Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tiêm ngừa cúm cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cha mẹ cần biết

Tiêm ngừa cúm cho trẻ sơ sinh giúp cha mẹ bảo vệ con mình tránh khỏi căn bệnh  nguy hiểm này. Vì ở nhiều trường hợp bệnh cúm có thể gây tử vong. Thời điểm giao mùa là khoảng thời gian mà bệnh cúm lây lan nhanh và dễ dàng tạo thành dịch ở nhiều nơi. Tiêm ngừa vacxin cúm chính là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bé yêu cũng như cả gia đình.Bệnh cúm là một bệnh dễ bị lây nhiễm và ai cũng có thể mắc phải, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Đây là bệnh do virus gây ra và lây từ người sang người thông qua việc hắt hơi, ho. Cúm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm phổi và khiến trẻ em tiêu chảy, động kinh. Bệnh cúm càng nguy hiểm hơn đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thai phụ và người lớn tuổi.

Vacxin ngừa cúm cần được tiêm đúng thời điểm

Vacxin ngừa cúm cần được tiêm đúng thời điểm. Ảnh: Internet

1. Khi nào tiêm ngừa cúm cho trẻ sơ sinh là tốt nhất?

Vào mỗi mùa cúm, các bé nên được tiêm chủng một liều vắc-xin cúm. Thời điểm trước khi vào mùa dịch là thích hợp nhất để tiêm ngừa cúm cho trẻ sơ sinh. Ở nước ta, từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là lúc mùa cúm thường bắt đầu. Tuy nhiên, cha mẹ có thể cho con tiêm phòng cúm bất cứ lúc nào có thể. Dù đang ở trong mùa cúm thì cũng không quá muộn để tiêm ngừa.

2. Vacxin cúm luôn thay đổi hàng năm?

Nhận định trên là chính xác,vì mỗi năm một loại vắc-xin cúm mới sẽ được nghiên cứu và cho lưu hành. Ở Hoa Kỳ, các chuyên gia y tế sẽ cố gắng dự đoán và nghiên cứu các chủng cúm trên toàn thế giới. Một vắc-xin  ngừa cúm sẽ chống lại ít nhất 3 chủng virus khác nhau.

Một loại virus cúm dễ dàng tấn công trẻ qua đường hô hấp

Một loại virus cúm dễ dàng tấn công trẻ qua đường hô hấp. Ảnh: Internet

3. Trẻ em cần tiêm ngừa cúm bao nhiêu mũi?

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, cần được tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 28 đến 30 ngày. Với trẻ em từ 3 tuổi trở lên thì chỉ cần tiêm một mũi và tiêm ngừa nhắc lại hàng năm. Do bệnh cúm sẽ khác nhau mỗi năm và vắc-xin ngừa cúm cũng được thay đổi theo năm.

4. Tiêm ngừa cúm cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý điều gì?

Trên thực tế có một số trường hợp trẻ không nên tiêm phòng vắc-xin cúm nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp đó là:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm.
  • Trẻ em bị dị ứng với trứng hoặc từng bị dị ứng trứng không nên tiêm ngừa cúm. Bởi vì trong vắc-xin ngừa cúm có chứa thành phần protein từ trứng. Tuy nhiên, mẹ có thể xin lời khuyên từ bác sĩ để chọn ra loại vắc-xin cúm phù hợp cho con, vì không phải vắc-xin nào cũng chứa protein từ trứng.
tiêm ngừa cúm cho trẻ sơ sinh

Trẻ dưới 6 tháng tuổi cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm ngừa cúm. Ảnh: Internet

  • Trẻ em từng có phản ứng tiêu cực với vắc-xin cúm trước đây.
  • Trẻ em đang trong giai đoạn sức khỏe không tốt hoặc sốt cao.
  • Trẻ em từng bị hội chứng Guillian-Barre (đây là hiện tượng hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh – có thể bị do nhiễm Zika) trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.

5. Trẻ vẫn bị nhiễm cúm sau tiêm phòng, điều này có thể không?

Câu trả lời là có, vì vắc-xin cúm không thể nào ngừa được hết tất cả các chủng cúm. Do đó, nếu bé nhiễm chủng cúm không có trong vắc-xin phòng ngừa thì kết quả là bé vẫn bị nhiễm bệnh. Virus cúm có rất nhiều chủng loại. Theo thống kê có đến 17 loại kháng nguyên H (H1 đến H17) và 09 loại kháng nguyên N (N1 đến N9) và đến lúc một loại H kết hợp với một loại N thì một loại virus cúm mới sẽ ra đời.


Chẳng hạn, khi H1 kết hợp với N1 tạo thành cúm virus H1N1 (cúm lợn), thay khi H5 kết hợp N1 tạo ra virus H5N1 gây cúm gia cầm, và một kết hợp khác là virus H7N9 đang gây kinh hoàng trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn rất nhiều loại virus cúm khác đã được thống kê trên toàn thế giới như H2N2, H3N2, H7N2, H7N3, H7N7, H9N2…

trẻ bị chủng cúm không có trong vacxin phòng bệnh

Trẻ vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm phòng. Ảnh: Internet

6. Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm

Sẽ có các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm phòng vắc-xin cúm, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đau nhứt ngay vùng da bị tiêm. Trường hợp những bé chưa từng tiếp xúc với virus trước đây cũng có thể bị sốt nhẹ và cảm thấy đau nhức, mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày.

Tiêm ngừa cúm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào giai đoạn mùa cúm là điều rất quan trọng. Đồng thời, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc bé cẩn thận hơn trong mùa dịch để phát hiện kịp thời những dấu hiệu cho thấy con bị cúm. Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ho, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau tai, ớn lạnh, chán ăn, sưng hạch, đau họng…thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để giúp bé tránh được các mối nguy hiểm nhé.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart