Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tư thế cho bé bú mẹ đúng cách, an toàn, không bị sặc

Hướng dẫn cho trẻ bú mẹ đúng cách, an toàn để bé bú đủ, bú no mà không bị sắc, bị viêm tay giữa. Nhận biết bé đã bú đủ & cho trẻ ợ sau khi bú để bé mau tiêu, không bị ọc sữa.

  • Cho trẻ sơ sinh bú nằm đúng cách như thế nào?
  • Hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng như thế nào?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt diệu, cho bé sự khởi đầu an toàn, vững chắc. Người mẹ có sữa nhiều và tốt không phải chỉ do “trời cho” mà tùy thuộc vào cách khơi nguồn, cách chăm sóc sức khỏe để chất lượng sữa được đảm bảo.

Cho con bú ngay càng sớm càng tốt


Nhiều mẹ sinh xong không cho con bú ngay vì cho rằng mình chưa có sữa. Tuy nhiên, cho bé bú càng sớm, sữa càng tiết nhanh, bé bú càng nhiều, sữa càng dồi dào. Do sữa non rất giàu năng lượng, bé chỉ cần một lượng ít là đủ nên người mẹ không cảm nhận được khi cho bé, cứ nghĩ là “sữa chưa về”.


Thực ra từ giữa thai kỳ, người mẹ đã có sữa non chứ không đợi đến lúc sinh. Không cho bé bú mẹ, vài ngày sau sinh, người mẹ dễ bị tắc tuyến sữa. Lúc này mẹ có thể lấy lược chải lên bầu vú vì đây là một cách massage tuyến vú, điều trị chứng tắc sữa nhẹ.

Cho con bú trong giờ đầu sau sinh sẽ giúp sữa căng sớm trong vòng năm – sáu giờ đầu so với 24 – 48 giờ nếu cho bú muộn. Đối với mẹ sinh mổ thì có thể cho con bú ngay khi mẹ được ra khỏi phòng hồi sức. Nếu mẹ còn đau do vết mổ, thì cho con nằm sấp trên ngực mẹ để bú sữa non.


Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Có thể lúc này bà mẹ còn mệt mỏi nhưng đứa trẻ đã bắt đầu đòi bú. Nếu trẻ khỏe mạnh thì phản xạ nút sẽ mạnh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé, nhất là trong những ngày đầu đời.


Sau những cữ bú đầu tiên, động tác nút của bé và sự phục hồi sức khỏe của mẹ sẽ làm 2 bầu vú “lên sữa” và sữa trưởng thành sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của bé. Trẻ bú càng nhiều thì cơ thể mẹ càng tạo thêm nhiều sữa.


Không nên xin sữa của bà mẹ khác cho con mình bú vì có nhiều bệnh có thể lây qua sữa mẹ như nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C …

Cho con bú đúng cách như thế nào?

Do sợ hai bầu vú mất cân đối, nhiều người mẹ đã cho bé bú cả hai vú trong cùng một cữ. Nếu mẹ ít sữa thì cả hai vú sẽ được bé “thanh toán” hết trong một lần bú, nhưng nếu nhiều sữa, bé chỉ bú vơi chứ không thể cạn cả hai vú, như thế sẽ làm hạn chế kích thích tiết sữa.


Hơn nữa, nhiều khi bé bú chưa cạn vú mà mẹ đã chuyển sang bú bên kia, làm bé chỉ mới bú sữa đầu, chưa được bú sữa cuối đầy đủ dưỡng chất khiến bé chậm tăng cân. Do đó mẹ cần cho bé bú cạn hết một bên vú rồi mới chuyển qua vú còn lại.


Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ đã được cân bằng dưỡng chất, đủ nước nên mẹ không cần cho bé uống nước.


Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu chứ không nên cho bú theo giờ. Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm. Thông thường trẻ bú mẹ sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần từ15 đến 30 phút.


Tuy nhiên, bé sơ sinh thường ngủ nhiều, nếu bé ngủ quá nhiều, mẹ cần phải đánh thức bé và cho bú cách khoảng hai giờ một lần.


Bé sinh thiếu tháng cũng có xu hướng lười bú, mẹ cần canh giờ cho bú chứ không đợi bé khóc đòi. Tuần đầu đời, bé dễ bị vàng da, nếu không cho bú đủ từ 8-12 lần/ngày thì chứng vàng da sẽ nặng thêm.

tu-the-cho-be-bu

Mẹ cần chọn tư thế cho trẻ bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái (Ảnh minh họa: Internet)

Tư thế cho trẻ bú đúng cách không bị sặc sữa

Mẹ cần chọn tư thế cho trẻ bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, để việc cho bú dễ dàng và hiệu quả, mẹ được thư giãn mà không bị đau lưng hay tê tay, tê chân. Có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc nằm.

  • Tư thế ngồi bú: Mẹ ngồi thật thoải mái, lưng có thể có điểm tựa sao cho cơ vùng cổ và vùng thắt lưng không bị căng mau gây mỏi và đau lưng. Trẻ được giữ chắc và nâng bởi vòng tay trìu mến của mẹ. Có thể chêm thêm gối phía dưới để việc nâng trẻ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
  • Tư thế nằm bú (khi mẹ mệt hoặc ban đêm): Mẹ nằm nghiêng, đùi dưới kê trên gối, chân trên gập ở đầu gối. Đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho miệng bé áp sát ngực dưới của mẹ. Mẹ dùng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé nhằm áp miệng bé vào vú mẹ. Khi bé ngậm vú thì chú ý cho bé ngậm sâu để bảo đảm bé mút và nuốt sữa dễ dàng.

tu-the-bu-me-dung

Khi bắt đầu cho bé bú, mẹ vào tư thế cho bú như trên, lau sạch núm vú và bầu vú. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ phần gần núm vú. Đưa nhẹ núm vú vào môi bé để kích thích phản xạ bú, khi bé há miệng thì ép sát vú vào trẻ và đưa núm vú vào miệng bé.


Bảo đảm trẻ ngậm vú đúng: miệng bé há rộng, ngậm cả quầng vú, cằm chạm sát vú mẹ, môi dưới của trẻ đưa ra ngoài. Bé nút đều đặn, hai má căng, mẹ có thể nghe được tiếng nuốt sữa ực, ực. Nên cho bé bú hết sữa 1 bên vú, nếu bé chưa no thì cho bú tiếp vú còn lại.

Nhận biết trẻ đã bú đủ sữa

  • Trẻ nút vú có hiệu quả và nuốt sữa tốt.
  • Trẻ ngủ êm sau khi bú mẹ.
  • Trẻ đi tiểu nhiều khi bú đủ sữa (ít nhất 2 – 4 lần/ngày) và có đi tiêu.
  • Trong tuần đầu trẻ có thể sụt cân sinh lý khoảng 5 – 10% và nếu bú đủ sữa thì trẻ sẽ bắt đầu tăng cân sau đó.

Cho bé ợ hơi sau bú

  • Cần cho trẻ ở tư thế đầu cao và vỗ lưng cho bé ợ hơi trong hoặc sau khi cho bú.
  • Nên cho bé ợ hơi sau bú để tránh bé bị chướng hơi, khó chịu và nôn trớ.
  • Chú ý cho trẻ nằm đầu chếch khoảng 15 đến 30 độ khi bé ngủ sau cữ bú để tránh nguy cơ hít sặc khi bé nôn trớ.

tu khoa

  • cho trẻ bú nằm có ảnh hưởng gì không
  • có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình
  • tu the cho be bu binh dung
  • cách cho trẻ bú mẹ đúng cách

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart