Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Mẹo giúp bé phát triển nhanh

Trẻ sơ sinh bao lâu thì biết hóng chuyện là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để theo dõi từng sự phát triển của bé, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh biết hóng chuyện từ khi mới sinh ra nhưng chỉ đến lúc 2 tháng tuổi mới biết phát ra những nguyên âm đơn giản như ê, a, ư, ơ…

  • Trẻ sơ sinh sau bao lâu thì rụng rốn?
  • Khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Theo quan sát của mình, bé sơ sinh dưới 1 tháng đã biết hóng chuyện, tuy nhiên phản ứng của bé chỉ đơn giản là cử động miệng hoặc tay chân. Còn để bé sơ sinh hóng chuyện và hiểu được câu chuyện thì phải tầm 4-5 tháng.

Hóng chuyện là biểu hiện phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-6 tháng:

Còn gì thú vị hơn khi lắng nghe bé yêu của mình bập bẹ, mặc dù những âm thanh đó nghe qua thì tưởng chừng vô nghĩa nhưng đó chính là những tiếng nói đầu tiên của bé, nó thể hiện mối dây tình cảm của bé với cha mẹ và mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh.

1/ Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng

Bé sinh ra đã biết hóng chuyện và rất muốn nói chuyện với người khác.

  • Từ khi mới sinh, bé đã biết “trả lời” bằng cách nhép miệng nếu bạn nói chuyện với bé ở khoảng cách 20 – 25 cm.
  • Từ tuần thứ 2, bé có thể phát ra những âm không rõ ràng.
  • Từ tuần thứ 3, bé đã có một số “vốn từ” cho mình.
  • Từ tuần thứ 4, bé có thể hiểu ý cuộc nói chuyện và biết cách trả lời khi bạn nói với bé. Từ lúc này trở đi, bé luôn muốn dẫn dắt cuộc trò chuyện với bạn.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì biết hóng chuyện?

Nên bắt đầu nói chuyện với bé thường xuyên ngay từ lúc bé lọt lòng. Bạn thử liên tục gọi tên bé và quan sát ánh mắt bé đáp lại giọng nói của bạn. Trong quá trình giao tiếp bình thường, nhưng lại âu yếm, ngọt ngào này, trẻ đang cảm nhận sự ấm áp, tình yêu thương của cha mẹ.

2/ Bé từ 1 – 2 tháng tuổi

Bé vốn rất thích được nói chuyện với người khác, do đó bé thường:

  • Phát ra âm thanh để đáp lại khi có ai đó nói chuyện với bé.
  • Đặc biệt thích ứng với những âm cao, tông đều, do đó các bà mẹ nên nói chuyện với con theo ngữ điệu này bất cứ khi nào có cơ hội.
  • Ngọ nguậy cả cơ thể chỉ để cố gắng đưa lưỡi về phía bạn khi nghe bạn nói chuyện.
  • Phát ra những nguyên âm đơn giản như ê, a, ư, ơ.
  • Bé sẽ phản ứng khi nghe bạn trò chuyện ở khoảng cách từ 20 – 25cm

Giờ đây bé đã có thể phát ra những âm thanh để đáp lại lời nói của bạn. Hãy nói chuyện với bé bằng giọng dịu dàng, vừa đi tới đi lui lắc lư, nhún nhảy vừa ca hát hoặc hát ru cho bé nghe. Ngay cả khi bé chẳng hiểu bạn đang nói gì, nhưng chính giọng nói điềm tĩnh, trấn an của bạn giúp bé cảm thấy an toàn. Đồ chơi thích hợp giúp phát triển ngôn ngữ của bé: Những khúc ca êm ái.

3/ Bé từ 2 – 3 tháng tuổi

Bé đã nhận ra giọng của mình và tận dụng mọi cơ hội để nói. Cụ thể:

  • Kêu la đủ kiểu để biểu thị sự vui sướng, bạn sẽ được nghe loại âm thanh từ kêu the thé, nói ríu rít đến la hét hay thì thầm.
  • Có những động tác phấn khích (đá chân, vung tay) mỗi khi thích thú điều gì.
  • Bắt đầu thêm phụ âm vào câu chữ, phụ âm đầu tiên thường là “m”, kế đến là âm bật hơi – bạn có thể giúp bé bằng trò thở phì phèo.
  • Có khuynh hướng dùng âm “p” và “b” mỗi khi không vui và vào khoảng 3 tháng tuổi, bé sẽ dùng thêm những âm như “j” và “k” khi để biểu lộ sự vui sướng.

Hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, bằng cách lặp lại hoặc lặp lại những tiếng “o, e” của bé. Bé sẽ chăm chú nhìn miệng của bạn và bắt chước theo.

4/ Bé từ 3 – 4 tháng tuổi

Bé bắt đầu cố gắng duy trì cuộc nói chuyện với bạn bằng cách:

  • Phát thêm nhiều âm mới.
  • Cố gắng bắt chước nói nguyên câu như bạn bằng cách xâu chuỗi các âm lại kiểu như “ma-me” hay “a-bu”.
  • Vận dụng vốn âm phong phú, đến tuần thứ 16, bé có thể biểu lộ cảm xúc của mình, chủ yếu là biểu lộ sự hài lòng, bằng cách cười khúc khích, cười lớn hoặc la hét.
  • Biết thông qua âm thanh do mình phát ra (như tiếng khóc) để thu hút sự chú ý của mọi người hay để bày tỏ nhu cầu của mình.
  • Dùng môi để thổi hơi –bé có thể biểu diễn kỹ năng mới này bằng cách phì phèo ra bong bóng.

5/ Bé từ 4 – 5 tháng tuổi

Trong tháng này, bé cố gắng sử dụng nhiều âm khác nhau, và cả ngôn ngữ không lời để diễn đạt nhu cầu của mình. Ví dụ, bé:

  • Đột ngột níu lấy bạn khi không muốn bị đặt xuống.
  • Đẩy bạn ra xa khi không vui và không muốn được quan tâm.
  • Xoay đầu sang hướng khác khi bé không thích điều gì đó.

6/ Bé từ 5 – 6 tháng tuổi

Bé biết chờ đến lượt mình nói khi trò chuyện và thử dùng âm tiết mới. Hãy lắng nghe khi bé:

  • Cố gắng nói chuyện với chính mình qua gương.
  • Cố ý bắt chước cách nói của bạn và dùng lưỡi nhiều bằng cách đánh ra đánh vào giữa hai môi.
  • Biểu diễn vốn âm tiết kha khá của mình, nhất là những âm phì phèo mà bé thường xuyên luyện tập.
  • Bắt đầu có phản ứng khi nghe gọi tên – hãy gọi tên bé càng nhiều càng tốt để bé phát triển ý thức bản ngã và cảm thấy mình quan trọng.
  • Phát ra những âm thanh đặc biệt để làm bé chú ý, thậm chí giả ho.
  • Bắt đầu ghép nguyên âm và phụ âm thành những từ đơn giản, như ka, ba, ma.
  • Hiểu lõm bõm các câu bạn nói, như “Đây là bình sữa”, “Bố đến kìa”, “Đúng rồi”, “Không được”.
  • Bắt đầu bập bẹ – lặp đi lặp lại các âm, lắng nghe sau đó thử lại.

Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt – luôn nói cho bé biết bạn đang làm gì, và khi đưa bé đi đây đi đó, hãy chỉ cho bé xem những điều thú vị, nhất là các con vật. Lặp lại các câu nói và khen bé mỗi khi bé hiểu ý. Ca hát và đọc vè cho bé nghe. Chơi trò vỗ tay với bé. Cùng bé đọc sách, chỉ và gọi tên, giả tiếng kêu của các con vật.

Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp bé phát triển

Khi chưa biết nói, bé sẽ có những tín hiệu ngôn ngữ riêng để trò chuyện cùng bạn. Giao tiếp bằng mắt, bắt chước biểu hiện trên khuôn mặt bạn, bập bẹ, tiếng gù gù, ríu rít, tiếng khóc… đều có thể là hình thức đối thoại của riêng bé.

Vì vậy, bạn đừng “lờ đi” khi bé “nói chuyện” mà hãy đáp trả lại bé nhé. Chẳng hạn như bắt chước âm thanh hoặc đáp lại những tiếng kêu của bé để bé biết bạn nghe và bé rất quan trọng đối với bạn

1/ Tận dụng mọi cơ hội trò chuyện với con

Bạn có thể cảm thấy ngớ ngẩn khi “độc thoại” với bé khi con chưa thể đáp lại bằng tiếng nói còn bạn thì cứ rôm rả trò chuyện một mình. Kiểu như: “Chà chà, bố đang làm gì kìa? Ồ, bố mở tủ lạnh. Bố lấy sữa. Bố lấy sữa cho con đấy…”.

Nhưng đừng vội buồn hay ngại bởi vì bạn càng nói chuyện nhiều với bé thì vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn. Vì vậy, các mẹ hãy tranh thủ trò chuyện với bé bất kỳ khi nào có thể.

Nếu bé chỉ vào một con mèo nhưng không thể nói được thì bạn có thể giúp đỡ bé bằng cách nói rằng: “À, con mèo đấy con, lông nó rất mềm, công việc chính của mèo là đi bắt chuột!… “.  Càng nghe bạn nói nhiều, vốn từ của bé càng được mở rộng và cơ hội để bé biết nói sớm càng tăng.

2/ Hiểu hơn những điều bé có thể nói

Ở giai đoạn 1 tuổi, bé có thể bắt đầu làm theo những hướng dẫn đơn giản. Vì thế, bạn có thể tập luyện bằng cách yêu cầu bé làm những việc nhỏ, chẳng hạn như: “Đưa cho bố quả bóng” hoặc “Đưa cho mẹ cái thìa”… và bé có thể làm điều đó, thậm chí nếu bé chỉ có thể nói từ “quả bóng”.

Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em sẽ tiếp thu một vốn từ khác nhau tùy thuộc vào việc dạy dỗ của cha mẹ. Bạn nên tìm hiểu tâm lý trẻ và chú ý tới từng giai đoạn phát triển của con.

3/ Đọc cho bé nghe để kích thích ngôn ngữ

Đọc sách cho bé nghe nghĩa là bạn đang cho bé nghe thấy nhịp điệu giọng nói của bạn. Đồng thời bạn cũng đang tạo cơ hội cho bé nghe thấy nhiều từ không thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ em được đọc có sự hiểu biết ngôn ngữ và từ vựng biểu cảm hơn so với trẻ ở nhóm còn lại. Khi đọc cho bé nghe những câu chuyện, bạn không nhất thiết phải đọc từng chữ của cuốn sách để mong bé có thể nghe thấy trọn vẹn. Khi đi qua từng trang sách, bạn có thể nói cho bé và chỉ cho bé những hình ảnh khác nhau, chỉ ra màu sắc và các đối tượng, cũng như đặt câu hỏi về những cảnh khác nhau.

4/ Dùng ngôn từ đơn giản và rõ ràng

Hãy dùng những từ thật đơn giản, dễ hiểu và nói thật rõ ràng khi nói chuyện với bé. Nói những câu đơn giản và thường xuyên sử dụng các từ ngữ yêu thương như: bé yêu, con của mẹ, mẹ yêu con… để nói chuyện với bé.

Các mẹ có thể thu hút sự chú ý của con bằng những biểu cảm khuôn mặt, mắt, miệng. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong quá trình trò chuyện với con sẽ giúp bé dễ dàng cảm nhận những gì bạn nói. Đồng thời, bạn cũng nên thay đổi âm lượng, giọng điệu để bé cảm thấy hứng thú hơn. Bé mấy thàng thì dùng địu được?

tu khoa

  • khi nao thi tre so sinh biet hong chuyen
  • tre so sinh biet hong chuyen khi nao
  • cach noi chuyen voi tre so sinh
  • trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện
  • tre so sinh hay nhin nguoc len tren
  • trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà
  • tre so sinh hay nhin nguoc co sao khong

Hi vọng với những thông tin trong bài viết, các mẹ đã trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện và cách trò chuyện để giúp bé phát triển nhanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart