Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sinh mổ con thông minh hơn sinh thường?

Trẻ sinh mổ có nhiều điểm khác biệt với sinh thường như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, sức đề kháng đều không bằng các bé sinh tự nhiên, ngoài ra chưa có khẳng định nào sinh mổ con sẽ thông minh hơn.

Trẻ sinh mổ thông minh hơn?

Tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ngoài lý do về bệnh lý, mẹ bầu bị chỉ định phải đẻ mổ thì có rất nhiều bà mẹ với tâm lý sợ đau đẻ, sợ ảnh hưởng đến vùng kín hay chỉ đơn giản là có thể chủ động trong ca sinh mà chọn đẻ mổ.


Ngoài những lợi ích tích cực kể trên, bà bầu cần biết rằng với sản phụ và trẻ sơ sinh, đẻ thường vẫn là tốt nhất. Đẻ mổ không chỉ khiến mẹ lâu hồi phục sức khỏe, sữa lâu về mà còn khiến thai nhi đối mặt với nhiều nguy cơ như khả năng miễn dịch thấp, dễ bị suy hô hấp và rất khó đẻ bú mẹ

Sinh mổ con thông minh hơn sinh thường?

Chưa có  nghiên cứu nào chứng minh sinh mổ thông minh hơn đẻ thường, nhưng chắc chắn có một sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường mà những thiệt thòi lại thuộc về những trẻ được sinh bằng đường phẫu thuật.

Trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt

Tuyệt vời nhất là trẻ được sinh thường, bởi cái gì thuận với tự nhiên cũng tốt hơn. Khi ra đời bằng phương pháp sinh thường, bé sẽ biết lựa chiều phù hợp với khung xương của mẹ, biết chồng các xương của mình lại để có thể ra một cách dễ dàng nhất. Bé sinh thường buộc phải ép ngực và lúc đó nước trong phổi sẽ ra hết. Khi bé khóc, phổi sẽ nở ra. Ở trẻ sinh mổ, việc không qua đường sinh tự nhiên của mẹ khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, nên nhiều bé còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè hoặc mắc các bệnh về hô hấp sau này.

1/ Hệ hô hấp của những bé sinh thường bao giờ cũng tốt hơn sinh mổ.

Ở trẻ sinh thường, trẻ được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo của mẹ. Vì thế, tự cơ thể của bé có thể sản xuất hệ miễn dịch. Đây là bước quan trọng đầu tiên để phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Ở trẻ sinh mổ, bé không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong đường ruột nên sự phát triển của hệ miễn dịch bị chậm trễ. Hơn nữa, với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Nên trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt. Với trẻ sinh mổ, việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng. Vì thế, trẻ sinh thường ít ốm vặt và nuôi cũng dễ hơn trẻ sinh mổ. Hệ miễn dịch phát triển chậm trễ khiến trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh thường, đặc biệt là hen suyễn, bệnh về hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa và dị ứng (chàm sữa). Có tới 15% trẻ sinh mổ có nguy cơ dị ứng, dù không có yếu tố di truyền, cả bố và mẹ đều chưa từng bị dị ứng.

2/ Trẻ sinh thường thu nạp vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Trẻ sinh thường được thừa hưởng ở mẹ những vi khuẩn có lợi, từ đó hình thành vi khuẩn có ích trong đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng thức ăn, giảm tỉ suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, vi khuẩn đường ruột còn tham gia tổng hợp vitamin K, B rất tốt cho sức khỏe của trẻ.


Bên cạnh sự non yếu của hệ miễn dịch, trẻ sinh mổ còn có hệ tiêu hoá không tốt như những bé sinh thường. Trẻ sinh mổ do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp nên cũng dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa như: nôn trớ, ợ hơi, táo bón, trướng bụng, tiêu chảy… Đặc biệt, với hệ tiêu hoá còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.


Ngoài ra, khoa học cũng cho thấy rằng, 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế, sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Các loại vi khuẩn có lợi nằm trong đường tiêu hóa còn có thể hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống lại bệnh tật.

Khi nào nên sinh mổ?

  • Khung chậu bất thường.
  • Đường ra của thai bị cản trở: nhau tiền đạo, u tiền đạo…
  • Tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước.
  • Sức khỏe người mẹ không bảo đảm.
  • Suy thai cấp đứa bé không thể ở lâu trong bụng mẹ được.

Còn lại đa số trường hợp, muốn biết sinh mổ hay sinh thường phải chờ vào giai đoạn chuyển dạ mới đánh giá được. Những chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ có thể do một tình huống cấp cứu, do một tiến triển bất thường của chuyển dạ hoặc nguyên nhân bệnh lý nào đó chưa được phát hiện trong thời kỳ trước chuyển dạ, lúc này mới lộ ra. Khi nào thì cần sinh mổ chủ động để lấy thai ra?

Nguy cơ khi sinh mổ là

  • Tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé.
  • Sẹo ngoài da đặc biệt cơ địa seo lồi.
  • Sẹo tử cung, không lành tốt ảnh hưởng lần sinh sau.
  • Hậu phẫu kéo dài, không đi lại, ăn uống bình thường sau sinh được.
  • Mẹ không cho con bú trong những giờ đầu sau sinh.
  •  Sức đề kháng miễn dịch của bé kém vì không thừa hưởng được vi khuẩn có lợi từ ống sinh người mẹ.

Sinh mổ nên kiêng những gì?

  • Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).
  • Nếu bà bầu sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.
  • Tránh dùng những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tành như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.
  • Bạn cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia…), có tính kích thích (càphê, trà đặc…) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari…) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.
  • Bf bầu có vết mổ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
  • Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.
  • Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
  • Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.
  •  Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

Khi nào nên quan hệ sau khi sinh mổ?

Sau khi sinh mổ, các vết thương cần có thời gian để liền sẹo, các cơ và mô được khâu lại rất nhạy cảm trong nhiều tuần sau khi đẻ. Vì vậy bất kỳ hoạt động nào mạnh đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người vợ. Vợ chồng cần kiêng cữ cho đến khi vết mổ của vợ lành hẳn.


Các cụ thường cho rằng phải kiêng cữ 3 tháng 10 ngày, tuy nhiên yếu tố này không bắt buộc. Thông thường sau khi sinh con, tháng đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu, vì vậy chỉ nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng. Ngoài ra, sau sinh quan hệ tình dục khi sản dịch còn và cổ tử cung chưa đóng, người vợ dễ có nguy cơ nhiễm trùng.


Vì thế vấn đề quan hệ sau sinh của người phụ nữ không nhất thiết là phải đủ 3 tháng 10 ngày nhưng dù sinh thường hay sinh mổ thì cũng chỉ nên quan hệ trở lại sau 6 tuần và đặc biệt là người phụ nữ phải đảm bảo là đã sạch sản dịch  nhé.


tu khoa

  • sinh mổ kiêng ăn gì
  • đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa
  • phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì
  • mổ đẻ xong nên ăn hoa quả gì
  • trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart