Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tìm hiểu dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh và cách phòng trị bệnh cho trẻ

Dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh là khối u có đặc điểm như một khối u thông thường nhưng chúng có thêm một đặc điểm đặc trưng là chứa đầy mạch máu và máu. Bệnh u máu là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên. Bệnh u máu ở trẻ nhỏ hiện nay khá phổ biến gây không ít lo lắng cho cha mẹ. Do đó, dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh là kiến thức rất quan trọng mà bậc phụ huynh cần quan tâm đến.Đây không phải là một loại bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng cũng cần có kế hoạch chăm sóc, điều trị sớm để tránh hậu quả khó kiểm soát về sau cho các bé. Bệnh u máu và dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh là những nội dung chính mà bài viết này mang lại.

dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh là gì? Ảnh: Internet

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh u máu ở trẻ sơ sinh

  • Là một căn bệnh thường gặp ở da rất dễ nhận biết, gồm có 3 cấp độ:
    • Cấp độ một, là dạng nhẹ nhất. Dấu hiệu là những vết thay đổi màu sắc mà thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Khi ở giai đoạn này, chưa có dấu hiệu tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng bằng phẳng như một cái “bớt trẻ em”.
    • Cấp độ thứ hai, ở giai đoạn này u máu đã phát triển thành hình dạng khối u. Kích thước rõ rang, gồ lên trên bề mặt da tạo thành hình khối. Về màu sắc thì vẫn như cũ, vẫn là máu trong khối u.
    • Cấp độ thứ ba, phát triễn mạnh hơn từ cấp độ hai các khối u vỡ ra hay biến chứng. Nếu như khối u nằm ngoài da là hiện tượng chảy máu do vỡ khối, và lở loét nếu như khối u ở sâu trong phần mềm. Ngoài ra là những dấu hiệu mà tại đó khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.
dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh

Dấu hiện trẻ sơ sinh bị bệnh u máu. Ảnh: Internet

  • U máu ít gây ra biến chứng, vì khi trưởng thành khối u tự biến mất và cũng có một số ít tồn tại và phát triển to lên.
  • Chỉ một số trường hợp u máu gây nghiêm trọng cho người bệnh. Chẳng hạn như u máu ở hầu họng có thể gây ra khó thở khi chúng quá to, u máu ở tim có thể làm giảm lưu thông tuần hoàn qua tim do u máu chiếm chỗ, u máu trong cột sống có thể làm yếu xương, u máu ở mắt sẽ làm suy yếu thị lực, còn u máu ở gan có thể làm tắc một vài vi quản mật.
  • U máu ngoài da là bệnh có dấu hiệu khá dễ nhận biết, nó giống như một vết bầm tím và cũng đôi khi bị nhầm lẫn với vết thương trầy sướt. Tuy nhiên, u máu xảy ra sâu trong nội tạng, cần phải được bác sĩ xét nghiệm cận lâm sàn để nhận biết. Hiện nay, có ba phương pháp xét nghiệm phổ biến là siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp công hưởng từ (MRI).

2. Nguyên nhân bệnh u máu ở trẻ sơ sinh

Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân bệnh u máu, không có mối liên quan nào giữa các căn bệnh khác với u máu, thuốc men hoặc việc ăn uống của mẹ trong lúc mang thai gây ra.


Tuy nhiên có một số nghiên cứu cho rằng estrogen có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của u máu, giả thuyết rằng việc thiếu oxy máu ở mô mềm cục bộ đi kèm với việc gia tăng tuần hoàn estrogen sau khi sinh có thể là tác nhân kích thích gây u máu.


Cũng có một giả thuyết cho rằng sự tắc mạch từ nhau thai ngăn không cho máu đến lớp hạ bì của thai nhi trong lúc sinh có thể gây hình thành u máu.

Hormone estrogen

Hormone estrogen ở thai phụ được cho là nguyên nhân bệnh u máu ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Ngoài ra, còn một số giả thiết khác như sau:

  • Do rối loạn hoocmon;
  • Do rối loạn miễn dịch;
  • Bất thường về mạch máu;
  • Do ảnh hưởng của hoá chất hay các chất độc hại khác;
  • Do cha mẹ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus trong thời kỳ mang thai;
  • Do di truyền: Từ cha mẹ sang con cái có nguy cơ 50/50 số lần mang thai. Bố hoặc mẹ có u máu đã khỏi nhưng đứa con bị u máu nặng hơn.

3. Cách phòng trị u máu ở trẻ sơ sinh

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh đa phần lành tính, hầu hết đều tự khỏi mà không cần điều trị. Vùng khối u sẽ dần nhỏ lại, làn da bé sẽ khôi phục lại sau khoản thời gian khác nhau tùy cơ địa mỗi người có thể vài tháng hoặc vài năm. Nhưng cũng có trường hợp những u máu không nhỏ đi mà sẽ tồn tại như một khối u thực sự. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Lúc này chúng ta nên tính đến việc điều trị là hữu ích.


Trong giai đoạn đầu u máu còn hình dạnh nhỏ việc điều trị thuốc là lựa chọn tối ưu. Các thuốc có thể áp dụng là corticoid (có dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp vào khối u), hóa chất chống ung thư,…

Sử dụng laser trong điều trị bệnh u máu ở trẻ sơ sinh

Sử dụng laser trong điều trị bệnh u máu ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, một số trường hợp việc dung thuốc không mang lại hiểu quả như kỳ vọng thì biện pháp phẫu thuật được xem là giải pháp triệt để. Có hai phương pháp phổ biến hiện nay là laser và tiểu phẩu cắt bỏ. Việc chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào bác sĩ điều trị và bệnh nhân.


Thường thì laser ưu tiên sử dụng ở những trường hợp u máu nông, bề mặt và những vị trí thẩm mỹ nhạy cảm như mắt, môi, mũi, tai, mặt. Nói chung, các can thiệp trong những trường hợp này thường không quá phức tạp. Rất ít khi u máu nội tạng phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.


Đối với trẻ nhỏ căn bệnh này dễ dàng để lại hậu quả về mặt thẫm mỹ và thể chất nặng sau này. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ hơn về dấu hiệu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh để tìm ra phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất cho bé.

Ngọc Hoài tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart