Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sinh mổ – Phương pháp sinh ngày càng được nhiều bà mẹ lựa chọn

Ngày nay tỷ lệ sinh mổ đang không ngừng gia tăng với nhiều lý do khác nhau. Sinh mổ là một ca phẫu thuật không hề đơn giản, nên bố mẹ cần phải chuẩn bị thật kỹ cả về tâm lý lẫn sức khỏe. Để chuẩn bị cho một ca sinh mổ diễn ra thật suôn sẻ, mẹ bầu hãy đọc kỹ những điều sau để có sự chuẩn bị thật tốt cho lần chào đón con yêu sắp tới.

1. Sinh mổ

Với phương pháp sinh mổ, em bé sẽ chào đời không qua đường âm đạo của người mẹ như thông thường mà được các bác sĩ đưa ra khỏi tử cung của người mẹ thông qua một cuộc phẫu thuật.


Sinh mổ thường được thực hiện trong trường hợp các bác sĩ thấy rằng có khả năng sẽ xảy ra rủi ro cho người mẹ và em bé nếu mẹ sinh thường theo ngã âm đạo (mặc dù thực tế vẫn có một số tranh cãi về cách đánh giá những rủi ro này).

sinh mổ

Sinh mổ ngày nay là phương pháp sinh con phổ biến được nhiều phụ nữ chọn lựa. Ảnh: Internet

Sinh mổ thường được thực hiện sau khi gây tê màng cứng (hoặc gây tê cột sống), để người mẹ vẫn có thể nhận biết được sự ra đời của con mình nhưng không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật.


Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ gây mê có thể quyết định chọn biện pháp gây mê toàn thân. Hiện nay, sinh mổ được xem là một phương pháp cực kỳ an toàn với tỷ lệ tử vong rất thấp.


Tuy nhiên, chúng ta cũng nên hiểu rằng sinh mổ vẫn không thể an toàn bằng sinh thường. Nguyên nhân là do các vết mổ đòi hỏi thời gian hồi phục hơn lâu hơn, và việc phẫu thuật cũng có nhiều khả năng gây ra một vài rắc rối cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên chọn sinh mổ nếu không vì những lý do chính đáng.


Sinh mổ có thể được lên kế hoạch trước khi bắt đầu có cơn đau chuyển dạ (trường hợp này gọi là “chọn” mổ) hoặc có thể là không hề có kế hoạch cho đến khi có rắc rối xảy ra trong quá trình chuyển dạ và bác sĩ buộc phải quyết định một ca mổ “cấp cứu”.

Phương pháp sinh mổ

Phương pháp sinh mổ đang được nhiều bà mẹ lựa chọn. Ảnh: Internet

2. Lý do để chọn sinh mổ

Thông thường, bạn nên cân nhắc sinh mổ trong trường hợp nếu sinh thường qua ngã âm đạo sẽ có thể gây rủi ro cho mẹ hoặc bé. Kết quả siêu âm và các xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai có thể giúp đưa ra những lý do chính đáng khiến bạn chọn sinh mổ, ví dụ như những lý do sau:

  • Em bé có một tình trạng bất thường nào đó và cần được ra một cách nhanh chóng
  • Người mẹ bị một tình trạng bất thường (như tiền sản giật hoặc nhau tiền đạo) hoặc đang mang bệnh có thể truyền qua cho em bé trong quá trình sinh thường – chẳng hạn như HIV dương tính, viêm gan hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng kín
  • Em bé trong tư thế sinh ngược (chân ra trước) hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được
  • Đối với thai ba hoặc nhiều hơn (và thường thì ngay cả với thai đôi)
  • Người mẹ đã sinh mổ trước đây – sinh mổ lần 2 – hoặc đã từng phẫu thuật tử cung

3. Cần chuẩn bị gì cho ca sinh mổ?

Các mẹ sẽ bắt đầu bằng việc gặp bác sĩ gây mê để trao đổi về tiền sử sức khỏe của bạn và yêu cầu bác sĩ giải đáp những gì bạn thắc mắc. Họ sẽ lấy một ít máu của bạn và đề nghị bạn ký đơn đồng ý sinh mổ. Bạn sẽ được cho uống Antacid để trung hòa axid trong dạ dày và truyền dịch qua ven tay để bác sĩ có thể theo dõi mức nước trong cơ thể và cho bạn thêm thuốc giảm đau nếu cần.


Khi lên đến bàn mổ, bác sĩ gây mê sẽ gây tê cục bộ (ở sống lưng hoặc ngoài màng cứng) cho bạn và bạn sẽ được nối ống dẫn tiểu để làm sạch bàng quang (ống dẫn sẽ vẫn được gắn ở chỗ đó khoảng từ 12 – 24 tiếng đồng hồ sau khi phẫu thuật xong).


Bạn cũng có thể được cạo một phần lông mu để làm sạch chỗ cần rạch.

Chuẩn bị thật kỹ trước khi sinh mổ

Chuẩn bị thật kỹ trước khi lên bàn sinh mổ. Ảnh: Internet

4. Ca sinh mổ diễn ra như thế nào?

Những bác sĩ phẫu thuật phải là những bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm.


Sau khi thai phụ đã được gây tê, thử phản ứng, bác sĩ rạch một đường chừng hơn 10 cm trên da, rồi đến các lớp mô, và chạm tới tử cung.


Chỉ trong vài giây, em bé được đưa ra khỏi túi ối kèm theo cả dây rốn và thậm chí cả nhau thai. Nữ hộ lý sẽ cho người mẹ nhìn thấy em bé nếu người mẹ còn tỉnh táo, trước khi đưa bé chăm sóc.


Thời gian kể từ vết cắt đầu tiên tới khi em bé được chào đời chỉ trong khoảng 10 phút. Công việc khâu lại các lớp mô, cơ, đòi hỏi thời gian lâu hơn, khoảng 30 phút, các bác sĩ có thể sẽ chọn chỉ tự tiêu hoặc chỉ phải rút ra ở đường khâu bên ngoài sau 7- 9 ngày ngày.

5. Điều gì xảy ra sau khi bé chào đời?

Bé của bạn sẽ được đưa tới phòng sưởi ấm, là một chiếc giường nhỏ và ấm, để bác sĩ nhi khoa khám cho bé. Khi bác sĩ thấy bé hoàn toàn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ quấn bé vào chăn mềm và trao bé cho bạn hoặc chồng của bạn.

6. Sinh mổ có thể làm thay đổi việc tiếp xúc giữa mẹ và bé

Sản phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc gây tê, hoặc thậm chí là thuốc gây mê, cho ca mổ. Vì vậy thời gian mẹ được gặp gỡ con sẽ muộn hơn bình thường. Người mẹ sẽ tỉnh dậy với cơn đau ở bụng dưới và một đứa trẻ đã được quấn tã sạch sẽ nằm bên cạnh.

Thời gian mẹ gặp gỡ con sẽ muộn

Thời gian mẹ gặp gỡ con sẽ muộn hơn sinh thường. Ảnh: Internet

Người mẹ sẽ bị dằn vặt vì sự thất vọng và cảm giác có lỗi khi không thể làm mẹ “như tất cả mọi người”. Hãy chuẩn bị tinh thần và tự trấn an mình tách khỏi tâm lý ấy, và đặc biệt là những người thân, hãy động viên và khen ngợi thành công của người mẹ.


Tất nhiên, ca sinh mổ không thể cho phép việc tiếp xúc da thịt giữa mẹ và con ngay khi đứa trẻ vừa ra đời.

7. Người mẹ cần bao lâu để phục hồi sau ca mổ?

Sẽ lâu hơn với những ca đẻ thường, bởi dù không phức tạp, nhưng đây vẫn là một cuộc phẫu thuật thực sự. Thông thường phải cần 20 tới 30 ngày để sản phụ khỏe mạnh trở lại. Tất nhiên để đứng được dậy thì nhanh hơn nhiều, chỉ trong vòng 24h sau sinh.


Ban đầu, có thể rất khó khăn khi bước đi. Nếu vùng bụng quá đau, bác sĩ sẽ phải dùng đến thuốc giảm đau có nguồn gốc morphine trong bốn tám giờ đầu. Thời gian sản phụ lưu lại bệnh viện cũng sẽ lâu hơn, thường trong khoảng 5 – 6 ngày.

mang thai lại sau sinh mổ là 5 năm

Khoảng cách tốt nhất để mẹ sau sinh mổ mang thai lại là 5 năm. Ảnh: Internet

8. Sau khi sinh mổ bao lâu người mẹ lại có thể mang thai?

Các bác sĩ khuyến cáo nên chờ ít nhất 2 đến 3 năm để sinh đứa trẻ thứ hai sau khi sinh mổ, và khoảng cách tốt nhất là 5 năm.


Tuy nhiên, nếu vì lý do tuổi tác hoặc chỉ vì “lỡ kế hoạch” mà có bầu, người mẹ cũng cần tới thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có lời khuyên chính xác về việc có nên giữ thai lại hay không, và những chế độ chăm sóc cần thiết để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi.


Với những gì mà chúng tôi vừa chuyển tải, mong rằng mẹ bầu đã có cái nhìn rõ nét hơn về phương pháp sinh mổ, và có cho mình dự định cho lần sinh con sắp tới. Việc tìm hiểu kỹ càng một phương pháp sinh con thích hợp, không chỉ giúp quá trình vượt cạn của mẹ diễn ra một cách suôn sẻ, mà còn đảm bảo ít biến chứng bất lợi về sau. Vậy nên, mẹ bầu khi mang thai vào những tháng cuối chu kỳ, cần thăm khám bác sĩ đều đặn hơn. Vì thời điểm quan trọng này sẽ giúp họ phát hiện kịp thời mọi dấu hiệu bất thường, từ đó sớm đưa ra quyết định cuối cùng cho mẹ là cần chọn sinh thường hoặc sinh mổ. Chúc bạn có “hành trình” vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông.

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart