Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sau sinh bao lâu thì tập thể dục được?

Sau sinh mổ 4-6 tuần sau khi vết mổ đã lành hẳn thì có thể chạy bộ, đi bộ, tập yoga với các động tác đơn giản được. Việc tập yoga, kegel, gym cho phụ nữ sau sinh tùy theo cơ địa & sức khỏe của từng người.

Thời gian nào sau sinh có thể tập luyện thể dục?

Sau sinh, chị em thường phải đối diện với nỗi lo “xuống sắc” về cả ngoại hình lẫn vóc dáng, với những vấn đề phổ biến nhất là vòng eo “bánh mì”, lớp mỡ bụng dày hơn, da nhão đi, vóc dáng sồ sề v.v…. Vì vậy, giảm cân nhanh chóng cũng là một trong những áp lực hay gặp trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nên bắt đầu vận động vào lúc nào, tập luyện thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe và lượng sữa cho bé … lại là băn khoăn lớn của nhiều bà mẹ trẻ.


Trong khi dân gian thường quan niệm sinh đẻ tốn nhiều sức lực, nên sau sinh chị em phải kiêng vận động đến … 6 tháng, thì với y học hiện đại, thời gian để vận động và tập luyện thân thể lại có thể bắt đầu từ rất sớm. Do đó, hiểu rõ về sức khỏe bản thân khi vừa vượt cạn, cũng như các kiến thức tập luyện sau sinhsẽ giúp các mẹ vừa sớm lấy lại vóc dáng như xưa, vừa bảo vệ được sức khỏe bản thân tốt hơn.

Sau sinh thường bao lâu thì tập thể dục?

Với chị em sinh thường, sức khỏe tốt, từng tập luyện trong suốt thai kỳ, thì chỉ cần vài ngày sau sinh là có thể thực hành một số bài tập thể dục nhẹ nhàng. Dù đang nằm trên giường hay ngồi trên ghế, bạn hãy cố tập thành thói quen vận động để tạo điều kiện cho cơ bắp được cứng cáp, khỏe mạnh hơn.

Sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục đươc?

Nếu sinh mổ, thời gian bắt đầu tập luyện sẽ lâu hơn, thường là khoảng từ 4 – 6 tuần sau, khi bác sĩ khẳng định vết mổ đã lành hẳn. Riêng đối với trường hợp bị cắt hay rách tầng sinh môn, chị em cần để vết thương hồi phục hoàn toàn trước khi tập các bài tập làm căng kéo khu vực này.

Sau sinh bao lâu thì tập GYM, Yoga, chạy bộ được?

Tuy nhiên, 1 trong những hoạt động cơ thể luôn được bác sĩ khuyến khích chị em thực hiện sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ, đó là đi lại nhẹ nhàng, vì không chỉ làm cho cơ thể trở nên săn chắc, dẻo dai hơn, hình thức vận động này còn giúp ngăn ngừa việc ứ đọng sản dịch, ngừa đông máu và các biến chứng hậu sản khác. Với chị em sinh mổ, ngay khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn, nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch.

Một số bài tập thể dục sau sinh mổ và sinh thường đơn giản và dễ thực hiện

Có 1 số bài tập thể đục sau sinh đơn giản, dễ thực hiện và không quá nặng nhọc mà các mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể thực hiện ngay khi bắt đầu tập luyện thân thể như sau:

1/ Bài tập thể dục cho phần xương chậu

Ngoài bài tập Kegel với các cơ bắp vùng sàn chậu giúp ngăn ngừa chứng tiểu són, sa tử cung sau sinh, chị em có thể tập bài tập khác cho vùng xương chậu bằng cách nằm quì 2 tay và 2 đầu gối xuống nền nhà, 2 đầu gối dang ra cách nhau 30 cm, sau đó cố nén chặt các cơ mông, nhíu chúng vào phía trong xương chậu, cùng lúc cố tạo phần lưng cong gồ lên như cái bướu.


Giữ yên tư thế này trong vài giây rồi thư giãn, lập lại vài ba lần. Lưu ý là không để phần lưng lõm xuống thấp và phần mông được nhíu cứng chắc để đạt kết quả tốt nhất.

2/ Bài tập nghiêng hông

Chỉ cần đứng thẳng, 2 chân dang ra cách nhau chừng 1 mét. Sau đó bạn đặt tay trái lên đùi rồi chầm chậm nghiêng người qua trái. Di chuyển bàn tay trái dọc đùi xuống phía dưới càng nhiều càng tốt nhưng không gắng sức. Giơ bàn tay phải lên cao  ngang qua đầu và hít thở sâu. Nín thở 1 chút, sau vừa vươn thẳng người lên vừa thở ra và tập động tác tương tự với phần bên phải bạn.


Trong khi tập, nên cố gắng giữ cho phần xương chậu ngay ngắn giúp căng cơ tốt hơn và bạn phải cảm nhận được sự căng kéo dọc bên hông mình.

3/ Rướn người

Nằm theo tư thế bò trên sàn nhà, giữ lưng thẳng và hít vào, đưa 1 đầu gối lên phía thân rồi cố gập đầu để phần trán sát về phía đầu gối. Giữ nguyên 1 – 2 giây, sau đó thở ra, duỗi chân, đưa chân về phía sau và ngẩng đầu lên. Giữ 1 vài giây sau đó đổi sang chân kia.


Bài tập này giúp các bắp thịt đùi bạn co lại và duỗi ra theo 1 nhịp đều đặn, giúp cơ đùi săn chắc hơn.

4/ Bài tập thể dục tạo sự rắn chắc vùng bụng

Đây là bài tập khá hiệu quả với những chị em bị chảy xệ ở vòng eo hay eo bị ngấn mỡ sau sinh. Cách tập luyện lại khá đơn giản và bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà. Đầu tiên là nằm ngửa trên sàn nhà, 2 đầu gối co lại, 2 cánh tay để dọc hai bên thân. Sau đó thở sâu và thở ra trong lúc cố nâng phần đầu lên cao, 2 cánh tay và lòng bàn tay vẫn nằm sát nền nhà.


Giữ nguyên vài giây rồi thư giãn, sau đó lặp lại khoảng 10 lần. Khi đã quen với tư thế này, bạn có thể từng bước nâng phần đầu cao hơn để bài tập mang lại hiệu quả tốt hơn.

5/ Gập người về trước

Sự vận động các cơ bụng trong bài tập này cũng giúp bạn rất nhiều trong việc mang lại sức khỏe và sự thon gọn sau sinh. Để thực hiện bài tập, bạn đứng với 2 bàn chân song song và cách nhau 30 cm, đưa 2 tay ra sau lưng và nắm 2 tay lại với nhau.


Sau đó giữ thẳng lưng, chầm chậm gập người lại về phía trước, giữ 2 chân vững rồi giơ 2 bàn tay lên cao, càng xa đầu càng tốt. Hít sâu vài hơi, sau đó từ từ thẳng người lên và lặp lại động tác cũ.


Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tăng trương lực của các cơ dạ dày bằng cách thóp bụng lại khi thở ra, sau đó nhịn thở vài giây, thư giãn và lại tiếp tục nhiều lần trong ngày, hoặc đưa chân lên xuống như đang đạp xe đạp để ngừa, làm giảm bớt chứng phù cổ chân và bàn chân vốn vẫn hay gặp phải sau sinh.

Những điều cần lưu ý khi tập luyện thể dục sau sinh

Không quá nôn nóng hay tập quá sức

Nếu bạn đã không tập luyện hay vận động nhiều trong thai kỳ, thì đừng vì sức ép giảm cân sau sinh mà nhanh chóng lao vào tập luyện. Hãy đợi đến đợt thăm khám đầu tiên sau kỳ hậu sản, thường là 1 tháng sau đó, khi có kết luận cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn, hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần.


Đồng thời, nên nhớ là cơ thể bạn cần khoảng 6 tháng để trở lại bình thường như trước khi bầu bí và sinh nở, các khớp và dây chằng mất 3 – 5 tháng để được như cũ, vì vậy cần kiên nhẫn và chỉ tăng cường độ tập luyện sau thời gian này.

Bảo vệ ngực khi tập luyện

Dù rằng việc tập thể dục khi cho con bú không ảnh hưởng gì đến lượng sữa của bạn, miễn bạn uống nhiều nước và không để mất sức, nhưng tránh các bài tập làm ngực bạn bị đau, mặc áo ngực thể thao khi tập luyện hay cho bé bú trước khi tập là cần thiết để bảo vệ ngực trong suốt quá trình luyện tập.

Ngưng tập ngay khi có dấu hiệu bất thường

Tập thể dục gắng sức hoặc quá sớm có thể làm cho sản dịch tiết ra nhiều hơn. Nếu chảy máu đỏ với số lượng lớn, hoặc cảm thấy đau đớn, kiệt sức thay vì khỏe khoắn hơn thì cần ngưng tập và đến bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

Không kết hợp ăn kiêng quá sớm sau sinh

Việc áp dụng một chế độ ăn hà khắc ngay khi vừa vượt cạn, nhất là trong lúc đang làm quen với vai trò làm mẹ đầy bở ngỡ và bắt đầu vận động thể lực trở lại chỉ khiến bạn thêm kiệt sức, và có nguy cơ bị mất sữa, chất lượng sữa giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Thay vì vậy, hãy cho bé bú thật nhiều, bởi cho con bú cũng là một cách giảm cân rất hiệu quả.

Chia nhỏ khoảng thời gian tập luyện trong ngày

Vừa trải qua kỳ thai nghén và sinh nở mất nhiều sức lực, nếu quá chăm luyện tập với cường độ cao, bạn sẽ đẩy cơ thể mình vào tình trạng tuột dốc về cả thể lực và tinh thần. Vì thế, chỉ nên tập 2 hoặc nhiều lần ngắn trong ngày thay vì tập 1 lần liên tục trong khoảng thời gian dài nhằm đảm bảo việc tập luyện không chỉ làm săn chắc các bắp thịt vốn bị dãn vì sinh nở, mà còn làm gia tăng năng lượng cho cơ thể và giúp bạn có được tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

tu khoa:

bài tập thể dục sau sinh

tập aerobic sau khi sinh

tập thể dục sau sinh mổ

tập thể dục sau sinh 2 tháng

bài tập kegel sau sinh

video tap the duc sau sinh

tap yoga sau sinh

sau sinh bao lâu có thể tập yoga

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart