Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sau sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu có sao không? Câu trả lời của bác sĩ

Nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu, điều này khiến các mẹ lo lắng về sức khỏe của bản thân. Máu sinh là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở mọi người phụ nữ khi sinh nở, tùy theo sức khỏe và cơ địa mỗi người mà lượng sản dịch ít hay nhiều. Sau khi sinh con thì tử cung người phụ nữ sẽ phục hồi lại, lúc này niêm mạc tử cung sẽ bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài, đây được gọi là máu sinh hay sản dịch. Thông thường, sau khi sinh mổ thì khoảng 20 ngày đổ lại thì sản dịch sẽ ra hết, tuy nhiên nếu kéo dài hơn 2 tháng kèm theo các triệu chứng cơ thể như sốt, mệt mỏi,…thì có thể mẹ gặp vấn đề bế sản dịch sau sinh, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều trị ngay lập tức.Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu và thắc mắc về các vấn đề như sau sinh mổ bao lâu hết sản dịch? sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu nguy hiểm như thế nào? cách điều trị và phòng ngừa bế sản dịch sau sinh,…mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi nhé.

sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu

Tình trạng sau sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu. Ảnh: Internet.

1. Sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu có sao không?

Trường hợp sau sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu gặp phải không ít ở các mẹ bầu. Trước tiên các mẹ nên hiểu rằng lượng máu sẽ ra nhiều và giảm dần qua các ngày hậu sinh, trong vòng 7 – 10 ngày thì lượng máu sẽ loãng dẫn và chuyển đổi màu sắc thành vàng nhạt và màu trắng. Tiếp tục trong khoảng 20 ngày tiếp theo thì máu sinh ra hết, chỉ có một số ít sản phụ kéo dài đến một tháng.


Việc sau sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm hay không? Điều này còn tùy thuộc vào việc âm đạo có ra máu liên tục hay không. Nếu như ra máu không liên tục và mỗi lần ra một ít thì đó có thể là hiện tượng kinh non sau sinh, đây là trường hợp không đáng lo ngại và sẽ biến mất sau vài ngày. Nếu ra máu có mùi tanh hôi với màu nâu sẫm thì khả năng cao là mẹ đã bị viêm nhiễm bộ phận nào đó ở tử cung hoặc tình trạng sót nhau thai cần chú ý.


Mẹ cũng nên chú ý các chứng viêm nhiễm hậu sản vì có thể khiến mẹ đau bụng dữ dội và ra máu thường xuyên. Khi có các triệu chứng đau bụng, buồn non và xuất huyết âm đạo thì nên đến bệnh viện kiểm tra phòng trừ nguy cơ mẹ bị bế sản dịch, ứ đọng sản dịch sau sinh.

sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu có sao không

Sau sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu không bị sốt, đau bụng thì bình thường. Ảnh: Internet.

2. Cách điều trị và phòng ngừa bế sản dịch

Để hạn chế được hiện tượng bế sản dịch sau sinh, phụ nữ sau sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Khi nằm ngủ không nên nằm vắt chéo hai chân lên nhau vì điều này có thể khiến cho sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài.


Thông thường trong vòng 10 ngày đầu sau sinh tử cung co hồi rất tốt, mỗi ngày sẽ co khoảng 1 cm để tống dần sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên nếu sau sinh, sản phụ lười vận động hoặc nằm nhiều thì tử cung sẽ không thể co lại được, khiến cho sản dịch nằm ứ đọng lại trong tử cung gây nhiễm trùng. Sau khi sinh, tốt nhất sản phụ chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8 tiếng đồng hồ, sau đó đừng dậy vận động đi lại nhẹ nhàng đề dạ con co lại nhanh chóng, sản dịch bị đẩy ra ngoài.


Với những sản phụ có tử cung ở tư thế gập trước thì nên nằm sấp trong thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày, điều này giúp sản dịch ra dễ dàng hơn.

đi lại sau sinh mổ đẩy sản dịch ra ngoài

Các sản phụ nên vận động nhẹ để sản dịch dễ bị đẩy ra ngoài. Ảnh: Internet.

Sau sinh, việc kiểm tra cổ tử cung để xem những dấu hiệu bất thường là điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải đi khám phụ khoa và siêu âm để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị. Nếu thấy người mẹ bị bế sản dịch kèm theo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bác sỹ sẽ kê thuốc để kích thích co bóp tử cung, giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài và điều trị dứt các bệnh phụ khoa.

3. Cách làm sạch sản dịch sau sinh theo dân gian

Để hạn chế tình trạng sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu thì các mẹ có thể sử dụng các phương pháp làm sạch sản dịch dân gian, vừa an toàn sức khỏe lại tống sản dịch ra ngoài một cách nhanh chóng.

3.1. Ăn canh đậu phụ trứng gà

Dùng 2 bìa đậu phụ, 2 quả trứng gà và một ít đường trắng, đem nấu thành canh để ăn vào sáng sớm khi đói. Mỗi ngày ăn một lần và liên tục khoảng 4 ngày thì hết sản dịch.

canh đậu phụ trứng gà

Canh đậu phụ trứng gà giúp hết sản dịch nhanh. Ảnh: Internet.

3.2. Uống nước rau ngót

Lấy lá rau ngót rửa sạch, cho cùng ít nước vào máy sinh tố, xay chắt lấy nước uống, mỗi ngày 1 cốc. Nếu không uống được, bạn có thể luộc hoặc nấu canh và ăn trong các bữa cơm. Rau ngót vừa trị sót nhau lại giúp tống hết sản dịch ra ngoài một cách nhanh chóng.  Đây cũng là thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh và cho con bú nên các chị cứ yêm tâm sử dụng.

3.3. Uống chè vằng

Mỗi ngày, hãm khoảng 30g với nước để uống thay nước lọc, liên tục trong 1 tuần. Chè vằng còn có tác dụng lợi sữa, giảm cân, bổ máu, dễ tiêu hóa. Các mẹ mới sinh nên uống nóng để tốt cho sức khỏe và có hiệu quả giảm sản dịch nhanh hơn nhé!

chè vằng cho phụ nữ sau sinh

Chè vằng rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh con. Ảnh: Internet.

3.4. Đậu đen và đậu đỏ

Đậu đen, đậu đỏ mỗi loại 200g, đem rang qua, rồi nấu với nước cùng men rượu, ngày uống một lần. Cũng có thể dùng 50g gừng tươi nướng cháy, 50g đường đỏ, đem nấu với nước, ngày uống 2 lần.

4. Những lưu ý để tránh bế sản dịch

Để sản dịch ra hết sau khi sinh, tránh hiện tượng sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu thì các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế sử dụng tampon trong thời gian ra sản dịch để tránh viêm nhiễm. Tốt nhất là nên sử dụng băng vệ sinh thường ngày trong thời kỳ hậu sản là tốt nhất, nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 giờ một lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh.
  • Với những chị em bắt buộc phải nằm nhiều, ít đi lại, ít vận động vì sợ sa dạ con thì khả năng cao sẽ bị gặp trường hợp bế sản dịch. Để tránh tình trạng bế sản dịch, các mẹ chỉ nên nằm nghỉ ngơi tối đa trong 8 giờ/ngày, cần đi lại và vận động nhẹ nhàng
sản phụ nằm nghỉ sau sinh mổ

Mẹ chỉ nên nghỉ tối đa 8 tiếng sau sinh để tránh bế sản dịch. Ảnh: Internet.

  • Sau sinh mổ không nên nịt bụng quá chặt, việc nịt bụng sẽ tạo áp lực lên thành bụng, cảm trở quá trình phục hồi thành bụng và cản trở các cơ quan sinh sản trở về vị trí ban đầu, việc này làm sản dịch không được đẩy hết ra ngoài làm đọng máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sản phụ.
  • Nếu sau 6 tuần mà sản dịch vẫn ra nhiều và đặc biệt có máu kèm theo mùi hôi, mẹ hay bị sốt vặt 38 – 39 độ C… thì khả năng bị bế sản dịch là rất cao. Lúc này hãy liên hệ ngay với bác sỹ để có thể can thiệt kịp thời vì đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người phụ nữ sau sinh.

Hy vọng sau khi theo dõi những chia sẻ trên đây các mẹ đã giải đáp được hiện tượng sinh mổ hơn 2 tháng vẫn ra máu này và có cách chăm sóc bản thân tốt nhất, tránh được những nguy hiểm không mong muốn sau khi sinh nở. Rất nhiều trường hợp sản phụ gặp phải hiện tượng bế sản dịch sau sinh, tùy theo các triệu chứng kèm theo mới xác định được mức độ nguy hiểm. Chính vì vậy các mẹ hãy bổ sung đầy đủ các kiến thức cho bản thân, nhanh chóng xử lý tình huống khi xảy ra. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart