Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 7

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đã biết ngồi và khá hiếu động thích bò quanh nhà, bắt đầu hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ nếu bạn gọi tên bé bé sẽ quay đầu lại..

Trẻ sơ sinh tháng thứ 7 phát triển như thế nào?

Em bé bảy tháng đang dần trở nên độc lập và phát triển tính cách của riêng mình. Trẻ 7 tháng tuổi có thể học được cách kiểm soát môi trường và đôi khi vẫn vui vẻ khi bị kiểm soát, thông qua hành động nhặt món đồ chơi yêu thích để chơi hoặc bò từ nơi này đến nơi khác. Trong những tháng tiếp theo, bạn nên tạo ra nhiều cơ hội để tiếp tục khuyến khích em bé tăng khả năng vận động, sự sáng tạo và sự tò mò một cách an toàn.

1/ Cân nặng của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Bình thường, trẻ mới đẻ đủ tháng nặng trung bình 2,9-3 kg; dưới 2,5 kg là thấp cân (do đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).


Trẻ đủ tháng tăng cân rất nhanh trong năm đầu: nửa năm đầu tăng trung bình mỗi tháng 600 gam; nửa năm cuối mỗi tháng tăng 400-500 gam. So với lúc mới đẻ, trẻ 5-6 tháng tuổi nặng gấp 2 lần; trẻ 12 tháng tuổi nặng gấp 3 lần.


Chiều cao:

  • Bé trai : 64,0 ~ 73.0cm
  • Bé gái : 62,6 ~ 71.2cm

Cân nặng:

  • Bé trai : 6,66 ~ 9.97kg
  • Bé gái : 6,23 ~ 9.23kg

2/ Trẻ 7 tháng tuổi mọc răng

Giữa tháng thứ 5 và thứ 7, bạn sẽ thấy những chiếc răng nhỏ xíu đầu tiên mọc lên từ nướu. Bạn sẽ biết bé đang mọc răng vì bé chảy nước dãi nhiều hơn và khó chịu hơn bình thường. Để làm dịu nướu, hãy cho bé một chiếc khăn lạnh, đồ chơi nhai. Không nên sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ cọ xát trên nướu răng vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 7

Một khi những chiếc răng đầu tiên đã xuất hiện, hãy đánh răng cho bé hàng ngày bằng bàn chải đánh răng mềm, nước và một ít kem đánh răng cho bé.


Có thể bạn sẽ thấy hai chiếc răng cửa hàm dưới của bé mọc lên trước, sau đó là 2 chiếc răng cửa hàm trên. Trong vòng khoảng 3 đến 4 tháng tiếp theo, những chiếc răng còn lại sẽ mọc. Đừng lo lắng nếu bé 7 tháng tuổi chưa mọc răng nào, vì mỗi bé sẽ có kiểu mọc răng khác nhau. Một số bé đã mọc răng ngay từ khi được sinh ra, số khác mọc răng lúc 1 năm tuổi.

3/ Bé 7 tháng tuổi đã biết làm gì?

Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ. Em bé sẽ phản ứng khi bạn nói “không”, mặc dù trẻ ở độ tuổi này không làm theo lệnh đó. Khi nào bạn gọi tên bé, ít nhất bé cũng sẽ quay đầu lại.

Trẻ 7 tháng cũng giỏi hơn trong việc giao tiếp không lời, chúng có thể thực hiện một loạt các biểu cảm khuôn mặt từ cười lớn đến cau mày. Bé cũng có thể hiểu được cảm giác của bạn thông qua ngữ điệu của giọng nói và qua nét mặt. Em bé giao tiếp bằng lời nói qua nhiều âm thanh khác nhau như tiếng cười, tiếng thổi nước bọt và bập bẹ các chuỗi phụ âm như “Da-da-da”.


Trí nhớ của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể, cùng với các khái niệm về hằng định đối tượng. Chỉ vài tháng trước, khi bạn giấu một vật thể hoặc dấu mặt đi trong trò chơi ú òa, bé nghĩ rằng chúng đã ra đi mãi mãi. Bây giờ, bé nhận ra người và các đối tượng còn tồn tại mãi mãi ngay cả khi họ không có mặt.


Hằng định đối tượng có nghĩa là khi bạn không có mặt ngay trước mặt bé, bạn vẫn tồn tại trong tâm trí của bé. Em bé 7 tháng có thể bắt đầu lo lắng, khóc và bám vào bạn bất cứ khi nào bạn rời bé hoặc để bé lại với người giữ trẻ. Sự quen thuộc mang cho bé cảm giác thoải mái hơn, trẻ ở lứa tuổi này cũng bắt đầu lo lắng về người lạ.


Em bé 2 tuổi hoặc sớm hơn có thể có hội chứng lo lắng bị xa cách. Bây giờ, hãy rời khỏi bé khi bé đã đi ngủ, đã ăn và ít cáu kỉnh. Hãy giữ lời tạm biệt bé ngắn và ngọt ngào, yêu cầu người giữ bé đánh lạc hướng bằng món đồ chơi hay cuốn sách cho đến khi bạn ra khỏi cửa. Và đừng cảm thấy tội lỗi – em bé có thể sẽ ngừng khóc một vài phút sau khi bạn rời đi.


Em bé của bạn hiểu một số từ quen thuộc và bắt đầu trẻ 7 tháng tuổi hiểu được nội dung chung của một câu nói. Khả năng bắt chước những âm thanh do bạn thực hiện khiến bạn thật ngạc nhiên. Chỉ cần được dạy vài lần bé đã có thể nói được một số từ dễ, có một âm tiết và bắt đầu với một phụ âm, chẳng hạn như khi bạn nói: nói ba hoặc  ma đi con, trẻ có thể nói được.

Cách cho bé 7 tháng ăn dặm đúng cách

Khi bé được 6 tháng tuổi là mẹ đã hoàn toàn yên tâm bắt đầu cho bé ăn dặm. Tới 7 tháng tuổi, bé đã quen với việc ăn dặm nên mẹ có thể chế biến các bữa ăn dặm cho bé đa dạng và phong phú hơn. Có thể thay đổi các loại thực phẩm để nấu bột cho bé như: thịt lợn, thịt gà, thị bò, bột gạo sữa… cho bé đỡ ngán. Đồng thời số bữa ăn và lượng ăn mỗi bữa cũng cần tăng nhiều hơn trước. Mỗi ngày cho bé ăn 2-3 bữa bột tùy theo khả năng ăn và độ hào hứng của bé. Và lượng sữa mỗi ngày bé uống khoảng 750-800ml.


Ngoài bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và hoa quả chín. Vào tháng thứ 7, mức tăng cân của bé vẫn phát triển nhanh, có thể tăng 500 – 600g mỗi tháng nên cha mẹ cần cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cân một cách tốt nhất.


Với bé 7 tháng tuổi, không cần thiết phải ngày nào cũng ăn bột thịt, thỉnh thoảng mẹ có thể cho bé ăn bột rau, củ, bột sữa… điều này sẽ mang lại cho bé cảm giác lạ miệng, các loại bột này vẫn có thể cung cấp cho bé nhiều vitamin và khoảng chất từ rau củ.

Thực đơn tham khảo cho bé 7 tháng tuổi theo tuần như sau:

GiờThứ 2, 4Thứ 3, 5Thứ 6, CNThứ 7
6hBú mẹBú mẹBú mẹBú mẹ
8hBột thịt lợnBột thịt gàBột thịt bòBột trứng
10hChuối tiêu 1/3-1/2 quảĐu đủ: 100gHồng xiêm: 1 quảXoài: 100g
11hBú mẹBú mẹBú mẹBú mẹ
14hBột trứngBột cuaBột tômBột lạc
16hNước cam*Nước cam*Nước cam*Nước cam*
18hBột cáBột đậu xanh + Bí đỏBột thịt gàBột gan (Gan lợn, gà)

Lưu ý:  *Cam chỉ cần từ 50-100g (khoảng nửa quả) và 5g đường kính (khoảng 1 thìa cà phê). Chú ý từ 19h đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào cũng được.

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi hay bị bệnh gì?

Trẻ 7 tháng tuổi rất hiếu động, thường xuyên vận động như bò xung quanh nhà, hoặc tiếp xúc với nhiều đồ vật khác nhau khiến trẻ mắc nhiều bệnh về da như rôm sảy, mụn nhọt, nấm, bệnh ghẻ…


Bạn cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều vi khuẩn như đất, nền nhà…Ngoài ra bạn cần thường xuyên vệ sinh thân thể, tắm giặt sạch sẽ cho trẻ khi thấy mồ hôi tiết ra nhiều hoặc quần áo bẩn.


Trẻ không còn được bảo vệ bởi nguồn kháng thể từ sữa mẹ, bởi trẻ đã ăn dặm. Vì vậy trẻ dễ mắc phải một số căn bệnh thông thường như cảm lạnh, ho, sốt, viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, chân tay miệng.


Điều cần thiết phải làm là chăm sóc trẻ thật tốt như trời lạnh thì nên mặc ấm cho trẻ, điều trị dứt điểm các bệnh bằng thuốc kháng sinh tránh gây nhờn thuốc hoặc biến chứng. Một điều quan trọng nữa là nên giữ vệ sinh ăn uống, thân thể, giữ trẻ tránh xa khỏi nguồn lây bệnh…


Cha mẹ cần làm


Tháng thứ 7 là tháng trẻ đang phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và trí não. Bố mẹ cần tập trung vào việc cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ 5 loại chất dinh dưỡng như chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.


Bên cạnh đó nên cho trẻ chơi các trò chơi khuyến khích trí não phát triển như khả năng nhận biết đồ vật, khả năng tư duy…Bạn nên thường xuyên chơi với trẻ các trò như tìm đồ vật, con vật, xếp đồ chơi theo kích cỡ, màu sắc… Điều này không chỉ giúp trẻ tăng khả năng nói mà còn giúp làm khăng khít hơn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trẻ.


tu khoa

  • tre so sinh 7 thang tuoi nang bao nhieu
  • tre so sinh 7 thang tuoi biet lam gi
  • tre so sinh 7 thang tuoi nen an gi
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart