Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột và 3 bệnh tiêu hóa thường gặp

Trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột là một trong những vấn đề rất phổ biến xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện. Nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng và có quá trình phát triển ổn định thì trẻ sẽ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến đến hệ tiêu hóa.Trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột là một thuật ngữ để chỉ chung một nhóm bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm: rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy hay trào ngược dạ dày…

trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột

Trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Ảnh: Internet

1. Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ những bất thường về chức năng của dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như: do bệnh lý cơ thể, do sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống, do uống các loại thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của dạ dày…


Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, ăn vào ói ra, kém hấp thu… làm ảnh hưởng để khả năng tiếp nhận và xử ý các chất đi vào cơ thể. Lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cuối cùng là suy dinh dưỡng.

trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa quấy khóc

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa. Ảnh: Internet

2. Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dạ dạy bị trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản. Nguyên nhân của hiện tượng trào ngược dạ dày là do cấu trúc giải phẫu dạ dày và thực quản của trẻ nhỏ có sự khác biệt so với người lớn.


Đối với trẻ sơ sinh, thực quản sẽ ngắn hơn và phần dưới hơi mở rộng cộng với lớp cơ chưa phát triển hoàn thiện làm cơ tâm vị co thắt bất thường dẫn đến nôn trớ.


Thông thường, tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm. Nếu trẻ nôn ít, với tuần suất vài ba ngày lần, trẻ vẫn bú khỏe thì trào ngược dạ dày sẽ không làm ảnh hưởng tới cân nặng cũng như sự phát triển bình thường của trẻ.

trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Ảnh: Internet

Trên thực tế, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên mà không cần điều trị. Lúc đó cơ quan tiêu hóa, dạ dày và thực quản đã gần như hoàn thiện.


Theo thống kê, 60% trẻ sẽ chấm dứt tình trạng nôn trớ khi đạt đến cột mốc 2 tuổi và 40% trẻ sợ tự hết khi được 4 tuổi.

3. Trẻ sơ sinh bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng rất thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi. Theo y học, táo bón không được xem là một bệnh lý mà táo bón ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến việc trẻ sơ sinh mắc bệnh đường ruột. Hoặc táo bón ở trẻ sơ sinh chỉ là một rối loạn cơ năng trong quá trình phát triển trong những năm đầu đời của trẻ.


Trẻ sơ sinh được xác định là bị táo bón khi trẻ có số lần đi tiêu ít hơn bình thường, phân to, cứng, đau khi đi tiêu, thậm chí phân còn có máu.


Táo bón ở trẻ sơ sinh chủ yếu do việc thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, do trẻ được uống ít sữa mẹ, nhiều sữa bò. Do trẻ ăn nhiều loại thức ăn có mỡ và chất đạm, ít chất khoáng và vitamin khi ăn dặm.

trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Ảnh: Internet

Ngoài ra, những trẻ còi xương, sinh non cũng rất dễ bị táo bón do quá trình hoàn thiện các chức năng của hệ tiêu hóa diễn ra chậm khiến trẻ gặp khó khăn hơn so với các trẻ khác.


Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh tiêu bón sẽ dễ chuyển hóa thành một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú nhiều sữa mẹ. Tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định. Bổ sung nhiều loại vitamin và rau xanh trong thực đơn ăn dặm của trẻ.


Tình trạng trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột sẽ bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ. Để ngăn chặn tình trạng này, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hằng ngày của trẻ sao cho trẻ vừa phát triển chiều cao, cân nặng bình thường, khỏe mạnh mà vẫn không làm ảnh hượng đến các cơ quan tiêu hóa của trẻ.

Ngọc Hoài tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart