Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Bài tập giúp bé cứng cáp?

Khi làm mẹ, chúng ta rất quan tâm đến quá trình phát triển và mọi sự thay đổi trên cơ thể con. Đối với nhiều người, trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ chính là câu hỏi gây băn khoăn và rất cần lời giải đáp. Nếu bạn cũng có chung mối quan tâm này thì đọc ngay bài viết dưới đây của adayne.vn nhé!

Trẻ sơ sinh mất tháng thì cứng cổ?

  • 1 – 2 tháng: Tốt nhất nên bế trẻ theo tư thế nằm ngang, hạn chế thấp nhất tư thế bế thẳng lưng trẻ vì cổ trẻ chưa được cứng  (còn gọi là bế vác vai). Lý do là vì trong giai đoạn này, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân nên khi bế vác, trọng lượng của toàn bộ phần đầu bé sẽ dồn áp lực xuống cột xương sống.

Một số bà mẹ muốn bế vác con lên sau khi cho bú để vỗ lưng cho bé ợ hơi, tránh trớ sữa thì cần chú ý để phần thân bé áp vào ngực mình và đỡ phần đầu, cổ bé ngả tự nhiên vào vai sẽ hạn chế được áp lực lên cột sống bé. Tuy vậy, cũng không nên bế bé trong tư thế này lâu.

  • 3 – 5 tháng: Khi bé đạt đến mốc tuổi này, bạn có thể chọn bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng (bế vác). Trong giai đoạn này, đầu bé đã bước đầu giữ được theo phương thẳng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, tuy được khuyên là có thể bế bé theo 2 cách trên nhưng cách bế dựng thẳng lưng bé không nên duy trì trong thời gian quá lâu.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì cứng cổ?

Với tư thế bế thẳng lưng bé, bạn có thể cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, cánh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ của bé sao cho áp sát vào ngực của bạn. Lúc này, bạn như một điểm dựa vững chắc cho cổ và lưng của bé. Với sự thay đổi nhỏ về tư thế bế như thế này, chắc chắn bé sẽ rất thích đấy.

  • 6 tháng trở lên: Từ giai đoạn này trở đi, bạn có thể lựa chọn nhiều tư thế bế bé khác nhau tùy theo tình huống cụ thể và ý thích của bé, cổ bé đã bắt đầu cứng cáp. Riêng kiểu bế cắp nách, theo kinh nghiệm dân gian được truyền khẩu thì nên đợi đến khi bé cứng cáp hẳn, thông thường khoảng gần 1 tuổi là tốt nhất.

Đọc thêm:

Những cột mốc phát triển quan trọng của bé

Những năm tháng đầu đời của trẻ luôn mang đến nhiều bất ngờ và vui sướng cho những người làm cha mẹ. Do đó, việc hiểu biết về các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ giảm bớt lo âu và thêm tự tin trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con. Và nếu bạn cũng đồng ý với ý kiến này thì đừng do dự, hãy đọc ngay những thông tin bên dưới về 9 cột mốc quan trọng cần quan tâm trong quá trình phát triển của trẻ!

Trẻ sơ sinh biết cười (khi bé 8 tuần tuổi)

  • Nếu như có ai bảo với bạn rằng con bạn đang cười khi bé mới được 3, 4 tuần tuổi thì thông tin này không chính xác. Vì hệ thống các dây thần kinh não bộ và thị giác của bé cần một thời gian dài hơn để hoàn thiện, để bé có thể nhận biết và cười đáp lại khi nhận được những cử chỉ yêu thương từ cha mẹ. Thông thường, một bé sơ sinh sẽ biết cười khi bé được 8 tuần tuổi.
  • Cười là một kỹ năng xã hội đầu tiên và cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển về cảm xúc của bé. Bé có thể phân biệt các trạng thái tình cảm khác nhau bằng cách thể hiện cảm xúc của mình như bé cười, vui sướng khi nhìn thấy bố hoặc mẹ mình, hoặc bé buồn khi không có bố hoặc mẹ ở bên cạnh.

2-3 tháng biết lăn

Trong giai đoạn từ 2-3 tháng, bạn nên dành nhiều thời gian để quan sát bé. Vì trong thời gian này, bé bắt đầu thực hiện những động tác như đẩy người lên, lúc lắc người tới lui, hoặc đá chân…và khi đủ cứng cáp, bé sẽ lăn qua được một cách dễ dàng (bé có thể giật mình hoặc khóc vào những lần đầu). Tuy vậy, thông thường bé có thể lật người hoàn toàn khi được khoảng 5 tháng tuổi. Lúc này, bé đã thực sự cứng cáp và có thể phối hợp tốt các động tác trên để lật. Điều bạn cần làm là hãy để bé tự thực hành việc này và đảm bảo cho bé luôn được ở nơi an toàn khi bé cố gắng làm điều này.

Bé biết cầm, nắm đồ vật (khi bé 3 hoặc 4 tháng)

Sau một vài tháng đầu tiên, bé bắt đầu biết phán đoán vị trí của các đồ vật trong không gian, và có thể cầm, nắm chúng khá tốt. Bằng cách cho bé tập thả và chụp các đồ vật, mẹ sẽ giúp bé học được cách điều khiển tay một cách khéo léo cũng như cách chơi đồ chơi. Ở giai đoạn này, bé có thể tự chơi trống lắc và biết cách làm cho trống phát ra âm thanh. Khi đã có thể cầm, nắm mọi thứ, bé sẽ cảm thấy thích thú và tham gia chơi nhiều hơn dù là có một mình bé đi nữa.

Ôm (khi bé 5 tháng tuổi)

Bằng cách quan sát và bắt chước lại động tác của người lớn khi ôm nhau, bé có thể học được cách ôm bố mẹ, những người bé thích và cả những vật yêu thích của bé (gấu bông, chó, mèo) một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nhỏ đều hưởng ứng với những cái ôm này. Một số bé là do phản ứng tự nhiên, và một số thì do quá mải mê chơi đùa và khám phá môi trường xung quanh nên thường tỏ ra khó chịu khi được ôm ấp. Do đó, nếu bé hơi “cáu kỉnh” khi được ôm thì bạn đừng cố gắng ép bé theo ý mình. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách cho bé nghe, ôm bé trước khi bé ngủ. Đây là lúc mà bé dễ tiếp nhận tình cảm từ bố mẹ hơn.

Chơi ú oà (khi bé 6 tháng tuổi)

Đây là trò chơi đơn giản nhưng lại gây hứng thú và có thể chơi đi chơi lại nhiều lần với bé. Khi bé đã hiểu cách chơi và thích thú, thì dù không thấy được mặt của bạn, bé vẫn chú ý dõi theo chuyển động của bạn và háo hức khi nhìn thấy khuôn mặt của bạn sau tiếng ú oà.

Một vài tháng sau đó, bé có thể chơi bằng cách giấu mặt của mình với bạn. Một vài mẹo nhỏ để trò chơi thêm hứng thú với bé:

  • Bạn ngồi gần lại để bé có thể nhìn vào mắt bạn. Điều này giúp bé tập trung vào những hành động của bạn.
  • Hãy hỏi bé “Mẹ đâu rồi?” khi chơi. Giọng nói của bạn sẽ tạo sự yên tâm cho bé rằng bạn vẫn đang ở đó.
  • Thay đổi thời gian bạn giấu mặt với bé, lúc nhanh, lúc lâu và lên giọng, xuống giọng khi nói với bé để trò chơi thêm hấp dẫn (và bạn cũng cảm thấy bớt đơn điệu).

Ngồi lên (khi bé khoảng 8 tháng)

Khi bé có thể giữ thăng bằng, tay cứng cáp hơn và có thể kiểm soát được đầu, cổ, và thân dưới, bé sẽ cố gắng ngồi dậy. Lúc này, tầm nhìn của bé thay đổi, cho phép bé quan sát được ở phạm vi rộng hơn. Khi nhận thấy những điều mới mẻ này, bé sẽ cố gắng rướn người cao hơn để nhìn được nhiều hơn.

Trong những lần đầu tiên, bé sẽ không tự ngồi lâu được nên bạn có thể giúp dang hai tay bé ra cho bé giữ thăng bằng. Để khuyến khích bé ngồi, bạn hãy đu đưa nhẹ người bé và đặt những món đồ lạ mắt, yêu thích của bé ở trước mặt. Sau đó, bạn di chuyển các món đồ chơi đó chậm chậm từ bên này qua bên kia để tập cho bé giữ thăng bằng và quen với việc ngồi hơn.

Trẻ sơ sinh biết bò, trườn (khi bé 6 – 10 tháng)

Ở giai đoạn này, các bé sẽ sử dụng tay và đầu gối để thực hiện trườn hoặc bò. Nhưng vẫn có một số ít bé sẽ không bò trườn như thế mà sẽ dùng chân, bụng trượt tuột trên sàn hoặc thậm chí là cuộn người lại. Lúc này, bạn hãy dọn dẹp phòng ốc rộng rãi, loại bỏ những vật cản để bé có thể tự do vận động. Sau đó, bạn bỏ xuống sàn những món đồ mà bé ưa thích nhưng ở ngoài tầm với của bé để khuyến khích bé di chuyển. Bên cạnh đó, bạn lưu ý lót một tấm thảm mềm, êm dưới sàn để an toàn cho bé và cuối cùng là cùng bé thực hiện động tác này (có thể cả bố và mẹ cùng tham gia).

Đứng (khi bé 8 tháng)

  • Đến khoảng 8 tháng tuổi, bé đã có thể thực hiện nhiều động tác như lăn qua, ngồi lên, bò trườn.  Cũng trong thời điểm này, bạn có thể giúp bé tập đứng vững vì khi đó thân người và những cơ bắp, cũng như đôi chân đã trở nên cứng cáp.
  • Lúc mới tập đi, bé có thể bấu vịn vào bất cứ thứ gì mà chúng nghĩ là chắc chắn như một bên nôi, tay vịn ghế sofa, hoặc chân của mẹ. Để an toàn cho bé, bạn nên mang những đồ vật không đủ vững chắc, đồ vật có cạnh sắc nhọn hoặc những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bé đi cất. Đến khoảng 10 hoặc 12 tháng, khi bé đã đứng vững và không cần nắm tay người lớn nữa thì bé có thể biết cách gập đầu gối để ngồi xuống hoặc đứng lên

Trẻ sơ sinh biết đi (khi bé 10 đến 18 tháng)

  • Những bước đi đầu tiên có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời của bé. Một trong những sự khác biệt giữa đi và bò, trườn là sự thay đổi về độ cao của trọng tâm cơ thể. Do đó, để có những bước đi vững chắc, nó đòi hỏi cơ bắp của bé phải đủ cứng cáp, được phối hợp, giữ được thăng bằng và một chút tự tin.
  • Khi bé đang trong giai đoạn tập đi, bé thường có xu hướng bám vào những đồ nội thất trong nhà và đi dọc theo đó. Khi quan sát thấy bé háo hức và không quay lại phía sau để nhìn thì có nghĩa là bé đang có những bước đi đầu tiên rất tốt.

Về cơ bản, việc bé đi được đã tạo cơ hội cho bé phát triển những kỹ năng khác liên quan đến tay và thay đổi tầm nhìn. Vì vậy, bạn có thể tập luyện cho bé nâng cao khả năng phản ứng, tương tác cũng như học hỏi, cảm nhận nhiều hơn về môi trường xung quanh bằng cách kết hợp các kỹ năng cầm nắm, biểu lộ cảm xúc … mà bé đã học được trước đó trong lúc bé đi. Ví dụ: bạn đưa cho bé một con vịt đồ chơi nhỏ và bảo bé cầm nó đi về phía mình. Khi bé đến nơi và đưa con vịt đồ chơi cho bạn, bạn hãy nói “mẹ cám ơn con” và giả vờ kêu quạc quạc vài lần (để bé vui). Sau đó, bạn trả lại món đồ chơi đó cho bé và nói “tạm biệt chú vịt con nhé”.

Đọc thêm:

Làm gì khi bé bị lâu cứng cổ?

Như dã đề cập, kể từ tháng thứ 6 trở đi thì bé đã cứng cáp, ngoại trừ trường hợp các bé sinh non thì có thể mất thời gian lâu hơn một chút.

Tuy nhiên nếu sau khoảng thời gian trên mà bé chưa thể cứng cổ thì bố mẹ cần cho bé thực hiện các bài tập giúp nhanh cứng cổ, hoặc kiểm tra xem có mặc quần áo cho trẻ sai cách, cho trẻ nằm sai tư thế hay không. Nếu có thì cần điều chỉnh và kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian ngắn.

Nếu bé vẫn chưa thể cứng cổ thì lúc này bố mẹ nên cho bé đi khám ở các đơn vị bệnh viện uy tín nhé.

Các bài tập giúp cổ bé cứng cáp

  • Tập cho bé nằm sấp: Khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho bé nằm sấp trên ngực, sau khi quen thuộc thì cho trẻ nằm trên giường đệm mềm. Thời gian thực hiện bài tập này là trong vòng 30 giây và tăng dần khi trẻ cứng cáp hơn. Bài tập sẽ giúp cơ lưng và cổ của trẻ phát triển nhanh hơn; xương sống và các bộ phận khác sẽ uyển chuyển, nhịp nhàng hơn.
  • Tập cho bé lăn tròn: Nên thực hiện bài tập này trên giường lớn, mẹ để trẻ nằm thẳng trên giường và nhẹ nhàng lật trẻ qua lại theo hướng lăn tròn. Bài tập này nên thực hiện khoảng 30 giây rồi đảo ngược chiều lại. Bên cạnh việc giúp cổ trẻ cứng nhanh hơn, đây là bài tập giúp trẻ tăng khả năng kiểm soát tư thế nằm, phát triển vận động não và phân biệt các hướng khi di chuyển.
  • Cho bé nhảy theo nhạc: Đây là bài tập giúp cả trẻ và mẹ cùng thư giãn vô cùng hiệu quả. Mẹ chỉ cần bế bé trên vai hoặc địu bé, sau đó mở nhạc và lắc lư theo giai điệu. Đây là bài tập giúp trẻ giữ thăng bằng ở cổ và nhanh chóng cứng cổ. Ngoài ra, bài tập này giúp mẹ cũng được thư giãn sau một ngày chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, khi thực hiện cần chú ý nhẹ nhàng, tránh rung lắc quá mạnh trẻ.
  • Bài tập xe đạp: Cho bé nằm trên giường và di chuyển chân bé giống với động tác đang đạp xe. Đây là bài tập vừa giúp trẻ nhanh chóng cứng cổ mà còn ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ tránh đầy hơi và táo bón.
  • Bài tập lái máy bay: Thực hiện cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Mẹ cho trẻ nằm trên chân mình và song song với mặt sàn, sau đó, mẹ nhẹ nhàng lâng trẻ lên rồi di chuyển như bay trên không. Đây là bài tập giúp trẻ nhận biết không gian và giúp cơ lưng, cổ cứng cáp hơn.

tu khoa

  • trẻ mấy tháng tuổi thì cứng cổ
  • trẻ 3 tháng tuổi chưa cứng cổ
  • bé 3 tháng rưỡi cổ chưa cứng
  • mấy tháng cổ em bé mới cứng?
  • khi nao co tre so sinh cung cap
  • trẻ mấy tháng biết ngóc đầu

Đọc thêm:

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart