Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là bình thường?

Tùy vào từng giai đoạn mà trẻ tăng cân khác nhau: trong 3 tháng đầu trẻ tăng cân nhanh, sau đó chậm dần và có thể không tăng, sụt cân giai đoạn 6-12 tháng tuổi.

  • Làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú?
  • Thời gian biểu cho bé 6 tháng ăn dặm

Trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý?

Thông thường, trẻ sơ sinh có thể giảm cân trong những ngày đầu sau khi sinh trước khi bắt đầu tăng cân cân từ giữa hoặc sau 1 tuần. Xét về mức tăng trung bình hàng tuần đối với các trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sau đây là mức tăng cân trong giai đoạn năm tuổi đầu tiên của bé:

  • – Mới sinh đến 3 tháng : 150-200 gram/ tuần.
  • – 3-6 tháng : 100 -150 gram/ tuần.
  • – 6-12 tháng : 70 – 90 gram/ tuần.

Trẻ sơ sinh có thể giảm cân trong những ngày đầu sau khi sinh trước khi bắt đầu tăng cân cân từ giữa hoặc sau 1 tuần.

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, đặc biệt là trong giai đoạn 5-6 tháng tuổi trở đi (giai đoạn trẻ ăn dặm) có thể là do: trẻ bú không đủ, trẻ bị giun tấn công, hệ tiêu hóa của trẻ hấp thụ không tốt, trẻ bú đêm, không chịu ăn cháo, bột…

tre-cham-tang-can

Khi so sánh với bảng tăng cân chuẩn của WHO nếu nhận thấy trẻ chậm tăng cân trong giai đoạn này thì các mẹ nên lưu ý đến 3 yếu tố sau:

1/ Ăn dặm đúng cách

Khi trẻ biếng ăn do bệnh nên cố gắng duy trì các bữa ăn bột, cháo cho trẻ nhưng không ép. Nếu trẻ ăn ít thì bổ sung thêm sữa hoặc những món ăn trẻ thích ngay sau bữa ăn. Không nên cho chỉ cho trẻ uống sữa trong thời gian trẻ bị ốm. Điều này làm trẻ quen và khi hết bệnh chỉ đòi uống sữa mà không chịu ăn nữa.


Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Chú ý đến lượng thực phẩm cần dùng cho trẻ trong mỗi bữa ăn.


Các món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho trẻ ăn giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ.


Khi các bé bị ốm, bé cần nhiều năng lượng hơn lúc bình thường để chống lại các tác nhân gây bệnh và chịu đựng các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bố mẹ cần cho con ăn nhiều bữa, ăn loãng để con dễ hấp thu.


Trong sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, tránh ăn hoặc uống thức ăn quá lạnh. Hạn chế cho con tiếp xúc nơi đông người trong mùa dịch hoặc dễ lây bệnh, nơi có nhiều khói thuốc lá.

2/ Cần cho bé uống đủ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất:

Nhu cầu uống sữa ở mỗi bé là khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Chẳng hạn, bé sơ sinh có thể uống 30-90ml sữa sau mỗi vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120-150ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120-180ml sữa ở một cữ bú.


Với trẻ lớn hơn, nhu cầu sữa sẽ thay đổi khi có nhiều nguồn dinh dưỡng khác bổ sung.

3/ Biện pháp bổ sung tích cực khác

Để bé tăng cân và cao lớn nhanh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, cần phải giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm. Bạn có thể bổ sung men vi sinh từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để giúp bé đạt được yêu cầu này.


Men vi sinh là các vi khuẩn có ích đối với cơ thể con người, thường sống trong ruột và  đóng một vai trò rất quan trọng ở đuờng tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Men vi sinh có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Ngoài ra, men vi sinh còn cạnh tranh sống với các vi khuẩn gây bệnh, siêu vi, nấm giúp trẻ lấn át được bệnh tật, kích thích hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi lượng vi khuẩn có ích tăng lên, thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, giúp bé lớn nhanh.

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart