Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng

Cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm cần thực hiện chế độ ăn đúng theo chuẩn dinh dưỡng, cần cung cấp đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn hàng ngày, gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất…

Nguyên tắc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách

Tiếp tục cho bú sữa mẹ, đồng thời cho ăn dặm. Hãy thực hiện chế độ ăn đúng theo Ô vuông thức ăn. Đặc biệt phải đầy đủ Canxi. Để trẻ thích nghi dần với thức ăn mới lạ, trẻ sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.
Thức ăn bổ sung :  Theo ô vuông thức ăn; Để cho trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần, vận động. Trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung trong nồi bột của trẻ phải đầy đủ các thành phần như trong Ô vuông thức ăn.

Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ).
Phải thực hiện phương pháp tô màu bát bột : thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau. Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, thời điểm cho trẻ tập ăn, số lượng bữa ăn, ăn lúc mấy giờ sẽ hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ.

Theo bác sĩ Hương, trên thực tế trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ. Vì vậy, việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng

Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi theo Viện dinh dưỡng

Theo thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), từ 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Khi đó, việc chọn thực phẩm và cung cấp cho bé một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ. Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy là phù hợp nhất?.

Bột đậu xanh cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

  • Bột gạo tẻ: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
  • Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
  • Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát
  • Mỡ ăn (dầu ăn):  1 thìa cà phê
  • Nước: 1 bát con

bot-dau-xanh-cho-tre-an-dam

Bột tôm

  • Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
  • Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa
  • Nước 1 bát con

bot-tom-cho-tre-an-dam

Bột trứng

  • Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
  • Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
  • Nước: 1 bát con

Bột thịt

  • Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
  • Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
  • Nước: 1 bát con

bot-thit-cho-tre-an-dam

Bột cá

  • Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
  • Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
  • Nước: 1 bát con

Bột gan (gan gà, gan lợn)

  • Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
  • Gan (gà, lợn)  băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
  • Nước: 1 bát con

Các mẹ có thể áp dụng thực đơn được bác sĩ Tường Vi cung cấp sau khi đã cân đối dinh dưỡng phù hợp với trẻ 6 tháng tuổi, bao gồm các bữa ăn cụ thể trong một tuần.

Có thể bạn cũng quan tâm: 7 thói quen ngủ ảnh hưởng đến phát triển thể chất trẻ bố mẹ nhất định phải nắm

Cũng như người lớn, trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn hàng ngày, gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Trong 2 bữa bột chính hàng ngày, các mẹ cần kết hợp đủ các thành phần này.

Bên cạnh việc ăn bột, trẻ cũng cần được ăn trái cây. Mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ, một bữa nước ép. Đặc biệt, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ nên cần phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên.Trường hợp mẹ ít sữa, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức. Mỗi ngày, đảm bảo lượng sữa từ 500-700 ml.

Thời gian biểu ăn dặm của bé 6 tháng tuổi bú mẹ và ngủ chung với mẹ

  • 6h – 8h sáng: Bé tỉnh giấc, mở mắt nằm quan sát xung quanh hoặc ọ ẹ đòi mẹ. Tôi cho bé ti sữa là bé lại ngủ tiếp.
  • 8h – 9h sáng: Bé thức giấc và hoàn toàn tỉnh táo. Để tạo thói quen vệ sinh cho con, tôi tập cho bé dùng bô từ tháng thứ 6 và đi vệ sinh ngay khi vừa thức dậy. Sau đó tôi thay tã và quần áo cho bé.
  • 9h – 10h sáng: Đặt bé nằm chơi trên sàn, thường thì để con dễ lẫy và vận động, tôi không mặc tã cho bé mà lót đệm chống thấm nước trên thảm.
  • 10h sáng: Bé ti mẹ và ngủ một giấc, thường là 45 phút. Đặt bé trong nôi, tôi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn đồ để đưa con cùng đến trường tiểu học – nơi mà tôi nhận làm thêm công việc cấp dưỡng cho các bé.
  • 11h15 trưa: Tôi địu bé trước bụng và hai mẹ con đi bộ ra bến xe bus. Bé rất thích thú ngắm nhìn mọi vật xung quanh và cười toe với tất cả mọi người. Nhưng thường thường bé sẽ ngủ gật ngay trên đường và tôi phải mất khá nhiều năng lượng để đỡ cho con không vẹo cổ.
  • Buổi trưa: Trong khi tôi sắp xếp đồ ăn cho các bé thì tôi để con nằm một chỗ với một vài món đồ chơi mang theo. Bé rất ngoan, cười và bi bô nói chuyện với các anh chị học sinh mỗi khi được ai hỏi han.
  • 2h chiều: Bé ngủ.
  • 5 – 6h chiều: Tôi làm bữa tối cho các bé và chờ cho cha mẹ của các cháu đến đón thì tôi mới xong công việc của 1 ngày. Tôi và con lại ra bến xe bus và về nhà.
  • 6h30 – 7h tối: Tôi và con về đến nhà. Lúc này tôi đã thấm mệt nhưng vẫn nhanh chóng chuẩn bị bữa tối trong khi bé chơi với bố hoặc nằm trong nôi. Thời gian này, con đã bắt đầu buồn ngủ nhưng tôi cố gắng để bé chơi, vì nếu bé ngủ từ bây giờ thì bé sẽ thức giấc vào giữa đêm. Sau khi chuẩn bị xong bữa tối thì tôi cho con ăn bột.
  • 9h tối: Tôi đặt bé nằm trong nôi và dỗ cho con ngủ. Thời gian cuối ngày tôi thường cảm thấy mình gần như đã cạn kiệt hết sức lực nên tôi thường đi ngủ sớm và may mắn thay, chông tôi sẽ giúp tôi làm nốt những công việc còn lại.
  • 9h30 tối: Tôi đưa con vào ngủ cùng dường và cho con bú thêm để con ngủ ngon hơn.

tu khoa

  • thuc don an dam cua be 6 thang tuoi
  • cho be 6 thang tuoi an dam nhu the nao
  • cho be 6 thang tuoi an dam dung cach
  • trẻ bao nhiêu tháng thì ăn được váng sữa
  • sữa chua cho trẻ 6 tháng
  • ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày

Đọc thêm các bài viết về Kinh nghiệm Chăm con

Adayne.vn

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart