Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ sốt mọc răng mẹ phải làm sao đây?

Hiện tượng sốt khi mọc răng ở trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi là phản ứng bình thường của bé, trong trường hợp này mẹ chỉ cần giảm sốt cho trẻ, cho trẻ tắm nước ấm, ngậm ti lạnh, uống nhiều nước, ăn thực phẩm dinh dưỡng xay nhuyễn.. Trong một số trường hơp trẻ sốt cao, các mẹ nên đưa trẻ khám bác sĩ để an tâm nhé!

Biểu hiện của trẻ đang trong giai đoạn mọc răng dễ nhận biết nhất

Chảy nước dãi khi bé mọc răng

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, thường là vào tháng thứ 4 sẽ có hiện tượng chảy dãi quanh miệng trẻ. Bố mẹ không cần lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ,. Hãy dùng khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để ngừa dãi chảy xuống cổ bé gây mẩn ngứa, khó chịu hoặc chảy xuống áo bé.

Khi bé mọc răng sẽ hay ngứa răng và thích cắn

Khi mầm răng nhú lên sẽ  khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng nhai, hay nhai các đồ vật trong tay. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng nướu bé, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ các dụng cụ, đồ chơi gặm nướu chuyên dụng. Mẹ có thể dùng dụng cụ trợ ti nếu hay bị bé cắn trong khi bú.

Ho

Nếu bé ho nhẹ nhưng không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng, vì đây là biểu hiện bình thường do việc tiết nhiều dãi gây nên. Tuy nhiên, nên quan sát và đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ ho bất thường như ho nhiều, cố dặn lấy hơi để ho, đỏ bừng mặt hoặc hơi tái khi ho, bé mệt mỏi, bỏ bú …

Trẻ quấy khóc không rỏ nguyên nhân

Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát kĩ, nếu trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu cần có những biện pháp dỗ cho trẻ nín khóc như hát ru, đưa trẻ đi dạo, thu hút sự chú ý của trẻ bằng âm nhạc, đồ chơi phát nhạc…

Trẻ đột nhiên bỏ ăn, chán ăn

Trẻ giai đoạn này thường có biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc mọc răng gây khó chịu cho bé. Nếu việc bỏ bú xảy ra trong thời gian dài, trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn dặm, khiến sức khỏe, cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp. Có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú hay ăn dặm để bé thấy đói và đòi ăn.

Trẻ sốt mọc răng bao lâu?

Thông thường, mọi dấu hiệu trên kéo dài khoảng 2-3 ngày thì chiếc răng mới nhú lên, đó cũng chính là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn.

Chăm sóc trẻ bị sốt khi mọc răng tại nhà bằng cách

  • Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).
  • Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
  • Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
  • Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
  • Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.
  • Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng

Khi trẻ mọc răng, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng. Không nền cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.

  • Bổ sung thêm các thẩm phẩm có canxi cho trẻ
  • Có thể xay nhuyễn thức ăn cho trẻ dễ nuốt, hoặc nghiền trái cây và rau củ cho trẻ uống bổ sung.
  • Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, sữa chua mát để giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng.
  • Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú. Nếu bản thân người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…
  • Nếu như qua 3-4 ngày mà các dấu hiệu sốt nóng ở trẻ vẫn không thuyên giảm, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lí kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm  hoặc để lại di chứng sau này.

Chúc bé nhà mình mau khoẻ, mẹ bớt lo!

Làm thế nào để trẻ mọc răng không bị sốt?

Sốt do mọc răng là phản ứng phản vệ bình thường của trẻ, qua gia đoạn mọc răng hoặc cơ thể trẻ quen dần với tính trạng này thì khi đó trẻ sẽ bớt sốt. Để trẻ cảm thấy dễ chịu & quên đi cảm giác đau, khó chịu khi mọc răng thì các mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây

Cho con tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau khiến bé quấy khóc không ngớt.

Làm lạnh đồ chơi của bé

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm tra kĩ hướng dẫn sử dụng của những món đồ chơi này, vì có 1 số món được khuyến cáo là không được làm lạnh.

Cho bé ngậm núm ti lạnh

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé “muốn làm gì thì làm” với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu. Mẹ cũng yên tâm là bé sẽ không uống vào quá nhiều nước đâu.

Ướp lạnh khăn

  • Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái “gặm” giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.
  • Lưu ý: Bố mẹ nên cho chiếc khăn đó vào trong 1 túi/ hộp nhựa sạch trước khi đưa vào tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.

Cho bé “mượn” ngón tay của mẹ

Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát-xa lợi cho con. Làm như vậy có thể khiến con đau của bé giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé gặm, cắn ngón tay của mình, nhưng phải “chuẩn bị tinh thần” vì ngay cả khi con không có chiếc răng nào, bé cũng có thể cắn khá đau đấy!

Bé rất thích cằm của mẹ đấy

Nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng lúc bé chuẩn bị mọc răng, mẹ nên giữ cho mặt mình luôn luôn sạch sẽ vì bé sẽ rất thích “gặm” cằm của mẹ đấy. Điều mẹ có thể làm lúc này đơn giản là… nhẫn nhịn (!) để bé quên đi những khó chịu của việc mọc răng.

Bác sĩ “ra tay”

Nếu mẹ đã “bất lực” vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.

tre-sot-do-moc-rang-bao-lau-thi-het

Bất cứ bé nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và hầu hết đều có những biểu hiện như trên. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm cách để xoa dịu con đau cho bé. Giai đoạn này có thể thật khó khăn với mẹ vì bé không chỉ hay bị sốt, tiêu chảy,… mà con quấy khóc, cáu gắt suốt cả ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bé sẽ dần quen hơn với chuyện này và các triệu chứng của con cũng giảm đi đáng kể so với khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Lá hẹ giúp trẻ mọc răng không bị sốt

  • Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức. Khi trẻ thường bú tay, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường vào tháng thứ 3 hay tháng thứ 4 thì các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch, cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.
  • Sau khi trẻ bú được khoảng 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần.
  • Ngoài ra, mẹ có thể cắt lá hẹ ra cho vào chén rồi đổ nước nóng vào nhưng đừng làm chín lá, rồi đâm lá hẹ ra lọc lấy nước, dùng miếng gạc chấm nước hẹ rồi thoa đều nướu của con. Ngoài lá hẹ thì nha đam hoặc cây dạ cầm cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng.

tu khoa

  • lá hẹ giúp trẻ mọc răng không bị sốt
  • mẹo mọc răng không bị sốt
  • cách để trẻ mọc răng không bị sốt
  • trẻ sốt mọc răng bao lâu
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart