Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Trẻ sơ sinh thay đổi theo từng ngày, từng tháng nắm rõ được quá trình phát triển của bé qua các tháng tuổi giúp mẹ bỉm sữa có thể chăm sóc và chơi với bé tốt nhất.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng và cách chăm sóc

Sau khi được sinh ra, bé sẽ có những thay đổi, biến chuyển nho nhỏ hàng tuần. Càng lớn, bé sẽ càng tiếp tục làm bạn ngạc nhiên khi bé “khôn”, lanh lợi đến bất ngờ và bọc lộ những kỹ năng mới. Chúng tôi sẽ cùng bạn điểm qua những thay đổi này của bé theo từng tháng, và đem đến cho bạn một số lời khuyên, hướng dẫn để bạn có thể nhận biết và giúp bé phát triển tốt nhất.

1/ Bé 1 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Việc em bé chào đời sẽ làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Mỗi ngày của bạn sẽ qua đi trong vô vàn việc xoay quanh chuyện chăm sóc bé 1 tháng tuổi


Bé một tháng tuổi vẫn cần được bú thường xuyên và rất khó dự đoán giấc ngủ của bé. Bé hầu như ngủ liên tục trừ những lúc thức ngắn để bú và chơi đùa. Bé sẽ ngủ suốt trong khoảng vài giờ giữa các lần bú.

  • Cách cho bé bú: Bé một tháng tuổi cần được bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng. Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần bú có thể lên đến 12 lần. Đừng cố kiểm soát số lần bé bú mà hãy để bé tự quyết định thời gian và số lần bú. Ngoài trừ trường hợp bé không khỏe hoặc chậm lớn, bé có khả năng tự điều chỉnh khi nào cần bú và bú bao nhiêu thì đủ.
  • Ngủ: Hãy chú ý đến những dấu hiệu bé tỏ ra buồn ngủ. Sự hưng phấn vì có một thành viên bé bỏng trong nhà sẽ dẫn đến những chăm sóc thái quá dành cho bé. Điều này có thể làm bé mệt mỏi. Thậm chí từ những ngày đầu tiên hãy chú ý đến chuyện đặt bé vào trong nôi khi bé tỏ ra mệt mỏi hơn là đợi cho đến lúc bé chìm vào giấc ngủ. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ lại ngủ ngay sau khi bú và giấc ngủ có thể rất ngắn.
  • Giao tiếp: Bạn có thể thấy những nụ cười đầu tiên khi bé khi được một tháng tuổi nhưng đó dường như là những phản xạ hơn là một cử chỉ đáp lời. Khi gần được 6 tuần tuổi bé của bạn bắt đầu thật sự cười với bạn. Nhiều trẻ phát triển hành vi thể hiện sự đau bụng và cảm nhận được phổi của chúng khi được một tháng tuổi. Điều này có thể làm  các bậc phụ huynh ngạc nhiên khi vẫn nghĩ rằng em bé của họ vẫn còn thụ động và chưa thể  thể hiện cảm xúc.

Tiếng khóc của bé đem lại nhiều mệt mỏi và cả lo lắng cho cả bố mẹ và bé. Có thể một cách nào đó hiệu nghiệm ở thời điểm này nhưng lại không thích hợp trong những lúc khác. Vì vậy bạn cần sáng tạo ra những cách dỗ dành mới và thử tất cả chúng. Nên nhớ không có gì là đúng hay sai miễn là có thể làm dịu cơn khóc của bé. Bé sẽ nín khóc khi cảm nhận được sự dịu dàng và tận tụy của bạn. Nhưng cũng không thế nói trước được là mất bao lâu để bé có thể cảm nhận được nó.Bao lâu thì nên thay tã cho bé 1 lần?

2/ Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Những lúc nhìn thấy nụ cười của con trẻ, tim bạn chắc hẳn sẽ rộn ràng vì vui sướng. Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ trước đây, bản năng cũng sẽ giúp bạn có cách riêng để nói chuyện với bé.. Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ánh mắt với bé là hết sức cần thiết. Hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé kèm theo những ánh mắt, nụ cười biểu cảm trên khuôn mặt khi bé cười với bạn. Đó có thể được coi là những giao tiếp đầu tiên giữa bố mẹ và bé.


Cho bé ăn


Con của bạn có thể sẽ có những biểu hiện đòi ăn nhiều hơn khi bước vào tháng này. Hãy chiều theo ý bé và cho bé ăn khi nào bé muốn. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, tốt hơn bạn nên cho bé thay phiên bú đều cả 2 bên bầu ngực thay vì chỉ một bên.


Có thể bé sẽ cần cho bú cả ban đêm, nhưng vì ở những tuần này bé ngủ nhiều nên mỗi lần cho bú như thế có thể cách nhau 5-6 tiếng. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể được ngủ bù lấy lại sức sau những tuần đầu mệt mỏi.

  • Giấc ngủ của bé: Hãy quan sát những hình thức ngủ khác nhau của bé trong tháng này. Bé có thể ngủ bất cứ đâu và trung bình mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1-3 tiếng. Thông thường bé sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn và đây là thời điểm thích hợp đặt bé vào võng hoặc nôi ru cho bé ngủ. Tổng thời gian ngủ trong 1 ngày có thể thay đổi nhưng trung bình ngủ khoảng từ 9-18 giờ được coi là bình thường ở độ tuổi này.
  • Biểu hiện tính tình của bé: Nhiều bé trở nên khóc nhiều khi được 2 tháng tuổi, điều này hầu hết làm cho các ông bố bà mẹ đều rất lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khóc ngay cả khi mọi nhu cầu của bé đều được đáp ứng. Sự phát triển của hệ thần kinh, dưới nhiều tác nhân kích thích, việc cảm thấy khó chịu hay đơn giản muốn được chú ý là những nguyên nhân thường xuyên làm cho bé khóc.

Những tháng đầu, sẽ có những lần bạn phải để ý và làm theo bản năng những gì bạn thấy hợp với nhu cầu của trẻ. Nếu những yêu cầu đó là đúng thì hãy ôm vỗ về dỗ dành bé rồi sau đó làm cho bé thấy dễ chịu hơn.

3/ Bé 3 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Chu kỳ 3 tháng kì diệu đầu đời đã kết thúc, bé yêu của bạn sẽ bước vào một giai đoạn mới với rất nhiều thay đổi. Bé sẽ khóc ít hơn, các phản ứng của bé có thể đoán trước ngày càng đều đặn và nói chung bạn sẽ ngày càng cảm thấy bé thú vị và “khôn” hơn rất nhiều.

  • Ăn và ngủ: Khi tròn 3 tháng, bé yêu của bạn sẽ ngày càng bú sữa giỏi hơn. Khả năng hiểu và lí giải các hành động của bé như khóc lóc, cau có v.v của bạn cũng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Tiếng bé khóc khi đói sẽ khác với tiếng khóc khi bé mệt và cũng sẽ khác với tiếng khóc khi bé cảm thấy chán, muốn chơi,v..v..
  • Nếu bé vẫn bú sữa mẹ, bạn sẽ vẫn luôn phải sẵn sàng cho bé bú suốt ngày, nhưng rất nhiều bé 3 tháng tuổi bắt đầu ngủ lâu hơn trong đêm. Những bé bú bình thì thường sớm bắt đầu ngủ đêm dài hơn so với các bé bú mẹ.
  • Các bé sẽ vẫn chưa ngủ trọn giấc đêm, nhưng một bé 3 tháng tuổi thì thường có một giấc ngủ đêm trung bình khoảng 5-6 tiếng liên tục

4/ Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Em bé của bạn đang trở thành một “công dân” nhỏ tuổi ở tháng thứ 4 và sẽ làm bạn ngạc nhiên bằng những tính cách rất riêng của mình. Bạn sẽ nhận ra bé có nét gì giông giống với tính cách của ai đó mà bạn rất quen, có thể là của chính bạn hay là bố của bé, giống như là một bản sao bé nhỏ vậy. Nhưng cũng có khi bé lại có tính tình khác hẳn, không giống ai trong gia đình, đôi lúc khiến bạn không thể hiểu nổi.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Bạn đã có vài tháng để làm quen với em bé, và cũng đã biết cách chăm sóc cho bé thoải mái, vui vẻ rồi. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong quãng thời gian làm mẹ, có thể đoán trước bé cần gì, và đáp ứng cho bé. Việc này đôi lúc dễ dàng, nhưng cũng có lúc bé thật khó chịu và bạn chẳng thể hiểu nổi bé muốn gì mà đáp ứng. Điều này vẫn thường xảy ra và bạn đừng để bị mất tự tin về khả năng làm mẹ tuyệt vời của mình nhé.

  • Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ của bé Vào thời điểm này có thể em bé của bạn ngủ các giấc ngắn hơn vào ban ngày và dài hơn, liên tục vào ban đêm. Tuy nhiên bé vẫn cần phải ngủ nhiều vào ban ngày, bạn không nên bị bé “dụ dỗ” để được thức nhiều hơn. Cả giấc ngủ ngày và ngủ đêm đều có ảnh hưởng lẫn nhau nên bạn đừng quan niệm sai lầm là nếu không cho bé ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ ngủ ngoan hơn. Mà ngược lại, bạn nên sắp xếp để bé ngủ hài hòa cả ngày lẫn đêm, cũng đừng đánh thức bé để cho bú hoặc vỗ về, nựng nịu.
  • Một em bé 4 tháng tuổi thực sự đã biết biểu lộ ý muốn của mình. Bé đã bắt đầu biết chống đối khi bị bắt đi ngủ. Hãy cố gắng giữ cho bạn luôn dịu dàng, bình tĩnh khi chăm sóc bé, và “rủ rê” chồng cùng chăm sóc con càng nhiều càng tốt. Bạn hãy tìm thêm thông tin về giấc ngủ của trẻ trên trang web này, và chọn cho gia đình mình những phương pháp hữu ích nhất.
  • Em bé của bạn sẽ ti sữa ngoan hơn rất nhiều trong thời điểm này. Những khó khăn ban đầu khi cho bé bú sữa sẽ dần mất đi, bởi em bé của bạn đã khá thành thạo bú ti rồi. Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đủ dưỡng chất cho bé ở thời điểm này. Các chuyên gia vẫn khuyên không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng và đường ruột cũng chưa phát triển đủ khỏe mạnh để tiêu hóa các thức ăn cứng.

5/ Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi như thế nào?

Có thể bạn đã quay trở lại làm việc, hoặc cũng sắp rồi. Cuộc sống của bạn sẽ bận rộn hơn rất nhiều khi phải vừa chăm bé vừa đi làm. Để có thể đảm đương cùng lúc cả hai vai trò, bạn phải sắp xếp mọi thứ và đừng quá tham công tiếc việc. Nếu không thì chắc chắn bạn sẽ bị kiệt sức và suy sụp. Vì thế bạn hãy tỏ ra cương quyết khi thỏa thuận thời gian làm việc sau khi sinh với sếp, chẳng hạn như  bạn có thể chuyển sang chế độ làm việc bán thời gian, hay cho bạn khoảng thời gian về nhà cho bé bú, giờ giấc làm việc cũng phải linh hoạt và bạn có thể nghỉ khi em bé của bạn bị ốm, cần bạn chăm sóc.

  • Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ của bé Em bé của bạn có thể sẽ nhìn chằm chằm khi bạn ăn, chăm chú theo dõi bạn đút muỗng hay nĩa vào miệng và nhai. Tuy nhiên bạn vẫn không nên cho bé ăn thức ăn dặm sớm quá; bởi vì sữa vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho bé cho đến thời điểm này, đảm bảo đủ mọi nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, bạn cũng đừng ép bé phải bú sữa mỗi lần ngậm ti mẹ. Bé 5 tháng tuổi và biết rõ khi nào đói bụng cần phải bú mẹ, khi nào thì chỉ ngậm ti để giải khuây thôi.
  • Vào thời gian này em bé của bạn đã biết lật rất dễ dàng nên bạn cũng khó mà giữ bé nằm nguyên một tư thế ngửa suốt thời gian bé ngủ. Nhưng lưu ý là bạn vẫn phải đặt bé nằm ngửa khi ru bé. Đến khi bé đã có thể lật sấp, ngửa thành thục thì bạn hãy ngưng quấn khăn cho bé khi ngủ. Khăn có thể quấn lên mặt và khiến bé ngạt thở khi bé cứ lăn qua lăn lại.
  • Nếu bạn vẫn ru bé ngủ bằng cách cho ngậm ti mẹ, bạn sẽ thấy con bạn chỉ chịu đi ngủ khi được cho bú ti thôi. Nếu việc này không phiền hà gì cho cả hai mẹ con thì hãy cứ tiếp tục. Tuy nhiên, nếu bé đã trở nên lệ thuộc vào việc phải ti mẹ mới chịu ngủ, và sẽ rất khó ngủ mỗi khi chuyển sang một giai đoạn thức, ngủ khác mà không được bú, thì bạn cần phải ngưng cho bé bú mỗi khi ru ngủ thôi. Hãy tìm kiếm thêm thông tin về giấc ngù của bé trên trang HUGGIES® và áp dụng cho hai mẹ con bạn.
  • Nếu bé uống sữa công thức thì bé vẫn cần phải bú khoảng 5 bình/24 giờ. Nếu bạn cảm thấy cần phải tăng thêm lượng sữa cho bé bú, thì hãy đảm bảo rằng bạn lấy sữa trực tiếp từ hộp sữa của bé để pha. Hãy tuân thủ chính xác tỷ lệ pha sữa công thức và nước, điều này sẽ giúp cho bé không bị táo bón và lên cân quá mức.

6/ Phát triển của trẻ sơ sinh giai đoạn 6 tháng đến 1 tuổi

Độ tuổi này là lý tưởng để bạn đặt bé vào xe đẩy và cùng bé đi dạo phố. Trên đường đi bạn hãy kể cho bé nghe về mọi thứ xung quanh. Hãy giúp bé mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, luôn luôn với một thái độ tích cực từ phía bạn. Bạn chính là người hướng dẫn đầu tiên và quan trọng nhất của bé, và nhờ có bạn mà bé biết rằng cuộc sống rất thú vị và an toàn.

Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ của bé

  • Ở tháng thứ 6, đa số các em bé sẽ được mẹ cho ăn món ăn dặm đầu tiên. Nhưng cũng có những bé đã được cho ăn từ sớm hơn, và đã chịu nhai nhóp nhép thức ăn một cách ngon lành rồi. Bạn hãy lưu ý rằng bé sẽ mất dần lượng sắt vốn có sẵn trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ, và cần phải bổ sung thêm. Sữa mẹ lại không chứa nhiều chất sắt. Nên một trong những món ăn dặm đầu tiên của bé là món bột ngũ cốc, có thể cung cấp lượng sắt dồi dào. Nhưng một số bé sẽ không thích vị này, nên bạn hãy thử cho bé ăn món trái cây nghiền để thay thế, như là táo không đường hay lê xay nhuyễn. Vitamin C có trong trái cây sẽ giúp chuyển hóa chất sắt trong cơ thể, món trái cây nghiền này có vị hấp dẫn, lại mềm mịn nên các bé sẽ rất thích. Thời điểm này sữa vẫn là thức ăn chính trong chế độ dinh dưỡng của bé, nên trong bữa ăn, bạn hãy cho bé bú sữa trước, rồi mới bắt đầu ăn thức ăn dặm.
  • Em bé của bạn vẫn cần 3 giấc ngủ kéo dài khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày, và 10 tiếng vào ban đêm. Việc dỗ bé ngủ đôi khi làm bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bé không thích ngủ nhiều. Ban đêm bạn ru bé ngủ bằng cách nào thì cũng hãy thực hiện y như vậy cho bé vào ban ngày. Nếu vợ chồng bạn cùng đồng lòng và kiên nhẫn, bạn sẽ tạo được cho bé thói quen ngủ với những tiếng động ồn ào xung quanh.
  • Ở độ tuổi này, em bé của bạn có thể  học cách tắc lưỡi như người lớn. Một số thậm chí còn túm lấy mũi hay cằm của bố mẹ và ngậm mút ngon lành. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn phát triển bằng miệng, khi mà em bé của bạn sẽ khám phá rất nhiều điều mới mẻ bằng miệng của mình. Bạn đừng quá cứng nhắc trong vấn đề giữ vệ sinh cho bé, hay quyết liệt không cho ngậm bất cứ thứ gì vào miệng. Giờ đã là thời điểm bé của bạn tập ăn dặm, xung quanh bé có la liệt những thứ đồ có thể sạch sẽ, vô trùng, cũng có thể mất vệ sinh. Bạn phải làm quen với điều này thôi.

4 khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh hơn cả người lớn

Mẹ sẽ phải ngỡ ngàng khi biết thiên thần bé bỏng, nhỏ xíu của mình lại sở hữu những khả năng đặc biệt này. Dưới đây là những điều mà trẻ sơ sinh có thể làm tốt hơn cả người lớn.

  • Bản năng dưới nước: Khi bạn cho một em bé dưới 6 tháng tuổi xuống hồ nước, dùng tay đỡ bé, bụng bé úp xuống mặt nước, bé sẽ có phản xạ dùng tay và chân quẫy đạp. Khi bạn nhúng mặt bé xuống dưới nước, bé sẽ có phản xạ nín thở và mở mắt. Trẻ từ 0- 6 tháng tuổi khi nhúng đầu xuống nước sẽ có khả năng giữ được hơi thở một cách tự nhiên, tốt hơn hẳn so với những ngưới lớn không biết bơi. Khi ấy, nhịp tim của trẻ giảm, giúp trẻ duy trì lượng oxy và máu sẽ lưu thông chủ yếu ở hai cơ quan quan trọng nhất là tim và não.


    Đáng tiếc là khả năng này của các em bé sẽ mất dần đi khi các bé lớn lên – khi mà bộ não dần dần kiểm soát hầu như tất cả các phản ứng của con người. Đó là lí do vì sao ở phương Tây, rất nhiều cha mẹ tận dụng “giai đoạn vàng” khi con còn là trẻ sơ sinh để cho bé học bơi. Các em bé Tây mới vài tháng tuổi được học cách bơi lội vui vẻ, miệng mở, mắt mở không hề sợ nước là chuyện không hề hiếm..
  • Bản năng “đáng yêu”: Đáng yêu là một bản năng mang tính sinh tồn của trẻ sơ sinh. Một điều dễ nhận thấy là những em bé có đôi mắt to tròn, khuôn mặt bầu bĩnh, môi chúm chím, mũi nhỏ,… thường sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Càng lớn, con người sẽ càng “bớt dễ thương” đi. Dưới góc nhìn khoa học, nguyên nhân là bởi khi con người sinh ra sẽ phải đối mặt với nhiều sự nguy hiểm, để thích nghi được với môi trường khắc nghiệt xung quanh, con người trong quá trình lớn lên phải giảm bớt… độ dễ thương đi.
  • Khả năng tiếp thu nhanh: Các bé sơ sinh sở hữu tốc độ tiếp thu kiến thức nhanh một cách “chóng mặt”. Đối với một em bé 3 tuổi, não của bé liên tục thực hiện những kết nối trên, ước tính có khoảng 1.000 tỷ liên kết như vậy (gấp đôi so với người lớn).
  • Nhận biết nhịp điệu: Trẻ sơ sinh được coi là những ‘bậc thầy’ của nhịp điệu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện ra rằng chỉ từ 2 -3 ngày sau khi sinh, các em bé đã có thể nhận biết được nhịp điệu. Điều này lí giải vì sao các em bé thường bị thu hút bởi âm nhạc từ rất sớm. Một em bé đang quấy khóc hoặc khó ngủ có thể trở nên dễ chịu, thư thái hẳn lên nếu được xoa dịu bằng những bài hát, lời ru hoặc đơn giản là tiếng thủ thỉ đều đều của mẹ.

Cách chơi với trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Hướng dẫn cách vui chơi cùng bé theo từng tháng tuổi hiệu quả tốt cho con. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi tuy chưa nhận thức được nhiều nhưng rất cùng sự quan tâm cũng như vui chơi với trẻ trong những tháng ngày này. Nếu cha mẹ biết cách vui chơi cùng bé khoa học đúng cách thì có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh khả năng ngôn ngữ sau này. Việc vui chơi với trẻ không hề khó, chỉ cần cha mẹ chịu chơi với trẻ.

Vui chơi với bé sơ sinh 1 tháng tuổi

  • Bạn hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.
  • Nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.
  • Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu bé khi ẵm bé.
  • Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khỏang 20-30 cm.
  • Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.
  • Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.

Vui chơi với bé sơ sinh 2 tháng tuổi

  • Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.
  • Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa một đồ chơi sáng màu trước mặt bé khỏang 10 cm. Nói với bé bạn đang làm gì.
  • Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé cho đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. Làm như vậy ở tai bên kia của bé.
  • Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngòai mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập một cuộc đi dạo hàng ngày.
  • Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.

Vui chơi với bé sơ sinh 3 tháng tuổi

  • Khi nói chuyện với bé, hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé rất nhiều hơn là khi nhìn nghiêng.
  • Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật có màu sáng và hấp dẫn dễ nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.
  • Đưa cho bé 1 cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để tạo ra âm thanh.
  • Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an tòan trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.
  • Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm, hãy khen bé và gọi tên bé.
  • Đu đưa và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.

Vui chơi với bé sơ sinh 4 tháng tuổi

  • Đưa cho bé những đồ vật để bé dễ nhìn, nếm ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để bé cầm nắm.
  • Cắt một băng khỏang 2,5 cm từ một chíếc vớ màu và tròng vào cổ tay đề bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.
  • Có thể tắm cho bé lâu hơn để bé chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.
  • Lấy tay bạn nắm giữ hai chấn bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để một cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó.
  • Khi giỡn với bé, bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.

Vui chơi với bé sơ sinh 5 tháng tuổi

  • Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó. Ví dụ như một cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo một cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi, bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc những vật treo có thể chuyển động được.
  • Đặt vào nôi bé một chiếc gương bằng kim lọai không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chọn một cái gương tốt để bé có thể nhìn thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.
  • Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.
  • Tạo cơ hội cho bé gặp những bé khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.
  • Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.

Vui chơi với bé sơ sinh 6 tháng tuổi

  • Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bái hát ru bé ưa thích, thay đổi giọng (to, nhỏ, lên xuống), và phát âm tử ngữ rõ ràng.
  • Bồng bé vào lòng, mắt bé cách mặt bạn khỏang 20 cm. Bắt chước thể hiện những âm thanh do bé tạo ra.
  • Để bé tự ngồi không cần giữ và theo dõi bé. Để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã trên đó.
  • Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên 8-10 cm so với mặt sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên khỏi sàn bằng hai tay bé.
  • Đứng ở một nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi bé cười, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.
  • Tiếp tục những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và yêu thương bé.

tu khoa

  • su phat trien cua tre so sinh theo tung thang tuoi
  • be so sinh phat trien như the nao
  • cac moc phat trien quan trong cua tre so sinh
  • nên cho bé bú mẹ đến mấy tháng
  • sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng
  • bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart