Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tiêm ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh mẹ nên thực hiện càng sớm càng tốt

Cha mẹ cần tiêm ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt nhằm giúp bé không rơi vào trường hợp nguy hiểm vì bị nhiễm virus Rota, virus chính gây nên bệnh tiêu chảy. Đây là loại virus siêu vi có thể sống rất lâu trong môi trường bình thường nên khả năng lây nhiễm rất cao, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi gặp điều kiện thích hợp, chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ gây tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước và có thể khiến bé tử vong. Sau đây, bài viết này sẽ sơ lược về căn bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra ở trẻ em và cách thức tiêm ngừa tiêu chảy mà ba mẹ nên tham khảo để giúp con phòng tránh được “hiểm họa” này nhé.

1. Không thể xem thường bệnh tiêu chảy

Trước khi tìm hiểu về việc tiêm ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh thì chúng ta hãy cùng sơ lược một chút về căn bệnh tiêu chảy để các mẹ cùng hiểu rõ hơn về nó nhé. Triệu chứng tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn ở dạ dày ruột cấp. Rotavirus được lây lan qua đường tiêu hoá và khả năng lây nhiễm rất cao. Vì khi virus được thải ra ngoài, nó tồn tại rất lâu trong môi trường xung quanh ta, chẳng hạn như ở bàn tay, trên sàn nhà, tay nắm cửa, hay các đồ vật xung quanh…

trẻ sơ sinh dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa yếu

Trẻ sơ sinh dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn yếu. Ảnh: Internet

Trẻ em dễ dàng bị nhiễm bệnh do ăn hay uống phải những thức ăn bị nhiễm virus Rota, vì đơn giản chỉ là trẻ có thói quen ngậm mút tay hay đồ chơi bị nhiễm bẩn. So với các trường hợp tiêu chảy khác, tiêu chảy do Rotavirus thường gây mất nước nghiêm trọng. Khi trẻ bị nhiễm Rotavirus sẽ bị sốt cao, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa dữ dội.


Sau 12 đến 24 giờ nhiễm virus thì bé sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy có hiện tượng phân lỏng, toàn nước, có lúc có màu xanh, có thể có đờm nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy và nôn mửa có thể lên đến khoản 20 lần/ngày. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp nặng có thể kéo dài đến 2 tuần. Ngoài ra, trẻ nhiễm Rotavirus thường rất nhỏ tuổi khó có thể tự diễn đạt, bộc lộ, nên trẻ chỉ biết khóc và việc tiêu chảy nhiều lần làm cho cha mẹ rất lo lắng.

trẻ bị tiêu chảy thường quấy khóc

Trẻ nhỏ khóc, quấy nhiều khi đau bụng do tiêu chảy. Ảnh: Internet

2. Mức độ mất nước của trẻ do tiêu chảy bởi virus Rota?

Do bị tiêu chảy và nôn nhiều nên cơ thể trẻ bị mất nước, đa số ở mức nhẹ và vừa, có những trẻ sẽ bị mất nước nặng. Để điều trị bệnh này, việc quan trọng trước tiên là phải bù nước kịp thời bằng nhiều cách và tùy thuộc vào mức độ mất nước của trẻ. Hiện nay có 3 mức độ mất nước:

  • Mất nước nhẹ: Trẻ chỉ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều, chỉ khi cha mẹ cho uống nước đủ mới hết khóc.
  • Mất nước vừa: Ngoài khát nước trẻ có thêm biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô sần, da nhăn nheo, nhợt nhạt. Các trẻ nhỏ có thể có khuôn mặt thóp lõm, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt,…
  • Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc nặng hơn là có những cơn co giật.
Biểu hiện hôn mê li bì khi trẻ mất nước nặng

Biểu hiện hôn mê li bì khi trẻ mất nước nặng. Ảnh: Internet

3. Khi nào nên truyền dịch cho trẻ?

Trẻ mất nước mức vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải được truyền dịch để bù nước và điện giải kịp thời. Để bù nước, tốt nhất nên cho trẻ uống nước từ từ, các loại nước trái cây, nước lọc, oresol hoặc các dung dịch bù nước điện giải được chế biến từ thức ăn như nước cháo muối, súp cà rốt, nước gạo rang, nước hồng xiêm xay, nước dừa, chuối xay….


Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy khi không có chỉ dẫn từ bác sĩ. Việc pha dung dịch bù nước đúng công thức là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước lọc đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên nén hydrite pha với 200ml nước lọc đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết buộc phải bỏ đi.

Gói bột ORS trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Gói bột ORS trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Ảnh. Internet

4. Tiêm ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là biện pháp hữu hiệu

Bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn, các biện pháp vệ sinh thông thường như rửa tay bằng xà phòng, cung cấp nước sạch hay cải thiện vệ sinh môi trường không thể tiêu diệt triệt để được virus Rota. Hiện nay, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ tránh tiêu chảy cấp do virus Rota đó là ba mẹ nên cho con đi tiêm vacxin phòng bệnh.


Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tiêm vacxin phòng virus Rota cho trẻ trước 6 tháng tuổi đã giúp ngăn ngừa đáng kể số ca nhập viện do nhiễm bệnh đối với các bé dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo và đưa vacxin phòng Rotavirus vào tất cả các chương trình tiêm chủng quốc gia trên phạm vi toàn thế giới để bảo vệ trẻ khỏi tiêu chảy nặng và tử vong do virus này.

tiêm phòng tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng tiêu chảy là biện pháp bảo vệ bé tốt nhất khỏi virus Rota. Ảnh: Internet

Nói tóm lại, các bậc phụ huynh nên tiêm ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại các bệnh viện sản, nhi và các trung tâm y tế dự phòng trong thành phố để bảo vệ con trước căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan do virus Rota gây ra. Hiện nay, vacxin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus đã được triển khai rộng rãi tại Việt Nam. Vì vậy, để hiệu quả bảo vệ được tối ưu nhất, nên cho trẻ tiêm liều đầu tiên càng sớm càng tốt từ khi các bé được 6 tuần tuổi và nên hoàn tất việc tiêm vacxin cho trẻ trong vòng 6 tháng tuổi.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart