Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tìm hiểu về sàng lọc thính lực ở trẻ sau sinh

Tìm hiểu về sàng lọc thính lực ở trẻ sau sinh các bậc phụ huynh nên biết. Việc sàng lọc thính lực sau sinh vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trong trường hợp bé có bất thường. Đây là biện pháp vô cùng hữu hiệu để bảo vệ sức nghe cho trẻ. Mất thính lực có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai. Các trẻ giảm hoặc mất thính lực gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, cả bằng lời nói và ngôn ngữ cử chỉ, gia tăng các rối loạn hành vi. Việc sàng lọc sớm, phát hiện và điều trị kịp thời mang lại những lợi ích rất thiết thực cho trẻ và gia đình.

Dưới đây hãy cùng adayne.vn tìm hiểu về sàng lọc thính lực ở trẻ sau sinh giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trong trường hợp bé có bất thường

Cách thực hiện

Bác sĩ dùng cách đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai, thực hiện khi bé đang ngủ, khoảng 5-8 phút.

Nếu kết quả khám trong lần đầu không có vấn đề gì là thính lực của bé là bình thường. Nếu có vấn đề, bé cần được kiểm tra lại sau một tháng và có thể sẽ được khuyến cáo chuyển tới bác sĩ chuyên khoa thính lực làm các kiểm tra chuyên sâu hơn.

Tuy nhiên, nếu bé có vấn đề trong lần khám đầu không có nghĩa là bé bị điếc. Nguyên nhân có thể do bé có nhiều dịch ối trong ống tai hoặc dịch ối đọng trong khoang tai giữa (sau màng nhĩ). Hoặc do tiếng động bên ngoài quá mạnh; bé khóc hay bé cử động trong quá trình thử nghiệm.

Quá trình kiểm tra không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Tìm hiểu về sàng lọc thính lực ở trẻ sau sinh

Đối tượng

Tất cả các bé sơ sinh, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trong trường hợp bé có bất thường. Đây là biện pháp vô cùng hữu hiệu để bảo vệ sức nghe cho bé.

Một số bé có nguy cơ mất thính lực cao hơn những bé khác, bao gồm:

– Những người mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai: nhiễm cytomegalovirus, rubella (sởi Đức), giang mai, herpes, toxoplasmosis, tiền sử gia đình có người mất thính lực.

– Người mẹ có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc, ví dụ các kháng sinh mạnh điều trị nhiễm khuẩn thuộc nhoma aminoglycosides (gentamycin, kanamycin), hóa liệu pháp chống ung thư, hoặc hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thính lực.

– Bé sinh non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ, và phải thông khí hỗ trợ kéo dài.

– Bé bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não, bé có chỉ số Apgar sau đẻ thấp bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa.

Tuy nhiên, ngay cả những bé không có các yếu tố nguy cơ này, vẫn có khả năng mất thính lực, vì thế chương trình sàng lọc cần áp dụng cho mọi bé sơ sinh trước khi ra viện về nhà.

Tìm hiểu về sàng lọc thính lực ở trẻ sau sinh

Tỷ lệ bé sơ sinh bị mất thính lực

Mất thính lực (giảm khả năng nghe hoặc điếc) là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi (như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu men G6PD, phenylketonuria hay suy giáp trạng bẩm sinh). Mất thính lực có thể gặp với tỷ lệ 3-4 bé trên 1.000 bé sơ sinh, cao nhất có thể là 1-2 bé trên 100 bé sơ sinh.

Tìm hiểu về sàng lọc thính lực ở trẻ sau sinh

Hậu quả

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – đơn vị tiên phong áp dụng chương trình sàng lọc thính lực sau sinh), những bé được phát hiện muộn (2-3 tuổi) có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn về ngôn ngữ và nhận thức. Nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, những bé này hoàn toàn có khả năng hồi phục.

Trên đây là bài viết về sàng lọc thính lực ở trẻ sau sinh. Con người phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe. Thính giác là cơ sở để xây dựng các kĩ năng cảm xúc, nhận thức, đọc hiểu và các kỹ năng học tập. Do đó, khuyến nghị được đưa ra cho các bậc cha mẹ. Mất thính lực cần phải được xác định và điều trị nếu có thể trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bạn có thể truy cập website adayne.vn để tìm hiểu thêm thông tin bổ ích về sức khỏe cho mẹ và bé nhé!

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart