Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ bị cam là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ kịp thời

Trẻ bị cam là bệnh thường xuất hiện ở những trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh rất dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như tụt lợi, hoại thư. Vì vậy, ngay từ bây giờ các bậc phụ huynh cần biết cách phòng ngừa bệnh cam đúng đắn ở trẻ, nhất là trẻ dưới 2 – 3 tuổi.Trẻ bị cam là một trong số các chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thường khiến cho rất nhiều các ông bố bà mẹ lo lắng và loay hoay không biết ứng phó sao cho khi bé bị bệnh cam. Đôi lời tâm sự chia sẻ dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh cam, cũng như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng như thế nào và cách phòng tránh ra sao?

1. Trẻ bị cam là gì? 

Tình trạng viêm lợi, theo Đông y người ta gọi đó là bệnh cam. Bệnh lý này thường xảy ra với đối tượng trẻ nhỏ dưới 2, 3 tuổi. Dấu hiệu dễ nhận biết bệnh cam ở trẻ em là: chảy máu răng, lợi sưng và đau, hôi miệng, tiết nhiều nước bọt, lưỡi có lớp rêu trắng, miệng lở loét.


Ngoài vấn đề gặp phải ở răng miệng, bệnh cam còn kéo theo nhiều triệu chứng khác. Thông thường là sốt nhẹ vào buổi chiều, khóc quấy vào ban đêm. Trẻ thường xuyên khó ngủ, ra mồ hôi trộm nhiều.

trẻ bị cam

Viêm lợi còn gọi là bệnh cam ở trẻ em. Ảnh: Internet

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh cam

Nguyên nhân chủ yếu là do bé đang trong thời gian mọc răng hoặc vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, bệnh cam còn xảy ra ở một số trẻ sau thời gian mắc các bệnh siêu vi trùng. Cơ thể có sức đề kháng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập ở lợi. Phổ biến nhất là bé sau khi mắc bệnh sởi.


Nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị, bệnh cam ở trẻ em có thể dẫn đến biến chứng. Tuy chúng không phổ biến nhưng lại cực kỳ nguy hiểm:

  • Cam tẩu mã: “Thủ phạm” gây nên là một loại vi trùng cấp tính. Khi ấy, trẻ xuất hiện liên tục những cơn đau lợi, đau răng dữ dội. Có khi, bệnh sẽ lan rộng khiến tiêu xương và tụt lợi.
  • Hoại thư: Các loại vi trùng ngày càng phát triển. Chúng gây nên các tổn thương, viêm nhiễm và ứ đọng máu tại các cơ quanh ở miệng.
trẻ bị cam

Nếu không chữa trị kịp thời trẻ bị cam sẽ rất nguy hiểm. Ảnh: Internet

3. Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị cam?

Theo các bác sĩ, phương pháp điều trị bệnh cam ở trẻ trước hết phải qua thăm khám. Khi phát hiện con có dấu hiệu về răng miệng và kèm theo sốt, các bậc phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa. Tuyệt đối, không được tùy ý mua thuốc cam cho trẻ. Không được sử dụng các bài thuốc thảo dược được truyền tai nhau một cách “rầm rộ” mà chưa được kiểm chứng. Trẻ dưới 1 tuổi nếu dùng thuốc kháng sinh, nhất định phải có chỉ định của bác sĩ.


Nếu bố mẹ vẫn tự ý chữa trị tại nhà theo cách riêng của mình thì hậu quả sẽ thật khôn lường. Cụ thể:

  • Hậu quả từ việc dùng thuốc cam cho bé tự ý: Bệnh cam có nhiều loại cần được xác định rõ ràng mới có thuốc phù hợp. Trên thực tế, trường hợp trẻ nhỏ bị cam hàn, cha mẹ cho con uống thuốc cam hàn càng làm ảnh hưởng đường ruột của bé. Một số khác, bé thuộc thể cam tỳ vị, phụ huynh lại mua thuốc cam bồi bổ tăng nhiệt. Dùng thuốc sai cách khiến con bị teo cơ hoặc không nói được.
  • Nhiều loại thuốc trộn tân dược không nguồn gốc rõ ràng. Thế nhưng chúng lại được quảng cáo trị bệnh cam hiệu quả ở trẻ nhỏ. Khi chưa tìm hiểu rõ ràng, một số người đã vội cho bé dùng. Họ đâu biết rằng đang “vô tình” đưa một lượng lớn kim loại nặng (asen, chì…) vào cơ thể con mình.
Nên đưa con đi khám bác sĩ và đừng tự ý chữa trị tại nhà

Nên đưa con đi khám bác sĩ và đừng tự ý chữa trị tại nhà. Ảnh: Internet

4. Cách phòng bệnh cam ở trẻ em

  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi, cha mẹ cần tập cho con thói quen đánh răng, súc miệng sạch sẽ hàng ngày. Cụ thể là sau khi ngủ, sau khi ăn, trước khi ngủ.
  • Nếu bé đang còn bú, hãy làm sạch tất cả dụng cụ pha và đựng sữa. Dùng nước nóng để sát khuẩn.
  • Để phòng tránh bệnh cam ở trẻ em, hạn chế cho trẻ ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu không lại ảnh hưởng đến men răng và lợi.
  • Trẻ đang mắc bệnh sởi và cần kiêng nước. Mẹ nên linh hoạt cho con vệ sinh răng miệng bằng nước ấm.
  • Một khi phát hiện con có một trong các dấu hiệu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám. Hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín. Cần phải phát hiện sớm để tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời ngăn chặn không cho bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng của bé cần tăng cường nhiều thực phẩm canxi, magie và vitamin D. Ưu tiên lựa chọn sữa, các chế phẩm từ sữa, súp lơ xanh, cải xoăn, rau lá có màu xanh, trứng, cá, quả bơ, chuối…
Cần cho trẻ đánh răng trước khi đi ngủ

Cần cho trẻ đánh răng trước khi đi ngủ. Ảnh: Internet

Hy vọng với những chia sẻ trên, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức phòng bệnh trẻ bị cam đúng đắn. Hãy quan tâm nhiều đến sức khỏe răng miệng của con để đảm bảo con luôn khỏe mạnh và đủ sức phòng ngừa bệnh.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart