Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tuần thứ 21 của thai nhi có điểm gì nổi bật đáng chú ý và mẹ cần biết gì để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh?

Trong tuần thứ 21 của thai nhi, chắc chắn sẽ có rất nhiều những điểm thay đổi nổi bật đáng chú ý, vậy nên mẹ phải nắm rõ về quá trình phát triển ở bé thông qua bài viết này để bớt đi phần nào cảm giác bỡ ngỡ bước đầu trong chặng hành trình mang thai ở kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Tới tuần này rồi thì bụng bầu đã nhô lên nhiều rồi đấy, việc của nó là phải hết sức cẩn thận trong quá trình di chuyển, đặc biệt là vấn đề ăn uống, cần biết thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào không nên ăn. Muốn thai kỳ tuần 21 trôi qua một cách suôn sẻ, khỏe mạnh và không gặp phải bất cứ vấn đề gì đáng lo ngại thì lời khuyên cho mẹ là hãy dành thời gian để tìm đọc thông tin trên mạng, đồng thời kết hợp với việc chắt lọc ghi nhớ lại những chia sẻ kinh nghiệm bên dưới đây nhé.Khi ở vào giai đoạn phát triển thứ hai của thai kỳ, tức có nghĩa là em bé của mẹ cũng đã lớn dần hơn nhiều so với giai đoạn đầu đời rồi nên bạn đừng lơ là trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bào thai nhé. Mẹ nào mới trải nghiệm cảm giác mang thai đặc biệt này lần đầu tiên thì tốt nhất là nên học hỏi thêm các mẹ đi trước và hãy nhớ là đừng quên ghi nhớ các kiến thức mang tai tuần 21 cơ bản sau.

tuần thứ 21 của thai nhi có gì đáng chú ý

Tuần thứ 21 của thai nhi có những bước tiến đáng chú ý gì? Ảnh: Internet

1. Sự thay đổi đáng kể trong tuần thứ 21 của thai nhi có thể mẹ chưa biết

Từ đỉnh đầu tới gót chân trong tuần thai này, em bé sẽ được tính có chiều dài khoảng 21cm, nặng khoảng 0,34kg. Ngoại hình thai nhi lúc này cũng khá là giống với một đứa trẻ sơ sinh rồi đấy.


Thời điểm này, xung quanh cơ thể của thai nhi cũng được bao bọc bởi một chất dịch màu trắng, chất dịch này có tác dụng giúp bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối. Và chất này sẽ tồn tại cùng với bé cho tới lúc sinh ra.


Tuần thứ 21 của thai nhi, bé cũng đang hoạt động rất tích cực trong việc chuyển động và nuốt nước ối trong bụng của mẹ. Khi bé nuốt nước ối thì đường tiêu hóa cũng theo đó mà hoàn thiện hơn mỗi ngày.


Từng cử động bước đầu của em bé sẽ đi từ rung động nhẹ nhàng sang những cú đá thật mạnh và chọc vào thành tử cung của mẹ. Một điểm nữa là da của mẹ cũng đang ở trong trạng thái còn khá nhăn nheo đấy các mẹ ạ.

tuần thứ 21 của thai nhi có nhiều sự thay đổi

Thai nhi có nhiều sự thay đổi trong tuần thứ 21. Ảnh: Internet

2. Bảng tiêu chuẩn các chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 21

Khi bắt đầu bước vào tuần thai thứ 21, em bé của mẹ đã phát triển khá nhanh chóng về trọng lượng cơ thể. Và một điều đáng chú ý hơn cả, đây chính là giai đoạn quyết định cân nặng của con lúc mới sinh, bởi thế cho nên mẹ cần phải chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoa học nhé.


Trong vòng 21 tuần tuổi, trọng lượng thai nhi sẽ dao động trong khoảng từ 331gram-546gram và chiều dài xương đùi từ 32mm-41mm. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn các chỉ số phát triển trong tuần thứ 21 của thai nhi cho các mẹ tiện tham khảo:

Tuổi thaiBPD (mm)FL (mm)AC (mm)HC (mm)EFW (g)
21+044-56; trung bình 5032-38; trung bình 34147-187; trung bình 167178-200; trung bình 189331-467; trung bình 399
21+145-57; trung bình 5033-39; trung bình 34148-189; trung bình 169182-202; trung bình 191341-480; trung bình 410
21+245-57; trung bình 5133-39; trung bình 35149-190; trung bình 170181-204; trung bình 192350-493; trung bình 422
21+347-57; trung bình 5133-39; trung bình 35150-191; trung bình 171183-206; trung bình 194360-506; trung bình 433
21+446-58; trung bình 5234-40; trung bình 35151-193; trung bình 172184-207; trung bình 196369-533; trung bình 455
21+546-58; trung bình 5234-40; trung bình 35152-194; trung bình 173186-209; trung bình 198379-533; trung bình 455
21+647-59; trung bình 5335-41; trung bình 36153-196; trung bình 175187-211; trung bình 199388-546; trung bình 467

* Trong đó:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh
  • FL: Chiều dài xương đùi
  • AC: Chu vi vòng bụng
  • EFW: Trọng lượng thai nhi
  • HC: Chu vi vòng đầu.

* Lưu ý: Nếu các chỉ số của em bé nằm trong giới hạn này thì chứng tỏ rằng, con của bạn đang đạt tốc độ phát triển bình thường. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cải biến các chỉ số này bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý nhé.

thai nhi tăng trưởng trong tuần thứ 21

Thai nhi tuần 21 có sự tăng trưởng bức phá về mọi mặt. Ảnh: Internet

3. Triệu chứng mang thai tuần 21 và một vài mẹo nhỏ dành cho mẹ bầu

3.1 Các triệu chứng thường gặp ở bà bầu tuần 21

Tuần thứ 21 của thai nhi sẽ có một vài triệu chứng thường gặp phải như:

  • Thai nhi chuyển động
  • Mẹ thèm ăn
  • Bị đầy hơi
  • Giãn tĩnh mạch
  • Đau lưng
  • Chảy máu nướu răng
  • Da, tóc, móng thay đổi.

3.2 Vài mẹo nhỏ dành cho mẹ trong tuần thứ 21

Để ngăn ngừa tình trạng rạn da cho bà bầu, mẹ nên chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn uống. Mẹ bầu ăn nhiều bơ mỗi ngày cũng là cách hỗ trợ da dẻ đàn hồi và giảm nguy cơ rạn da khi đang mang thai. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đặc biệt bổ sung đầy đủ chất sắt cần thiết cho cơ thể, tránh để tình trạng thiếu sắt vì sẽ dễ khiến bà bầu bị mệt mỏi, dễ ngất xỉu. Thực phẩm giàu chất sắt cũng có nhiều trong thịt bò, thịt lợn, cá, đậu lăng, ngũ cốc, viên uống bổ sung sắt mỗi ngày.

4. Bà bầu cần phải biết gì để bảo vệ an toàn sức khỏe tuần thứ 21 của thai nhi?

4.1 Caffein và chất ngọt

bà bầu tuần 21 nên hạn chế dùng thức uống caffein

Bà bầu nên hạn chế dùng thức uống caffein không tốt cho thai kỳ. Ảnh: Internet

Mang bầu tuần thứ 21, mẹ có thể uống soda dành cho người đang ăn kiêng nhưng nhớ hạn chế uống caffeine nhé. Cần thiết nên giới hạn lượng caffeine mỗi ngày khoảng 200mg là đủ. Hầu hết các chất ngọt không dinh dưỡng được sử dụng trong các loại đồ uống này là an toàn, nếu mẹ uống có chừng mực. Nếu thích mùi vị của soda, mẹ có thể uống một hoặc hai lon mỗi ngày nhưng phải chắc là có uống nước, sữa và nước ép trái cây nguyên chất để cung cấp nước và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể mình.

4.2 Thức ăn có chứa gan

Gan thường được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì giàu hàm lượng vitamin, khoáng chất và đạm nhưng lại chứa hàm lượng vitamin A chưa được chuyển hóa hoàn toàn hay còn gọi là retinol cao. Nếu dung nạp quá nhiều vitamin A khi mang thai sẽ gây dị tật bẩm sinh cho bào thai đang phát triển. Tốt nhất là mẹ không nên ăn gan mỗi ngày nhưng nếu ăn thì chỉ nên ăn 1 hoặc 2 lần một tháng sẽ không gây hại cho mẹ.

mang thai 21 tuần mẹ nên hạn chế ăn gan động vật

Gan động vật là thức ăn mẹ bầu 21 tuần cần hạn chế dùng nhiều. Ảnh: Internet

Hi vọng rằng, sau khi đã nghiên cứu và tìm hiểu thật kĩ càng về bước ngoặc mang thai tuần thứ 21 đặc biệt này sẽ tạo thêm sự gắn kết bền chặt giữa người mẹ với thai nhi trong bụng. Nói chung, với những gì vừa chia sẻ ở trên thì chúng ta có thể thấy rằng, tuần thứ 21 của thai nhi thật sự là một tuần thai đặc biệt và rất đáng nhớ bởi có nhiều thay đổi khá thú vị không chỉ là ở bào thai mà còn là ở mẹ bầu nữa. Với nhiều người thì đây là một thời điểm tuyệt vời vừa để nghỉ ngơi thư giãn vừa để cảm nhận sự trưởng thành qua từng ngày của một sinh linh bé nhỏ, vì vậy mẹ hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt mà đón chờ mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mình nhé. Chúc các bạn xem tin vui.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart