Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Thai nhi tháng thứ 6 phát triển như thế nào?

Thai nhi tháng thứ 6 tức là khoảng tuần thứ 24, thai nhi cân nặng khoảng 450-650 gam, dài khoảng 30cm và kích thước phát triển nhanh chóng mặt, mẹ cảm thấy mệt mỏi, di chuyển nặng nề hơn, bụng to hơn và chèn ép các cơ quan khác trong cơ thể.

Thai nhi tháng thứ 6 phát triển như thế nào?

Khi bước sang tháng thứ 6 ( tuần thứ 21 đến tuần thứ 24) mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi trên cơ thể. Sang tháng này mẹ bầu bắc đầu cảm thấy cơ thể nặng nề hơn trước rất nhiều. Làn da của bạn sẽ bắt đầu kho hơn và những vết rạn cũng bắt đầu khiến bạn bực mình. Sau đây là cách chăm sóc mẹ bầu tháng 6 các bạn lên tham khảo để mẹ và bé được khỏe mạnh nhất nhé.

Sự phát triển của thai nhi tuần 21

Thai nhi tuần 21 thiên thần của bạn có chiều dài tử đỉnh đầu tới mông khoảng 18cm và cân nặng vẫn tăng lên đều đặn khoảng 360g.


Ở tuần 21 thai nhi sẽ được bao bọc bởi một chất dịch màu trắng, giúp bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối. Dịch chất này sẽ tồn tại cùng với bé cho đến lúc sinh ra.Thời điểm này thai nhi cần nhiều chất sắt để tạo hồng cầu và các loại tế bào khác. Phần mí mắt của bé đã được hình thành. Hệ tiêu hóa của bé phát triển và hoàn thiện hơn. Thai nhi tiếp tục nuốt nước ối nhiều hơn để hệ tiêu hóa được hoàn chỉnh. Không những thế, cơ thể thai nhi sẽ hấp thu lượng nước trong nước ối và chuyển vào ruột.


Điều tuyệt với nhất của thai nhi trong tuần này là khả năng nuốt. Bé có thể nuốt chất dinh dưỡng ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, bạn có thể quan sát kỹ hơn điều này qua các lần siêu âm.

Thai nhi tuần 22

Thai nhi tuần 22 thai nhi có chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng từ 26,6-30cm và nặng khoảng từ 360-500g.Tuần này tất cả các cơ quan đã hình thành và phát triển, cơ thể bé có lớp lông tớ, đặc biệt lúc này bé đã có thể cử động. Quá trình phát triển vẫn diễn ra mạnh mẽ kể từ tuần này. Mắt bé hình thành dáng từ lâu nhưng con ngươi thì vẫn còn thiếu sắc tố. Mí mắt, lông mày hoàn thiện dần. Lá lách đang tiếp tục phát triển.


Ở tuần này thai nhi đã cảm nhận được những hoạt động bên ngoài của mẹ. Thai nhi bước vào tuần 20-22 các mẹ nên thường trò chuyện hoặc hát ru cho em bé nghe. Ngoài ra bạn cũng nên cho bé nghe các bản nhạc cổ điển hay những bản nhạc bạn yêu thích, để bé cảm nhận dần dần những âm thanh từ phía ngoài.

Thai nhi tuần 23

Thai nhi tuần 23 thiên thần của bạn có kích thước gần bằng quả bưởi với chiều dài khoảng từ 26,6-30cm và nặng từ 360-500g. Cũng ở tuần này tuyến tụy của bé đang hoàn thiện dần dần và những chiếc răng sữa đã xuất hiện ở phía dưới lợi của thai nhi. Lúc này, cân nặng sẽ tăng lên mạnh mẽ và sẽ dần dần tập trung để phát triển về cân nặng. Phần lông tớ sẽ dần bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu. Lớp lông tơ này có thể được nhìn rõ khi bạn đi siêu âm trong tuần này.

Thai nhi tuần 24

Thai nhi tuần thứ 24 tính từ đầu đến gót chân, lúc này em bé của bạn dài khoảng 34cm và trọng lượng của bé khoảng 680g. Em bé của bạn lúc này đã bắt đầu tích mỡ, chính vì vậy làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Phần tóc của bé vào tuần này cũng mọc nhiều hơn, qua siêu âm mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

thai-nhi-thang-thu-6-phat-trien-nhu-the-nao

Sự thay đổi của mẹ bầu tháng thứ 6

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 21

  • Bà bầu tuần 21 mẹ bầu sẽ bắt đầu có những dấu hiệu rạn da. Cũng từ tuần thai này, bạn đã đi được một nửa chặng đường thai kỳ và bụng bầu cũng đang tăng kích cỡ đáng kể. Lúc này bạn nên làm là sử dụng những loại kem dưỡng da ngăn ngừa rạn da hoặc những mỹ phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu…
  • Đôi khi các mẹ sẽ cảm thấy có những dấu hiện thở hổn hển hoặc thở không ra hơi, những các mẹ đừng lo lắng khi gặp phải tình trạng này vì đây là điều bình thường và tình hình sẽ ngày càng “tệ” hơn do tử cung của bạn ngày càng phát triển, “chèn ép” phổi.

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 22

  • Ở tuần thai 22 mẹ bầu dễ dàng nhận thấy cơ thể đã nặng nề hơn rất nhiều. Mẹ bầu đã có thể tăng từ 4-6kg. Triệu chứng mẹ sẽ phải đối mặt thời gian này là chứng phù nề bởi cơ thể tăng kích thước cũng đồng nghĩa với việc chân to hơn. Mẹ hãy mua cho mình những đôi giày rộng hơn 1-2 cỡ so với bình thường.
  • Phần bụng của mẹ lớn dần lên trong tuân này nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là một dấu hiệu tốt cho thai nhi. Cơ thể bạn đang phải tải thêm trọng lượng, trọng lực đang tăng lên cùng với sự mở rộng của tử cung, các ngón tay, ngón chân và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn do sự tác động của các hormone thai kỳ nên sự vụng về trong mọi việc là không thể tránh khỏi

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 23

  • Khi bước vào tuần thai thứ 23 cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Trên bụng mẹ sẽ có một đường đen hay còn được gọi là đường Nigra sẽ rõ dần. Đường đen này thường sẽ kéo dài từ rốn đến vùng kín. đường này sẽ đậm lên dần theo chu kỳ thai nhi
  • Mẹ bầu tuần 23 có thể xuất hiện cơn gò tử cung giả, có cảm giác khó chịu ở tử cung. Cách tốt nhất trong giai đoạn này bạn hãy uống nhiều nước và đứng lên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều.
  • Ngoài ra mẹ bầu sẽ còn cảm thấy tình trạng đau lưng hoặc đau hông cũng đi liền với thai kỳ khi bụng bầu lớn dần.

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 24

  • Nêu các mẹ để ý sẽ thấy rốn mình bắt đầu lồi lên trên mặt bụng bầu bởi thai nhi đang phát triển rất nhanh. Mẹ đừng quá lo lắng về triệu chứng này bởi sau sinh nở, rốn sẽ dần dần trở về vị trí ban đầu thôi.
  • Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh chóng vì thai nhi của bạn đang phát triển ngày một lơn hơn. Ngoài ra các mẹ còn cảm thấy hiện tượng sưng mắt cá chân và bàn chân. Đây là một triệu chứng bệnh phù khi mang thai để giảm thiểu tình trạng này các mẹ hãy cố gắng kê cao chân mỗi khi ngồi và nằm nhé.
  • Khi bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ có đến 70% chị em nhận thấy làn da trên bụng bầu và một số bộ phận khác như đùi, mông, ngực bị rạn. Các mẹ không nên ăn kiêng giảm cân trong thời kỳ này, nhưng cũng không nên để cân năng của mình tăng quá nhanh, hãy chú ý nhiều hơn đễn chế độ dinh dưỡng trong mối bữa ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé nhé

Mang thai tháng thứ 6 nên ăn gì

Bạn cần tăng cường đồ ăn nóng, đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc, đậu đỏ, đậu xanh. Ăn nhiều chất có hàm lượng sắt cao như máu động vật, thịt nạc, thịt bò, các lọai cá, các loại đậu, các loại rau củ quả.


Bạn cần ăn các thực phẩm cung cấp canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm. Rong biển, tảo tảo đỏ, đậu tương, đậu hủ, trứng gà, mấm mèo, rau cải, xương đầu động vật, thịt nạc, các lọai cá, tép, tôm khô giúp bạn rất nhiều trong giai đoạn này.


Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ : Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp : Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


Tăng cường 11 loại vitamin và khoáng chất dưới đây khi mang thai sang tháng thứ 6 :

Đạm

  • Tác dụng : Cần thiết cho sự phát triển tế bào và sản xuất máu.
  • Nguồn cung cấp : Thịt động vật, cá, lòng trắng trứng, đậu nành, đậu xanh, bơ, đậu phộng, đậu hũ..

Carbon-hydrates

  • Tác dụng : Cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
  • Nguồn cung cấp: Ngũ cốc, khoai tây, trái cây, rau, bánh mì.

Can-xi

  • Tác dụng : Giúp xương chắc khoẻ và tốt cho chức năng thần kinh. Thiếu nó, răng sẽ dễ hư
  • Nguồn cung cấp : Sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, rau cải bó xôi.

-Sắt

  • Tác dụng: Góp phần sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
  • Nguồn cung cấp: Thịt có màu đỏ, rau cải bó xôi, ngũ cốc.

Vitamin A

  • Tác dụng: Đem lại làn da khoẻ, mắt sáng, giúp xương phát triển.
  • Nguồn cung cấp: Cà rốt, rau màu xanh đậm, khoai lang.

Vi tamin C

  • Tác dụng: Giúp răng, lợi, xương chắc khoẻ, đẩy mạnh quá trình hấp thụ sắt.
  • Nguồn cung cấp: Trái cây có múi, bông cải, khoai tây, nước trái cây.

Vitamin B6

  • Tác dụng: Hình thành tế bào máu, tác động tới sự hấp thụ protein, chất béo và cacbonhydrates.
  • Nguồn cung cấp: Thịt heo, gạo, chuối.

Vitamin B12

  • Tác dụng: Hình thành tế bào máu, duy trì sức khoẻ hệ thần kinh.
  • Nguồn cung cấp: Thịt động vật, cá, sữa (có thể bổ sung bằng cách uống viên bổ sung vitamin B12)

Vitamin D

  • Tác dụng: Giúp xương và răng chắc khoẻ, hấp thụ can-xi tốt. Nếu thiếu, trẻ dẽ bị còi xương, mẹ sẽ bị hư răng.
  • Nguồn cung cấp: Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và bánh mì.

Axit Folic

  • Tác dụng: Sản xuất máu và protein, kích thích sự hoạt động của enzyme.
  • Nguồn cung cấp: Rau xanh, trái cây và củ có màu vàng đậm, các loại đậu.

Chất béo

  • Tác dụng: Dự trữ năng lượng, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác dễ hơn.
  • Nguồn cung cấp: Thịt, các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu ăn.

Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không

Bà bầu mang thai tháng thứ 6 cơ thể trở nên nặng nề, vùng kín khô hạn, đặc biệt là nhu cầu “chuyện ấy” không còn là ưu tiên như trước nữa. Lúc này, mẹ bầu có thai có nên quan hệ không còn tùy thuộc vào sức khỏe của cả hai hay yêu cầu từ phía bác sĩ. Nhu cầu của phụ nữ mang thai chỉ dừng lại ở vuốt ve, xoa bóp, tâm sự hơn là gần gũi. Vì thế, các quý ông chồng không những cần chia sẻ mà còn cần phải biết cách khơi gợi cảm hứng cho mẹ bầu, cũng như có kiến thức quan hệ an toàn khi mang thai.

Tư thế quan hệ an toàn cho mẹ bầu tháng thứ 6

Điều đầu tiên cần biết về cách quan hệ khi mang thai chính là sức khỏe của cả hai. An toàn là khi cả hai không quá sức và không có bất kỳ khó chịu nào. Vào tháng thứ 6 này, các bà bầu bụng đã bắt đầu to hơn, vì thế nên thay đổi tư thế quan hệ sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé. Tuy nhiên, nếu quan hệ không được vì một trong hai gặp trục trặc thì cáBc cặp vợ chồng nên chia sẻ cùng nhau để tìm ra cách giải quyết.


Tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 an toàn là tư thế quan hệ cho thật thoải mải, các cặp vợ chồng nên tùy thuộc vào sự khoái cảm, thuận lợi và ưa thích cả 2 bên mà chọn các kiểu quan hệ khi mang thai cho đúng cách. Trong trường hợp bà bầu tháng 6 đã to, thì nên để người vợ nằm trên là tốt nhất, hoặc có thể đổi tư thế nằm nghiêng về một bên, tư thế vợ nằm trước, chồng phía sau sẽ không khiến người chồng đè vào bụng vợ, như thế sẽ kiểm soát được.


Trong thời kì mang thai thứ 6 này, người chồng có thể yêu vợ bằng miệng, nhưng tuyệt đối không được thổi khí vào bộ phận sinh dục. Với lực không khí tác động vào âm đạo xảy rất nguy hiểm cho cả mẹ và cả con. Cách quan hệ khi mang thai không còn được như lúc đầu vì cần thận trọng và nhẹ nhàng, cùng mẹ bầu đối mặt với chứng khô hạn đòi hỏi người chồng phải tâm lý và kiên nhẫn hơn.


tu khoa

  • mang thai tháng thứ 6 bé nặng bao nhiêu
  • bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu
  • bé 6 tháng tuổi ăn được những gì
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart