Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Vệ sinh mũi trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Vệ sinh mũi trẻ sơ sinh là cách phòng ngừa các bệnh về hệ hô hấp, nhất là mũi, họng của trẻ trong thời tiết nóng nực, mưa nắng thất thường. Vì thế, các mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách vệ sinh mũi trẻ sơ sinh “ đúng chuẩn”, các mẹ hãy cùng Mom.vn tham khảo nhé.Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bệnh về đường hô hấp, trẻ thường bị chảy dịch mũi, dịch mũi của bé khi mới ủ bệnh thường loãng và trong. Khi bệnh nặng hơn, dịch sẽ chảy nhiều hơn lúc ban đầu, sau đó dịch mũi chuyển sang màu vàng hoặc xanh, đặc sệt và có mùi tanh, lúc này là dấu hiệu của vi khuẩn đã sinh sôi, phát triển, nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ, dịch mang vi khuẩn sẽ chảy vào tai gây ra bệnh viêm tai và chảy xuống họng gây viêm họng.

1. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh mũi trẻ sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây:

  • 1 chai nước muối sinh lý.
  • Dụng cụ hút, rửa mũi.
  • Tăm bông sạch.
  • Khăn sạch.
bé bị nghẹt mũi

Vệ sinh mũi trẻ sơ sinh giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Ảnh: Internet

1.1 Một số lưu ý trước khi thực hiện

Mẹ cần giữ các dụng cụ vệ sinh mũi của bé một cách sạch sẽ. Vào mùa đông, mẹ nên làm ấm dụng cụ vệ sinh mũi cho bé trước khi thực hiện. Khi nước lạnh tiếp xúc trực tiếp với mũi bé sẽ khiến các niêm mạc mũi dễ bị tổn thương, gây viêm nhiễm đường hô hấp.

1.2 Cách vệ sinh mũi trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Đặt bé nằm ở tư thế nằm nghiêng sang một bên, rồi để vòi phun chai nước muối gần lỗ mũi bé.
  • Bước 2: Dùng dung dịch rửa mũi xịt vào mũi bé trong khoảng 2 – 3 giây, thao tác xịt cần dứt khoát và nhanh.
  • Bước 3: Lấy khăn sạch lau dịch mũi chảy ra. Mũi còn lại thực hiện giống như bên kia.
vệ sinh mũi trẻ sơ sinh

Dịch mũi loãng chỉ cần sử dụng dung dịch rửa mũi. Ảnh: Internet

Trường hợp dịch mũi bé đặc, không thể chảy ra ngoài, lúc này mẹ hãy sử dụng tới dụng cụ hút mũi. Thực hiện 3 lần/ ngày.

  • Bước 1: Xịt nước muối làm mềm dịch mũi, một tay mẹ giữ đầu bé, một tay cầm dụng cụ hút mũi để sát vào lỗ mũi của bé rồi từ từ bóp bình khí. Sau đó thả tay khỏi bình khí để hút không khí trở lại bình đồng thời tạo thành lực kéo chất nhầy ra theo.


    Khi đã hút được nước mũi, mẹ cần lôi dụng cụ ra ngoài, bóp bình khí thật mạnh để chất nhầy ra khỏi dụng cụ, lau sạch đầu hút và tiếp tục với bên còn lại.
  • Bước 2: Giữ bé nằm im khoảng 10 giây vì nước muối và dịch nhầy sẽ trôi xuống họng gây cảm giác nôn ói.
  • Bước 3: Lấy giấy ăn sạch hay tăm bông xoắn vào rồi đưa vào lỗ mũi để lau khô mũi.

Mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, để loại bỏ được chất nhờn, các dị vật, vi khuẩn trong mũi, giúp vùng mũi luôn sạch sẽ không ảnh hưởng tới hô hấp của trẻ.

hút mũi cho trẻ sơ sinh

Dịch mũi đặc nên sử dụng dụng cụ hút mũi. Ảnh: Internet

2. Rửa mũi hàng ngày cho trẻ sơ sinh có tốt không?

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, vệ sinh mũi trẻ sơ sinh hàng ngày có thể giúp rửa trôi vi khuẩn, loại bỏ chất tiết, dị vật, giúp mũi bé thông thoáng, để bé dễ thở hơn bởi khi mũi bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương, các lớp dịch tiết ứ đọng, lúc này cần làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý trước khi nhỏ thuốc cho bé để thuốc phát huy hiệu quả.


Đối với trường hợp bé không ốm bệnh, mẹ không nên rửa mũi cho bé với mục đích phòng ngừa viêm đường hô hấp. Nếu lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé sẽ làm hư hại lớp niêm mạc mũi dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm, lúc này chỉ cần nhỏ nước rửa mũi cho bé 1 lần/ tuần.

vệ sinh mũi trẻ sơ sinh thường xuyên

Có nên vệ sinh mũi trẻ sơ sinh thường xuyên? Ảnh: Internet

3. Những lưu ý khi vệ sinh mũi cho bé

Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho bé ăn, tránh bé bị nôn trớ trong quá trình rửa mũi và lúc bé còn thức để nước mũi không chảy vào trong họng gây nôn trớ, điều này rất nguy hiểm cho trẻ.


Tuyệt đối không dùng miệng hút nước mũi cho bé vì có thể khiến vi khuẩn từ miệng mẹ lây sang mũi bé, càng làm bệnh thêm trầm trọng hơn.

khám bệnh cho trẻ sơ sinh

Nên đưa trẻ sơ sinh đến bác sỹ nếu tình trạng hô hấp của bé gặp vấn đề. Ảnh: Internet

Không nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều bằng nước muối khi trẻ không có dấu hiệu về viêm mũi. Vì khi tiếp xúc nhiều với nước muối, niêm mạc mũi của trẻ dễ bị teo, gây ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của bé.


Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, vệ sinh mũi trẻ sơ sinh rất cần thiết, nhưng cũng đừng quá lạm dụng việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh sẽ dễ gây viêm mạc mũi cho trẻ. Khi trẻ có các bệnh về mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để điều trị trong thời gian sớm nhất.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart