Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Quá trình chuyển dạ và sinh nở kéo dài ra sao? Việc mẹ cần làm là gì?

Nhiều mẹ bầu đã mang thai cận kề ngày sinh muốn tìm hiểu về quá trình chuyển dạ và sinh nở thường kéo dài trong khoảng thời gian là bao lâu để có sự chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt, đặc biệt là về tâm lý sức khỏe. Chuyển dạ ở hầu hết các sản phụ đều là một chặng đường kéo dài khá lâu, không phải ai chuyển dạ xong cũng sinh con ngay mà bắt buộc phải trải qua các giai đoạn cụ thể như trước khi chuyển dạ, khi chuyển dạ, bản năng làm tổ của mẹ, tình trạng sút cân, lưng dưới bị đau, triệu chứng tiền kinh nguyệt, âm đạo xuất hiện dịch nhầy và kèm theo đó là những cơn co gò tử cung Braxton Hicks. Phụ nữ mới mang thai lần đầu, có lẽ sẽ rất lúng túng vì chưa hiểu hết về quá trình sinh con cũng như các khái niệm, các giai đoạn liên quan tới việc chuyển dạ vượt cạn. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn vấn đề để có một tâm thế vững vàng nhất trước lúc sinh.Mang thai và được trải nghiệm cảm giác làm mẹ, trải qua những cơn đau thắt do chuyển dạ sinh con, có thể sẽ khiến mẹ vừa vui vừa áp lực nhưng từ bây giờ, bạn có thể dễ dàng vượt qua nó bằng cách tham khảo trước nội dung thông tin dưới đây. Chắc chắn, nếu nắm vững kiến thức và kĩ năng sinh đẻ trước lúc lâm bồn, bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn, nhờ vậy giai đoạn sinh nở diễn ra mau mắn thuận lợi.

quá trình chuyển dạ và sinh nở ở mẹ bầu kéo dài lâu không

Quá trình chuyển dạ và sinh nở kéo dài có lâu không? Ảnh: Internet

1. Quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra như thế nào và kéo dài bao lâu?

1.1 Trước khi chuyển dạ

Những tuần cuối thai kỳ, nội tiết tố ở cơ thể mẹ sẽ tiết ra để giúp cơ thể sẵn sàng hơn cho việc sinh nở. Ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn, mỗi thai phụ sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Một vài dấu hiệu chung sẽ xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần, vài giờ đến trước khi kỳ sinh đến.

1.2 Khi chuyển dạ

Trước khi sinh, thai nhi sẽ chùng xuống phần xương chậu của mẹ, điều này sẽ giúp bạn giảm đau ngực và giảm áp lực ở phổi để từ đó khiến việc thở trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thai nhi lúc này sẽ ép vào bàng quang, khiến thai phụ thường xuyên buồn tiểu. Áp lực tăng lên trên mạch máu cũng khiến chân mẹ bị tê, phù, mỏi. Vì thế hãy giữ chân ở tư thế càng cao càng tốt và hãy nghiêng người về phía bên trái để giảm phù nề ở chân.

1.3 Bản năng làm tổ

Cuối thai kỳ, mẹ sẽ thấy cơ thể mình khá cồng kềnh và chẳng muốn nhấc mình lên một chút nào cả. Nhưng mỗi sáng thức dậy, bạn sẽ thấy cơ thể mình khỏe mạnh lại bình thường và có thể làm cách việc vặt trong nhà. Hãy nhớ chú ý đừng làm quá sức và nên nhẹ nhàng với bản thân trước khi đón em bé chào đời nhé.

quá trình chuyển dạ và sinh nở khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn

Mẹ bầu cảm thấy nặng nề hơn ở những tuần cuối thai kỳ. Ảnh: Internet

1.4 Sút cân

Có một vài thai phụ sẽ bị sút cân trước khi lâm bồn, cụ thể là giảm 500g khối lưỡng mỗi ngày. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể của bạn.

1.5 Đau lưng dưới

Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, một số ít phụ nữ sẽ cảm thấy cơn đau âm ỉ ở phần sau lưng khiến họ luôn cảm thấy khó ở và bồn chồn.

1.6 Triệu chứng tiền kinh nguyệt

Trước khi chính thức bước vào kỳ sinh, nhiều chị em sẽ có triệu chứng giống hệt như trước kỳ kinh nguyệt. Cụ thể là bạn sẽ cảm thấy khó ở, mệt mỏi, đau đầu và thậm chí có người còn bị tiêu chảy ở giai đoạn cận sinh.

1.7 Dịch nhầy âm đạo

Suốt thai kỳ, cổ tử cung bị chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung mềm và dãn rộng ra thì lớp dịch này sẽ chảy ra bên ngoài. Dịch nhầy có thể xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi sản phụ sinh, hoặc chỉ chảy ra ngay lúc sinh nở. Dịch nhầy này thường có màu đỏ tươi hoặc màu máu nâu.

1.8 Những cơn gò Braxton Hicks

Khoảng vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ luyện tập cho quá trình sắp tới bằng việc sẽ bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn không thể nhận ra. Chúng gây ra những cơn đau ngắn và sau một lúc sẽ cảm thấy như bị thắt chặt lại ở vùng bụng. Hầu hết các cơn gò đều không giống nhau và nếu bạn đứng dậy đi lại thì chúng sẽ biến mất nhanh chóng, các cơn gò “thật” sẽ diễn ra dần dần, mạnh, thường xuyên hơn.

cơn gò Braxton Hicks xuất hiện ở mẹ bầu

Quá trình chuyển dạ và sinh nở với những cơn gò Braxton Hicks. Ảnh: Internet

2. Bà bầu nên làm gì khi chuyển dạ?

2.1 Làm quen với cơn đau của quá trình chuyển dạ và sinh nở

Tất cả các cơn đau quá trình chuyển dạ và sinh nở đều gây đau đớn khó chịu, chỉ khác nhau là tùy cơ địa mỗi thai phụ mà cơn đau, mức độ đau diễn ra khác nhau. Thay vì lo lắng, mẹ nên tập làm quen dần với cơn đau ở từng cường độ nặng nhẹ khác nhau. Đồng thời cũng nên học cách làm giảm đau nhanh và nên nhớ rằng, đau chính là một phần tích cực của sự chuyển dạ.

2.2 Can thiệp y khoa

Khi các cơn đau vượt quá sức chịu đựng, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng một số phương pháp can thiệp bằng y khoa giúp giảm đau nhanh như thuốc an thần, thuốc gây tê, thuốc giảm đau. Nhưng nhớ là phải sử dụng các loại thuốc này với liều lượng vừa phải thôi để tránh ảnh hưởng tới tinh thần lẫn sức khỏe nhé.

2.3 Phát huy sức tưởng tượng

Hãy cố gắng mường tượng ra những hình ảnh tươi đẹp nhất sẽ giúp bà bầu giảm thiểu mọi cơn đau thắt khó chịu. Nghe nhạc cũng là cách giúp mẹ giảm nhanh cơn đau cực kỳ hiệu quả, những bản nhạc du dương khiến mẹ dễ chịu hơn, vượt lên cơn đau thắt dễ dàng. Những bài hát có nhịp điệu nhanh mạnh giúp bà bầu tăng thêm sức chịu đựng để đương đầu với từng cơn co thắt mạnh mẽ dồn dập hơn.

2.4 Tư thế khi chuyển dạ

Bạn có thể đi qua đi lại, dựa vào tường, lắc lư vùng chậu để sức nặng của bé dồn về phía trước, giảm lực đè lên xương sống, từ đó tăng hiệu quả cho các cơn co thắt. Hoặc bạn cũng có thể ngồi trên ghế, ngả người ra phía trước, đồng thời hai chân cũng dang ra. Giữ cho 2 chân dang rộng, lưng thẳng, lắc vùng xương chậu. Nếu thấy mỏi có thể nằm hơi nghiêng, kê gối ở đầu và phần đùi trên, 2 chân dang ra, xuôi 2 tay, nhắm mắt thư giãn và tập trung thở.

trước khi chuyển dạ bà bầu nên đi lại nhẹ nhàng

Thai phụ nên đi lại nhẹ nhàng trước lúc chuyển dạ sinh con. Ảnh: Internet

2.5 Thả lỏng cơ thể với các phương pháp thở

Thả lỏng và tập trung thở sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả và bớt đi phần nào sự lo âu. Tốt nhất là áp dụng bài tập thở chầm chậm và nhẹ nhàng. Giai đoạn đầu khi cơn co thắt bắt đầu diễn ra, bạn nên thở nhè nhẹ và chậm rãi qua miệng rồi sau đó hít vào từ từ qua mũi. Còn khi cơn co thắt diễn ra mạnh hơn thì mẹ bầu nên áp dụng cách thở nhẹ, ngắn.


Bằng những thông tin mới và chuẩn khoa học nhất mà chúng tôi đã vừa cập nhật, mẹ nào đang sắp sửa tới ngày được chính thức chào đón con yêu thì hãy tham khảo tìm hiểu trước nhé. Quá trình chuyển dạ và sinh nở tuy kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng mọi thứ sẽ không còn là điều gì trở ngại nếu mẹ đã hiểu, đã ghi nhớ rõ từng nội dung ở trên. Cũng tùy vào mỗi sản phụ mà chuyển dạ sẽ đi kèm với mỗi cơn đau khác nhau, có mẹ đau ít, có mẹ đau nhiều nhưng quan trọng vẫn phải giữ bình tĩnh, làm theo lời khuyên của bác sĩ có thể giảm bớt phần nào cơn đau, cơn gò tử cung ở tại thời điểm này đó. Mến chúc các mẹ vượt cạn thành công và sinh con khỏe mạnh.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart