
Trẻ 8-9 tháng tuổi ngoài nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ thì có thể tập ăn dặm dần với các món bột, cháo từ loãng tới đặc. Trong bài viết dưới đây, adayne.vn sẽ gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 8-9 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng và lịch ăn dặm khoa học để bé tăng cân phát triển. Cùng theo dõi nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8-9 tháng tuổi
Trẻ từ 8 tháng tuổi trở đi có nhu cầu dinh dưỡng phong phú hơn để phát triển toàn diện. Vậy nên các mẹ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé cần chú ý đảm bảo món ăn có đủ các chất sau:
- Sắt: giúp hình thành máu, làm cho tóc bé chắc khỏe và đen nhánh hơn, thường có nhiều trong các loại thịt màu đỏ (bò, heo, cá), các loại ra có màu xanh đậm (rau dền, cần tây, rau đay).
- Kẽm: giúp trẻ có cảm giác ăn ngon, hỗ trợ việc tăng cường hấp thu chất và giúp tăng chiều cao ở trẻ, thường được tìm thấy trong các loại thịt, cá, cây họ đậu, trứng, hạt khô, một số loại rau.
- Axit béo omega-3: có tác dụng rất tốt trong việc phát triển não bộ ở trẻ. Omega-3 có trong các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ,…), sữa nguyên chất, rau củ, hạt khô.
- Protein: hỗ trợ hình thành và tái tạo tế bào, giúp phát triển cơ bắp và nuôi dưỡng cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều protein nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm bé 8 tháng bao gồm: Trứng, ức gà, phô mai, sữa nguyên chất, súp lơ.
- Vitamin và khoáng chất: Có vai trò như một chất xúc tác, trao đổi chất, bảo vệ, và giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu trong giai đoạn phát triển. Có rất nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, D, B12,…
- Tinh bột: gạo, bột mì, bún, nui, phở…
- Đạm: thịt lợn. thịt cá, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản, đậu hũ.
- Chất béo: bơ thực vật, dầu ăn, mỡ cá/thịt…
Trẻ 8-9 tháng tuổi có thể ăn gì?
Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt, trẻ 7-9 tháng tuổi nên cho bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu. Ở tháng thứ 7, bé bú mẹ là chính, bên cạnh đó cần tập ăn dặm thêm từ một đến 2 bữa bữa bột loãng, pha đặc dần lên, cùng với nước trái cây.
Đến tháng thứ 8-9 bé vừa bú mẹ vừa cho ăn thêm 2-3 bữa bột ăn dặm đặc và nước trái cây hoặc trái cây nghiền, bắt đầu bằng bột ngọt sau đó chuyển dần snag bột mặn. Năng lượng cần cho bé trong giai đoạn này là 800-900 kcal mỗi ngày (tính cả năng lượng từ sữa mẹ).
Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng dành cho mẹ bỉm khéo chăm con
Thời gian các bữa ăn của bé 8-9 tháng tuổi
Khi cho chia bữa ăn cho bé, bạn có thể cho ăn cùng với giờ của gia đình, tuy nhiên thì cần đảm bảo đúng giờ để cơ thể trẻ thích nghi và làm quen với thời gian biểu ăn dặm này.
- Bữa 1: 8h00 sáng (chính)
- Bữa 2: 10h00 – 11h00 (phụ)
- Bữa 3: 13h00 (chính)
- Bữa 4: 15h00 – 16h00 (phụ)
- Bữa 5: 18h00 (chính)
- Bữa 6: 20h30 – 21h30 (phụ)
Thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi tăng cân
Đây là bảng thực đơn ăn dặm 2 bữa bột/ngày chuẩn khoa học cho bé tăng cân.
Ngoài ra thì mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, sinh tố ăn dặm, các loại cháo tự nấu như cháo cà rốt, cháo cá lóc,… Và đặc biệt là vẫn bổ sung sữa mẹ cho thực đơn ăn dặm này của trẻ nhé.
Nguyên tắc tập ăn dặm cơ bản cho bé
Nguyên tắc ăn dặm từ loãng tới đặc
Cũng theo nguyên tắc từ ít đến nhiều trong cách chăm con thời kì ăn dặm, mẹ hãy tập cho bé ăn từ loãng đến đặc. Rồi dần dần thêm vào bữa bột, bữa cháo các loại rau củ, thịt cá với liều lượng thích hợp theo lứa tuổi của bé.
Tập ăn nhiều món khác nhau
Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3 – 4 lần trong ngày. Bé được tập ăn thịt lúc 8 tháng với lượng khoảng 1 muỗng.
Đọc thêm: Thực đơn Cho Bé 1 Tuổi ăn Dặm Tăng Cân Theo Tháng
Lưu ý khi tập cho bé ăn dặm
- Ngoài sữa, nên tập cho bé làm quen với các thức ăn khác loãng đến đặc dần. Từ 8 tháng tuổi, bé nên bắt đầu với thức ăn đặc 2 bữa mỗi ngày.
- Khi bé đã ăn 2 bữa, cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa mẹ.
- Cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc bé đã quen.
- Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà cách đều giữa các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ – ăn bột có vị ngọt – bú mẹ – bột vị mặn – bú mẹ.
- Nếu trẻ chưa ăn được nhiều, hãy cho bú thêm ngay sau bữa ăn để bé nhận đủ dinh dưỡng.
- Tập cho bé ăn đa dạng từ 4 nhóm thức phẩm và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: cha mẹ ăn cá, hãy cho con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột bồ ngót cho trẻ.
- Mỗi chén thức ăn của trẻ luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé có đủ năng lượng hoạt động và lớn lên.
tu khoa
- thuc don cho be 9 thang tuoi cua vien dinh duong
- be 9 thang tuoi an gi de tang can
- cháo ăn dặm cho bé 7 8 9 tháng
- thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 8 tháng
Đọc thêm:
- Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy là phù hợp nhất?
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng tuổi
- 8 món sinh tố cho bé 7 tháng ăn dặm phát triển thể chất và trí tuệ
Vừa rồi là thực đơn ăn dặm cho trẻ 8-9 tháng tuổi theo chuẩn khoa học. Adayne.vn rất vui được đồng hành trong hành trình làm mẹ của các chị em phụ nữ, cảm ơn đã quan tâm đón đọc!