Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Thai đạp nhiều hơn bình thường có sao không?

Thai đạp trong bụng mẹ bắt đầu từ tuần thứ 8, bé không chỉ đá mà còn thực hiện các động tác khác như chuyển động của cơ hoành, nấc, quơ tay..nhưng bé chuyển động nhiều bất thường do ngạt thở hoặc bị thiếu oxy do dây rốn quấn cổ bé…

Khi nào thai nhi bắt đầu biết đạp?

  • Bắt đầu từ tuần thứ 8, bé cưng đã có thể nhào lộn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn hầu như không thể cảm nhận được sự chuyển động của con. Đến 3 tháng giữa, những chuyển động này vẫn khá nhẹ nhàng. Tới 3 tháng cuối, bé cưng mới thực sự “hoạt động” trong bụng mẹ. Chuyển động của bé bây giờ đã vô cùng mạnh mẽ.
  • Để kiểm tra bé cưng có đang hoạt động hay không, bạn nên chọn thời gian mình thực sự thư giãn. Buổi tối khi đang nghỉ ngơi trên giường hoặc đang thư giãn trong bồn tắm chẳng hạn. Khi đang thư giãn hoặc trong không gian yên tĩnh, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi.

Thai nhi đạp – không chỉ đơn thuần là đạp

Chúng ta đều biết rằng khi thai nhi phát triển, bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Thực tế, bé không chỉ đá mà còn thực hiện các động tác khác như chuyển động của cơ hoành, nấc, quơ tay, quay sang bên này quay sang bên kia, nhào lộn và nhiều cử động khác nữa. Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là “em bé đạp”.

Bé đạp để phản ứng với môi trường ngoài bụng mẹ


Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.

Thai đạp mạnh có tốt không?

Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.

Thai đạp nhiều hơn bình thường có sao không?

Nhiều mẹ thậm chí còn chuẩn bị lịch và ghi lại quá trình vận động của thai nhi để đánh dấu và dự đoán hoạt động của bé cho những lần sau. Tuy nhiên cũng vì vậy mà các mẹ lại thường lo lắng về những thay đổi về tần số và thời gian chuyển động của thai nhi.

Những trường hợp thai đạp nhiều nguy hiểm

  • Với suy nghĩ rằng bé càng chuyển động nhiều càng khỏe mạnh, nhiều mẹ cảm thấy cực kỳ lo lắng nếu không thấy bé di chuyển nhiều trong ngày. Thật ra, trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ di chuyển nhiều là do ngạt thở hoặc bị thiếu oxy do dây rốn quấn cổ bé… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.
  • Nếu lo lắng về tần suất hoạt động của bé cưng, mẹ có thể đến bác sĩ để được tư vấn. Không có một chuẩn mực nào về tần suất chuyển động để đánh giá về sức khỏe của các nhóc. Chỉ có các chuyên gia với những xét nghiệm kỹ càng mới giúp mẹ có câu trả lời chính xác

Giảm số lần đạp có thể là dấu hiệu xấu

  • Một em bé khỏe mạnh đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Nếu bé giảm cử động, có khả năng thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần được kiểm tra bằng siêu âm, xét nghiệm và đo tim thai để tìm ra nguyên nhân giảm chuyển động của thai nhi. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những bất thường sẽ làm tăng khả năng sống sót khỏe mạnh của thai nhi.
  • Khác với suy nghĩ của một số người, một em bé ít đạp hơn không có nghĩa là bé có tính cách trầm lặng hơn mà có nghĩa là bé cần được giúp đỡ. Nếu sau hai giờ em bé không cử động mặc dù mẹ đã ăn một cái gì đó, đây là vấn đề đáng lưu tâm. Đôi khi cử động của thai nhi có xu hướng chậm lại nếu lượng đường của mẹ hạ xuống.

Bé đạp ít – không phải lúc nào cũng nguy hiểm

Mẹ cần biết rằng đôi khi bé cũng muốn nghỉ ngơi trong tử cung một khoảng thời gian. Miễn là thời gian nghỉ này nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ có thể chưa cần lo lắng. Ngoài ra, sau tuần thai thứ 36, có thể thai nhi đạp ít đi do bụng mẹ đã trở nên chật chội.

4 dấu hiệu bé khỏe mạnh, thai phát triển tốt

Lúc còn trong bụng mẹ, nếu thai nhi không đạt các chỉ số tăng trưởng dự kiến thì có thể sẽ dẫn đến một số biến chứng trong thời kỳ mang thai hoặc cho trẻ sau sinh. Dưới đây là 4 dấu hiệu nhận biết em bé của bạn có khỏe mạnh hay không.

1/ Thai nhi hiếu động

  • Sau 5 tháng của thai kỳ, em bé bắt đầu hoạt động trong tử cung. Các hoạt động đầu tiên của bé dễ nhận biết là thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ. Đến tháng thứ 6, em bé bắt đầu có phản ứng với các âm thanh bên ngoài bằng các cử động, đôi khi người mẹ sẽ cảm giác như em bé đang nấc.
  • Sang tháng thứ 7, bé yêu sẽ phản ứng được với các kích thích như ánh sáng hay tiếng ồn và đau. Em bé bắt đầu thay đổi vị trí ở tháng thứ 8 và đạp vào bụng mẹ rất nhiều. Các bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên để ý cử động của bé, lý tưởng nhất là khoảng 10 cái đá, nhúc nhích, sột soạt hay lăn trong vòng 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh.
  • Những cử động của bé sẽ giảm khi sang tháng thứ 9. Lúc này thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời khi thấy những bất thường.

2/. Tăng trưởng và phát triển

Bằng việc siêu âm, các bác sĩ sẽ xác định được sự phát triển của thai nhi. Thông thường từ tháng thứ 5, em bé sẽ tăng trưởng ổn định, đạt chiều dài 25 cm, và tăng 5 cm vào mỗi tháng tiếp theo. Đến tháng thứ 7, thai nhi đạt 30 cm và đến tháng thứ 9 dao động trên 40 cm đến 50 cm.

3/ Nhịp tim

 Theo dõi nhịp tim cũng là một cách nhận biết thai nhi khỏe mạnh. Các bác sĩ theo dõi bằng cách chạm vào bụng của bà mẹ để lắng nghe nhịp đập của thai nhi. Vào tháng thứ 9, nhịp tim của bé yêu dao động từ 110 đến 160 nhịp đập/phút.

4/ Đổi vị trí khi đau đẻ

  • Mặc dù sự chuyển động của thai nhi kết thúc vào tháng thứ 9 nhưng chắc chắn bé yêu sẽ thay đổi vị trí để sẵn sàng đến thế giới này. Đến cuối thai kỳ, em bé sẽ rơi vào khung xương chậu. Nằm như vậy, bé sẽ thấy thoải mái ngay cả trước cũng như vào thời điểm chúng chào đời (bởi vì những phần lớn nhất của cơ thể là đầu và vai đã được đặt ở nơi rộng nhất là phần dưới của tử cung). Đau bụng nhiều khi mới mang thai có sao không?
  • Trong quá trình sinh, đầu thai nhi lọt vào khung chậu của mẹ, phần gáy đi qua toàn bộ bề mặt xương chậu, sau đó xoay lại về phía bụng mẹ, thai nhi “ổn định vị trí” dưới khớp xương mu và chờ cơn chuyển dạ để ra ngoài.

tu khoa

  • thai dap nhieu hon binh thuong co sao khong
  • khi nao thai nhi biet dap
  • be dap nhieu co van de gi khong
  • thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không
  • thai nhi đạp nhiều có phải sắp sinh
  • dau hieu sap sinh truoc 2 tuan
  • em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào
  • thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart