Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tác dụng phụ của việc tiêm phòng trước khi mang thai

Tác dụng phụ của việc tiêm phòng trước khi mang thai là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi thực tế, bản chất của vắc xin là mầm bệnh, do được sản xuất từ virus gây bệnh giảm độc lực. Do đó, chúng sẽ chứa những tai biến và biến chứng sinh học mà bạn cần phải dè chừng và không nên sử dụng vô tội vạƯu điểm nổi bật của vắc xin là giúp cơ thể ít bị nhiễm bệnh hoặc nếu có nhiễm bệnh cũng chỉ ở mức độ nhẹ và không đến mức tử vong.

Bản chất của vắc xin là mầm bệnh, nên có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Bản chất của vắc xin là mầm bệnh, nên có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh: Internet

1. Tìm hiểu về bản chất của vắc xin

Vắc xin là những chế phẩm sinh học chứa mầm bệnh hoặc những thành phần tương tự có chứa mầm bệnh. Tuy nhiên, chúng đã được làm giảm độc lực và hoạt tính để làm mất khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn giữ được tính kháng nguyên.


Bằng cách tiêm phòng, kháng nguyên của mầm bệnh sẽ tiếp xúc với cơ thể và tạo ra những phản ứng như: tác động vào cơ quan miễn dịch nhằm kích thích quá tình hình thành của kháng thể, bổ thể. Từ đó, sản sinh dấu ấn miễn dịch mà không gây hại đến các tế bào hoặc cơ quan trong cơ thể.


Phản ứng của cơ thể sau khi được tiêm vắc xin giống như là cơ thể đang chống chội với bệnh tật thật sự. Tuy nhiên, mầm bệnh mà cơ thể đang chiến đấu chỉ là những yếu tố hay sinh thể đã bị làm yếu đi. Kết quả cuối cùng là cơ thể chiến thắng và tạo ra hệ miễn dịch lâu dài với bệnh tật. Về sau, nếu cơ thể tiếp xúc với nguồn bệnh, thì vẫn có khả năng kháng cự và bảo vệ sức khỏe khỏi mầm bệnh đó.

2. Các loại vắc xin cần được tiêm phòng trước khi mang thai

Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra rất nhiều loại vắc xin để chữa các bệnh như: sởi, thủy đậu, quai bị, uốn ván… Các vắc xin này tuy khác ở thành phần cấu tạo, công nghệ chế biến và tác dụng chữa trị bệnh. Tuy nhiên, về bản chất chúng được phân ra thành các loại dưới đây.

Vắc xin có thành phần cấu tạo, công nghệ chế biến và tác dụng chữa trị bệnh rất khác nhau

Vắc xin có thành phần cấu tạo, công nghệ chế biến và tác dụng chữa trị bệnh rất khác nhau. Ảnh: Internet

  • Loại 1: bao gồm các loại vắc xin chứa mầm bệnh còn sống nhưng qua quá trình chế biến đã làm yếu đi tính gây bệnh (vắc xin sống giảm độc lực). Ví dụ như các loại vắc xin phòng bệnh bại liệt, than, dịch hạch, đậu mùa, sốt vàng, lao và dại.
  • Loại 2: những vắc xin chứa các mầu bệnh đã chết. Ví dụ: vắc xin chống thương hàn, phó thương hàn, cúm, ho gà, bại liệt, sởi, cúm rubella (sởi Đức) và dịch tả.
  • Loại 3: vắc xin chứa độc tốt gây bệnh đã được giảm độc tính. Ví dụ: vắc xin chống bạch hầu, uốn ván…

Chủng ngừa vắc xin là biện pháp hiệu quả để đẩy lùi nguy cơ truyền nhiễm bệnh ở các chị em trước và sau khi mang thai. Ưu điểm của vắc xin đã được công nhận, nhưng tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai cũng rất đáng lo ngại.

3. Một số tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai

Như các chia sẻ trên, bản chất của vắc xin là mầm bệnh, nên ngoài khả năng phòng chống bệnh, chúng cũng chứa nhiều biến chứng sinh học cần phải dè chừng. Do đó, ngoài chỉ định của bác sĩ ở các trung tâm y tế uy tín, bạn nên nên sử dụng vắc xin một cách vô tội vạ nhé!.

  • Loét da tại chỗ tiêm: là một trong những tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai dễ thấy nhất. Biểu hiện thường thấy là gây viêm, sưng đỏ và phồng đau vùng da ở nơi tiêm. Đôi khi, chúng gây đau đến mất ngủ và tệ hơn là loét da do bị nhiễm khuẩn.
  • Sốt cao: nguyên nhân là do phản ứng hệ miễn dịch. Cơn sốt do tiêm vắc xin có thể lên đến 40 độ C, gây co giật và êm ẩm khách cơ thể. Nếu cơn sốt kéo dài, cơ thể rất dễ nổi ban đỏ, kèm theo chóng mặt, giảm trí nhơ và mác các bệnh về não rất nghiêm trọng.
Sốt cao là một trong những tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai

Sốt cao là một trong những tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai. Ảnh: Internet

  • Dị ứng vắc xin: nguyên nhân là do cơ thể bị dị ứng với những chất đệm trong vắc xin hoặc dị ứng kháng nguyên. Dị ứng có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý bài bản hoặc đúng quy trình.
  • Nhiễm mầm bệnh mà vắc xin đưa vào: do vắc xin kém chất lượng, hoạt tính gây bệnh vượt quá mức cần thiết hoặc là do cơ thể không đủ khả năng để tiêu diệt mầm bệnh. Do đó, thay vì phòng bệnh cơ thể lại bị nhiễm bệnh sau khi tiêm phòng. Để phòng tránh những biến chứng này, việc sử dụng đúng vắc xin cho đúng bệnh là tiêu chuẩn hàng đầu cần được lưu ý.

Trong quá trình sử dụng vắc xin, các chị em nên lưu ý là phải sử dụng đúng liều lượng, tiêm đủ số lần thì cơ thể mới có khả năng miễn dịch về sau. Đặc biệt, cần tuân theo lịch tiêm chủng nhất là đối với 3 tháng trước khi mang thai.


Hy vọng với những chia sẻ trên về “tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai” sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin và kiến thức về quá trình tiêm vắc xin. Tuy nhiên, để ngăn ngừa, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, các chị em nên đến phòng khám hoặc trung tâm y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ chủng ngừa thích hợp. Đặc biệt, sau khi tiêm phòng cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé!

Liên Tiểu Di (Tổng hợp)

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart