Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Thai nhi bao nhiêu tuần thì biết máy, đạp mạnh?

Thai nhi biết máy từ tuần thứ 16-18 của thai kỳ bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn, bé có thể đá, vặn vẹo..một  số em bé mút ngón tay cái của mình.

Khi nào thai nhi biết má, biết đạp trong bụng?

Thai máy là một hiện tượng bình thường của thai nhi. Thai máy không chỉ là một biểu hiện rằng thai nhi đang hoạt động mà còn nhiều điều thú vị hơn nữa. Thai máy là một thời điểm quan trọng mà mẹ bầu mong đợi nhất. Đó là thời khắc mẹ cảm nhận được những cử động đầu tiên của sinh linh bé bỏng trong bụng mình. Những cảm nhận này thật thú vị và khó quên, nhất là đối với lần mang thai đầu. Sau đây, mời các mẹ cùng tìm hiểu nhé.


–  Tuần thứ 12: Mặc dù bé khá năng động ở tuần thứ 12 nhưng mẹ không cảm nhận được điều gì bởi kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể may mắn được chứng kiến bé “tập thể dục” khi siêu âm.


– Tuần thứ 16-18 của thai kỳ: Khi bé khỏe mạnh hơn, bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng 16-18 tuần, sự di chuyển của bé trở nên phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì biết máy, đạp mạnh?

  • Tuần thứ 20: Lúc này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.
  • Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.

Hầu hết người mẹ lần đầu cảm nhận được thai máy là trong tam cá nguyệt thứ hai của họ (khoảng 18-20 tuần). Nhiều người nói rằng, nó giống như một cơn gió thoảng vậy; hoặc cú máy đầu tiên của bé như cá vàng bơi lội; hoặc cảm giác đói. Sau một vài tuần đầu tiên, thai máy trở thành những cú đá. Em bé bây giờ “tập thể dục” thường xuyên hơn như xoáy trôn ốc, kéo duỗi và đá để tăng cường cơ bắp và xương. Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ thấy có những chuyển động của bé hiện lên làn da của mẹ. Sau đó, mẹ có thể sờ được một bàn tay, khuỷu tay hoặc chân của bé.


Những cú đá của bé còn có thể cho mẹ biết về ngôi thai. Ví dụ, nếu bé có ngôi mông, mẹ có thể cảm nhận được một số cú đá mạnh ở bàng quang hoặc tử cung.

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không

Người mẹ có thể nhận ra có những ngày bé chuyển động khá nhiều nhưng cũng có ngày, bé im ắng như đang ngủ say. Hoặc sự di chuyển của thai nhi khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai là dấu hiệu thường gặp ở phần lớn thai phụ.


Cũng có khi do bạn say sưa làm việc đến mức không nhận ra những cú “nhào lộn” của bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra bé có “hoạt động” hay không thì bạn nên chọn khoảng thời gian buổi tối, hoặc khi nằm nghỉ trên giường hay trong bồn tắm. Khi bạn thư giãn trong không gian yên tĩnh thì cảm nhận về sự chuyển động của bé sẽ dễ hơn.


Một số bé hiếu động hơn những bé khác nên thường “đá”, “cuộn tròn”, “chổng mông”, “giang chân”, “chân tay múa máy”… với mẹ nhiều hơn.


Nhiều người mẹ tự “xếp lịch” chuyển động cho con hoặc dựa vào thời điểm thai đạp trước đó để xem xét. Do đó, họ dễ lo lắng khi tần suất và thời điểm bé chuyển động thay đổi đột ngột. Nên nhớ, khi thai càng phát triển thì khả năng vận động sẽ thay đổi theo.


Không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Một số trường hợp, bé đạp nhiều bất thường có thể do bị ngạt và thiếu oxy (dây rốn quấn cổ)… Nếu không phát hiện kịp thời, dễ dẫn tới hiện tượng thai lưu.


Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, bạn nên đi khám sớm. Không có một mẫu chuẩn nào về sự hoạt động của bé trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay có “vấn đề”. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới cho bạn câu trả lời chính xác nhất.


Nhiều phụ nữ mô tả cảm giác em bé đạp bụng mẹ giống như nổ hạt ngô, giống như một con cá vàng đang bơi lội hay giống như những con bướm đang bay trong gió. Bạn có thể cảm thấy lần đạp của bé nhẹ nhàng như nước xối vào người ở những tuần đầu, nhưng khi thai đã to hơn và bạn cảm nhận được bé đạp thường xuyên hơn thì người mẹ sẽ nhận ra được những khác biệt. Các bà mẹ sẽ cảm nhận những lần đạp của con rõ nhất khi đang ngồi nghỉ hoặc nằm trên giường

Bé đạp mỗi lần cách nhau bao lâu?

Lúc đầu, những lần đạp mà bạn có thể chú ý ở bé khá ít và cách nhau khá xa. Trong thực tế, có thể hôm nay bạn cảm nhận được cơn đạp của con nhưng hôm sau lại không thấy gì nữa. Mặc dù em bé vẫn chuyển động và đạp thường xuyên trong bụng mẹ nhưng lực chưa đủ mạnh để bạn có thể cảm nhận. Khi bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, những lần đạp sẽ mạnh và thường xuyên hơn.


Nếu bạn muốn ghi lại những lần đạp của con để theo dõi và so sánh với những phụ nữ mang thai khác, cũng đừng lo lắng nếu thấy mức độ đạp của con không giống với các bé khác. Mỗi em bé có mô hình hoạt động của riêng mình và không theo một khuôn mẫu chính xác nào. Khi mức độ hoạt động bình thường của bé không thay đổi quá nhiều tức là em bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Tại sao bé đạp nhiều vào những tháng cuối ?

Vào những tháng cuối, thai nhi đã phát triển tương đối toàn diện. Khi nằm trong bụng mẹ, bé thường cố gắng di chuyển và thư giãn bằng cách căng chân tay ra. Bên cạnh đó, các bé cũng thường đạp để phản ứng với những yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như ánh sáng, âm thanh hay một số loại thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.


Đó là lý do các mẹ thường thấy bé đạp nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ hoặc sau khi bên ngoài phát ra những âm thanh có âm lượng lớn.


Một thai nhi khỏe mạnh có tốc độ phát triển bình thường thì chúng có thể đạp từ 15 – 20 lần mỗi ngày. Do đó, nếu bé đạp quá ít và không thường xuyên phản ứng lại với những yếu tố kích thích từ bên ngoài thì các mẹ cần tới bệnh viên chuyên khoa để tiến hành kiểm tra ngày. Bởi rất có thể, bé đạp ít đi là do không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết, hoặc cũng có thể do mẹ bị tụt đường huyết.


Các mẹ cần hết sức lưu ý, bé đạp nhiều hay ít không phải do tích bé nghịch ngợm hay trầm lặng, mà hiện tượng này có liên quan rất nhiều tới những vấn đề về sức khỏe. Bé chỉ cần nghỉ khoảng 40 – 45 phút mỗi lần, nên nếu thấy quá thời gian mà bé vẫn không có chút phản ứng gì thì các mẹ cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời nhé!


tu khoa

  • khi nao thai nhi biet may
  • thai nhi may thang biet dap
  • thai nhi khi nao biet dap
  • thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không
  • thai nhi đạp nhiều hơn bình thường
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart