Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi về ngôn ngữ – cần dạy con bạn những gì?

Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi về ngôn ngữ có rất nhiều cột mốc quan trọng cần lưu ý. Từ 1 đến 3 tuổi, trẻ đang giai đoạn tập đi. Đồng thời, phát triển nhiều kỹ năng tương tác xã hội, do đó, ngôn ngữ cũng dần được hình thành và phát triển. Mời bố mẹ cùng tìm hiểu về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi qua bài viết ngay sau đây nhé.Trong 3 năm đầu đời, sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi nổi trội nhất là ở lĩnh vực ngôn ngữ. Sự phát triển này thể hiện rõ rệt qua từng giai đoạn.

trẻ 2 - 3 tuổi nói được phụ âm

Tâm lý của trẻ ấu nhi thể hiện rõ rệt nhất ở lĩnh vực ngôn ngữ. Ảnh: Internet

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi về ngôn ngữ

Từ 1 đến 2 tuổi, trẻ thường xuyên học được nhiều từ ngữ mới do tiếp xúc với bố mẹ và những người lớn khác. Tuy nhiên, các bé vẫn chưa thực sự hiểu rõ được ý nghĩa của những từ này. Ví dụ, trẻ sẽ liên tục nói “không” dù đôi lúc nó có nghĩa là “có”. Trẻ ở độ tuổi vườn trẻ cũng bắt đầu hiểu được những câu hỏi, hoặc mệnh lệnh đơn giản. Nếu bố mẹ càng đọc nhiều sách cho trẻ nghe, trẻ sẽ càng mở rộng được vốn từ vựng. Đồng thời, phát triển khả năng sử dụng chúng phù hợp ngữ cảnh.

Từ 2 – 3 tuổi, trẻ lúc này đã học được khoảng 300 từ. Hãy tiếp tục đọc sách cho con khi có thời gian ở nhà. Khuyến khích con kể chuyện để phát triển tư duy ban đầu và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Khi con bạn thường xuyên nói những câu như “Con làm được mà!”, hay “Để con kể mẹ/ ba nghe” – đây là tín hiệu tốt. Chúng có nghĩa là con của bạn đang giành khả năng tự chủ và độc lập đấy.

mẹ nói chuyện với con trai vui vẻ

Khuyến khích trẻ 2 – 3 tuổi kể chuyện. Ảnh: Internet

1.1 Một số cột mốc về ngôn ngữ ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi

  • Hiểu được ý nghĩa từ “không”, và sẽ nói rất nhiều
  • Biết đọc tên một số bộ phận cơ thể, có thể dùng ngón trỏ chỉ vào chúng khi được hỏi
  • Làm theo các mệnh lệnh đơn giản, và hiểu chúng để đáp ứng. Ví dụ “Giày của con đâu?”, bé chỉ tay vào đôi giày của mình.
  • Thích những câu chuyện đơn giản, bài hát và thơ có vần, điệu bắt tai
  • Khi được yêu cầu, có thể tìm đúng nội dung trong tranh, sách và đánh dấu chúng
  • Biết sử dụng từ “nhiều hơn”
  • Sử dụng được một số câu hỏi ngắn, hoặc từ có 2 tiếng, như “bye – bye”, “tạm biệt”, “đi thôi”,…
  • Phát âm được một số phụ âm cơ bản, đơn giản
  • Dùng ngón trỏ chỉ vào đối tượng cụ thể mà mình đang nói đến, hoặc thể hiện rằng mình đang muốn món đồ đó
  • Hiểu được các câu dài hơn, khó hơn
  • Hỏi được nhiều câu như “Cái gì? Ở đâu? Tại sao?”
  • Nhận biết, đặt tên và chọn ra một số đối tượng, đồ vật quen thuộc

bé chỉ tay vào sách cho mẹ biết

Trẻ 1 – 2 tuổi biết dùng ngón trỏ chỉ vào món đồ mình muốn. Ảnh: Internet

1.2 Một số cột mốc về ngôn ngữ trong sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi 2 – 3 tuổi

  • Biết sử dụng 2 hoặc 3 cụm từ để nói về một thứ, biết yêu cầu món đồ mình muốn
  • Sử dụng được các âm như “k, g, f, t, d, n”
  • Có thể nói lại được theo cách hiểu của các thành viên trong gia đình, hoặc bạn cùng lớp giữ trẻ
  • Đặt được một số câu hỏi phức tạp hơn, như “Cái gì vậy?”, “Bạn tên gì?”, “Bạn bao nhiêu tuổi?”
  • Làm theo được các chỉ dẫn có không quá 2 bước thực hiện. Chẳng hạn “Tìm áo khoác của con đi nào, rồi mang giày con vào”
  • Bắt đầu sử dụng được nhiều thành phần khác nhau của ngôn ngữ nói. Ví dụ, số nhiều “nhiều cái bánh trên bàn”, giới từ “nó ở trong bình/ trên bàn”, tính từ “khá là hay”,…

bé trai nói nhỏ vào tai bé gái

Trẻ 2 – 3 tuổi biết đặt câu hỏi dài hơn. Ảnh: Internet

2. Cần dạy trẻ những gì để phát triển ngôn ngữ?

Nói đến giáo dục trẻ em, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của gia đình. Những gì trẻ được học từ người mình gần gũi nhất năm tháng ấu thơ sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Bố mẹ có thể thực hiện theo một số gợi ý sau để phát triển ngôn ngữ cho con 3 năm đầu:

  • Dành thời gian nói chuyện với con thật nhiều, khuyến khích con trò chuyện lại
  • Dạy con cách dùng từ ngữ thể hiện điều mình muốn, hoặc cảm xúc của bản thân
  • Tăng cường đọc sách, kể truyện có hình ảnh cho con nghe để giúp con tăng vốn từ và nhớ ngôn ngữ dễ dàng hơn, lâu hơn
  • Khuyến khích con nói chuyện với những trẻ khác cùng tuổi, hoặc với những người lớn khác
  • Cho trẻ nghe nhiều nhạc thiếu nhi, thơ có vần, điệu bắt tai. Trẻ ấu nhi rất thích đọc thơ, hát theo các “ca sĩ nhí” trên truyền hình, vì trẻ cũng bắt đầu hình thành tư duy vị kỷ. Nghĩa là, muốn mình trở thành “cái rốn của vũ trụ”, muốn được chú ý, muốn là trọng tâm.

Đọc sách có hình ảnh minh họa

Đọc sách có hình ảnh minh họa cho trẻ dễ học và nhớ từ vựng. Ảnh: Internet

Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi rất quan trọng đối với sự hoàn thiện tư duy của trẻ khi học các kỹ năng mới. Vì não bộ trẻ trong 6 năm đầu đời có kích thước gấp 3 lần khi trưởng thành. Do đó, ngay từ giai đoạn mới xuất hiện những từ ngữ bập bẹ đầu tiên, bố mẹ cần phải lưu ý để tập nói cho con. Sự phát triển ngôn ngữ còn giúp trẻ mở rộng quan hệ xã hội khi lớn lên – tiền đề cho các thành công trong học tập và sự nghiệp. Nào, bố mẹ hãy bắt tay vào thực hiện kế hoạch dạy con học nói ngay từ bây giờ nhé!

Adayne.vn tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart