách thực hiện:

  • Ý dĩ, gạo xay thành bột.
  • Gừng giã nhỏ sau đó cho vào nồi, thêm nước và đun trên lửa nhỏ cho sôi thật kỹ
  • Khi cháo bắt đầu chín nhừ thì cho thêm đường đỏ vào khuấy thật đều.
  • Chờ cho cháo sôi lại thì tắt bếp.
  • Cháo ý dĩ mẹ bầu nên ăn 2 lần/ ngày và nên ăn khi đói. Cháo ý dĩ nóng có hiệu quả hơn, mẹ bầu nhớ nhé.

Me, sấu ngâm gừng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g quả me
  • 200g sấu
  • 10g gừng
  • 20g đường trắng.

Cách thực hiện:

  • Sấu sau khi mẹ bầu cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài thì đem đồ chín.
  • Quả me bóc bỏ lớp vỏ cứng.
  • Gừng giã nhỏ trộn với đường
  • Cho gừng đã giã nhỏ vào cùng me, sấu trộn đều đến khi đường tan hết là được.

Nước mía

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300g mía tím
  • 5g gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Mẹ bầu nướng mía tím cho nóng, sau đó bỏ vỏ ép lấy nước.
  • Gừng giã nhỏ cho vào nước mía khuấy thật đều, chắt lấy nước bỏ bã.
  • Với nước mía tím pha gừng này mẹ bầu nên chia 3 lần uống/ ngày và uống trước khi ăn 30 phút. Dùng liên tục như thế trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày, triệu chứng ốm nghén sẽ giảm.

Mong rằng, với những nội dung vừa chia sẻ trên đây về tình trạng ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu và chế độ ăn uống phù hợp khoa học nhất sẽ giúp các mẹ sớm vượt qua chứng nghén ngẩm cực kỳ khó chịu này. Việc thay đổi và điều chỉnh lại thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cũng góp phần hiệu quả trong việc đẩy lùi hiện tượng ốm nghén thai kỳ, vậy nên các mẹ đừng bỏ qua những chia sẻ & lời khuyên hữu ích trên nhé. adayne.vn chúc các mẹ xem tin vui!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart