Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sự phát triển của bé trai & bé gái 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi tùy theo trai hay gái mà có cân nặng, chiều dài khác nhau nhưng tất cả đều biết tự chơi, biết cầm nắm vật, biết vẫy tay chào tạm biết, nói a a khi muốn điều gì đó…

Bé 9 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Từ 8 – 9 tháng tuổi
Chiều dàiBé trai: 67,9 – 77,5cm; trung bình: 72,7cm; Bé gái:66,5 – 76,1cm; trung bình: 71,3cm.
Cân nặngBé trai: 7,3 – 11,4kg; trung bình: 9,3kg; Bé gái: 6,8 – 10,7kg, trung bình: 8,8kg.
Vòng đầuBé trai: 43 – 48cm; trung bình: 45,5cm; Bé gái: 42,1 – 46,9cm; trung bình: 44,5cm.
Vòng ngựcBé trai: 41,6 – 49,6cm; trung bình: 45,6cm; Bé gái: 40,4 – 48,4cm; trung bình: 44,4cm.
ThópThóp trước tiếp tục thu nhỏ, thông thường khoảng tháng 12 – 18 sẽ khép lại.

Có thể vừa cầm đồ vật vừa bò, khi bò, bắt đầu biết cách chuyển hướng, một số bé 9 tháng tuổi có thể bò lên cầu thang.


– Hai tay có thể nắm lấy đồ chơi và tự ngồi một mình, không té ngã; khi ngồi trên ghế, cũng ngồi rất vững; đang ngồi có thể quay 900 và cúi xuống đất.

Sự phát triển của bé trai & bé gái 9 tháng tuổi

– Có thể vịn vào và đứng dậy một chút. Sau khi đứng dậy, đã biết tự mình quỳ xuống, một số ít trẻ có thể biết vịn vào tường hoặc vật dụng để đi.

Vận động tinh


-Biết vỗ tay ở trước ngực hoặc cầm hai vật đập vào nhau.


Bé 9 tháng tuổi có thể tự cầm bình sữa để bú; khi bình sữa rơi, bé biết tư nhặt lên.


– Biết dùng tay chỉ phương hướng và đồ vật.


– Biết dùng ngón tay để móc đồ vật.


– Có thể cho những khối xếp hình vào đồ hộp, còn biết lấy những khối xếp hình từ hộp ra.


– Bắt đầu chơi xếp hình và biết chồng hai khối lên nhau.

Khả năng thích ứng


– Khi nhìn thấy khối xếp hình ở trong hộp, bé có thể lấy nó ra.


– Sau khi lấy khối xếp hình ra, bé sẽ cầm nó đập vào hộp.


– Thích chơi đùa với người khác.


– Biết dùng ngón tay để cầm vật nhỏ  và cả hai tay để cầm vật lớn.


– Khi dùng vải che hơn nửa khối xếp hình, chỉ chừa lại phần mép, bé có thể tìm được khối xếp hình bị che lấp.


– Nếu bé phát hiện ra lỗ nhỏ, bé sẽ đưa ngón tay vào trong đó.


– Biết cầm đồ vật bằng một tay, cũng biết bỏ vật từ trên tay xuống để lấy vật khác.


– Đặt trống lắc bên cạnh đó, bé sẽ biết cầm lấy tay cầm và lắc.


– Bé rất thích được khen khi làm tốt một việc hay một trò nào đó; biết cảm thấy chán khi lặp lại một việc gì đó.

Ngôn ngữ


– Bắt đầu xuất hiện ngữ điệu cao thấp một cách rõ ràng, biết dùng âm thanh để nhấn mạnh sự kích động của tâm trạng .


– Có thể bắt chước tiếng ho của người lớn, biết dùng đầu lưỡi để phát ra tiếng kêu.


– Khi người lớn dùng tay để nói chào, tạm biệt với bé, bé cũng sẽ bắt chước và dần dần biết dùng tay để biểu thị.


– Biết chú ý lắng nghe người khác nói chuyện hoặc hát. Ngoài tên gọi của mình, bé còn biết phản ứng với vài chữ khác như “không được”…


– Có thể nghe hiểu những câu đơn giản như đi lấy đồ chơi.


– Có thể phát ra những âm đơn giản nhưng phát âm chưa chuẩn xác. Như vừa khóc vừa nói “không” vừa vẫy tay biểu thị sự không đồng ý; khi muốn người lớn giúp mình lấy đồ vật, bé sẽ chỉ vào đồ vật, nhìn người lớn rồi kêu “a a”…

Hành vi giao tiếp


– Khi nhìn thấy mẹ cầm bình sữa, bé sẽ chờ mẹ đến cho mình bú.


– Có thể phân biệt được mình và mẹ trong gương.


– Khi biểu diễn trước mặt mọi người  mà được động viên, khích lệ, bé sẽ biểu diễn lại.


– Thích chơi trò cút bắt , vỗ tay và biết bắt chước động tác của người lớn; Khi chơi cút bắt với người lớn, bé sẽ chủ động tham gia vào trò chơi.


– Khá nhạy cảm với những bé khác, khi thấy bé khác khóc, bé cũng sẽ khóc theo

Chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi:

– 3 bữa ăn chính: Cháo, bột hoặc cơm nhão với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng tăng dần từ khoảng 60-90g gạo tẻ trắng, 60-90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…


– 3 bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…


– Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày


Thức ăn hàng ngày cho bé cần đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ. Ngoài ra mẹ nên thay đổi cách chế biến và thực đơn cho bé để kích thích sự ngon miệng. Tránh nấu một nồi cháo rồi cho con ăn cả ngày, vừa mất chất dinh dưỡng vừa khiến bé chán ăn.


Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm và ăn nhạt. Mẹ nên quy định bữa ăn cho bé, ví dụ 3 bữa bột/cháo vào khoảng 09h, 14h, 18h, cho bé ăn ra bữa, không kéo dài thời gian quá 30 phút/1 bữa.


Những việc không nên làm:


– Cho bé ăn thức ăn thừa.


– Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).


– Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi). Đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh.


– Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).


– Dùng nhiều muối.


– Dùng nhiều đường (ngọt, dễ hư răng).

Có nên cho con ăn dặm theo kiểu Nhật không?

Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:


– Cho trẻ bắt đầu với cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.


– Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.


– Không thêm gia vị vào thức ăn của con


– Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.


– Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.


– Không thúc ép trẻ ăn


– Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày

Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

– Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.


– Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.


– Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.


– Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng tuổi

theo eva

tu khoa

  • su phat trien cua be 9 thang tuoi
  • dinh duong be 9 thang tuoi
  • be 9 thang tuoi nen cham soc nhu the nao
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart