Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng – Dấu hiệu và cách điều trị cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng, bệnh thường có chuyển biến rất nhanh có thể chỉ trong vài giờ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để kịp thời điều trị và chăm sóc cho trẻ mắc bệnh là điều vô cùng quan trọng để ngăn chặn dịch và giảm tỉ lệ tử vong cho trẻ mắc bệnh.Trong những năm trở lại đây, tình trạng trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng đã trở nên quá phổ biến và rất dễ trở thành đại dịch trong thời gian ngắn khiến cho rất nhiều “mẹ bỉm sữa” lo lắng và quan ngại.

trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng

Trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng khiến không ít các bà mẹ hoang mang. Ảnh: Internet

1. Các dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng

Khi trẻ sơ sinh bị chân tay miệng sẽ xuất hiện các dấu hiệu rất dễ nhận biết như:

  • Trẻ bị sốt nhẹ. Khi trẻ bệnh nặng hơn sẽ sốt cao mà không thể hạ.
  • Trẻ xuất hiện các dấu hiệu tổn thương ngoài da như da dát đỏ, nổi mụn nước ở các vị trí quanh vùng họng, vùng miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân hay mông, đầu gối…

Khi bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh chuyển biến đến giai đoạn nặng thường xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Sốt cao trên 38,5 độ C, không đáp ứng với điều trị và kéo dài hơn 48 giờ. Không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen.
  • Trẻ bị giật mình, đây là dấu hiệu cảnh báo cho việc trẻ đã rơi vào tình trạng nhiễm độc thần kinh.
  • Trẻ sơ sinh khó thở, co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng…đây là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động…
  • Trẻ hay ngủ gật, phản ứng chậm chạp, có dấu hiệu bị rối loạn ý thức, đây có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp…
trẻ sơ sinh bị rối loạn ý thức

Trẻ sơ sinh bị chân tay miệng có dấu hiệu rối loạn ý thức. Ảnh: Internet

  • Trẻ tiểu ít hơn bình thường, đây là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận…
  • Trẻ hay nôn, nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

2. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng

Khi thấy trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của chân tay miệng, mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, thăm khám và đưa ra kết quả điều trị kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến nhanh và xấu đi.


Sau khi thăm khám và kiểm tra, tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng mắc bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn các cách điều trị khác nhau.

2.1 Đối với mức độ nhẹ

Trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng được đánh giá là mức độ nhẹ khi trẻ xuất hiện các tổn thương ở da đi kèm với tình trạng sốt nhẹ hoặc không sốt. Lúc này, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà trong điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ, giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh cùng chế độ chăm sóc nghiêm ngặt, hợp lý theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng ở mức độ nhẹ

Trẻ sơ sinh bị bệnh chân tay miệng ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Internet

Ngoài ra, bố mẹ trẻ sẽ được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu khi bệnh chuyển biến nặng để bố mẹ sớm phát hiện và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần.

2.2 Đối với mức độ nặng

Trẻ sơ sinh mắc bệnh chân tay miệng được chuẩn đoán ở mức độ nặng khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu kể trên. Khi đó, trẻ sẽ được chỉ định phải nhập viện để điều trị mặc dù cho đến hiện nay, bệnh chân tay miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.


Tuy nhiên, khi nhập viện, trẻ sẽ được áp dụng một số biện pháp điều trị để bệnh không chuyển biến nhanh hơn và kịp thời xử lý khi trẻ gặp các dấu hiệu bất thường như cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…Kèm theo đó là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

trẻ sơ sinh bị tay chân miệng nặng

Chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng bệnh chân tay miệng. Ảnh: Internet

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ được vệ sinh da thường xuyên bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ để tránh bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, trẻ có thể được chỉ định dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Trẻ sơ sịnh bị chân tay miệng hiện cho đến nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng bệnh. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết cũng như cách ngăn ngừa, phòng bệnh để có phương án bảo vệ trẻ vào những mùa đại dịch chân tay miệng bùng nổ.

Ngọc Hoài tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart