Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi dành cho mẹ bỉm khéo chăm con

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu dối với các bậc phụ huynh  trong việc nuôi, con và liên quan đến sự phát triển toàn diện sau này của trẻ. Con sinh ra khỏe mạnh, tăng cân đều là mong muốn của rất nhiều người mẹ, một trong những yếu tố quan trọng nhất để bé luôn phát triển tốt đó là dinh dưỡng đủ, cân bằng và hợp lý cho trẻ. Tất cả chúng ta đều biết sự quan trọng này, nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng đầy đủ và khoa học cho con.Chính vì vậy Mom.vn sẽ chia sẻ cho các mẹ một chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tốt nhất để bé tăng cân đều phát triển tối đa. Từ đó mẹ có thể an tâm hơn về thể chất cũng như những thứ con cần luôn đảm bảo.

1. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là gì?

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh được hiểu chung là tất cả những gì liên quan đến ăn uống của bé trong giai đoạn sơ sinh giúp bé phát triển. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí, khoa học đó là phải có chế độ ăn theo từng độ tuổi của con, thực đơn ăn uống phù hợp, sức khỏe và nhu cầu cơ thể của từng bé.

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong năm đầu vô cùng quan trọng

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong năm đầu vô cùng quan trọng. Ảnh: Internet

Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau theo từng tháng: từ sơ sinh đến 6 tháng, từ 6 tháng tuổi đến 10 tháng tuổi và từ 10-12 tháng tuổi. Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng lại có những cách ăn và chăm sóc khác nhau. Để bé có thể tăng cân đều mẹ có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh sau đây

2. Chế độ sinh dưỡng cho trẻ sơ sinh giúp bé tăng cân đều

2.1 Chế độ dinh dưỡng giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính là thức ăn không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cần được cho bú hoàn toàn theo nhu cầu trong 4 tháng đầu sau sinh không cần ăn hay uống thêm thứ gì khác. Giai đoạn trẻ bước sang tháng thứ 5 do nhu cầu dinh dưỡng của bé tiếp tục tăng trong khi lượng sữa mẹ đã tăng đến tối đa, thì mẹ cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ, nhưng sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cần tiếp tục duy trì không nên cắt.

Từ 0 – 6 tháng tuổi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính

Từ 0 – 6 tháng tuổi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Ảnh: Internet

Mẹ nên nhớ ở giai đoạn này cách cho bé bú cũng rất quan trọng:

  • Mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia trong mỗi lần bú để con nhận được sữa đầu, sữa cuối.
  • Mẹ có biết sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát, còn sữa cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân.
  • Để bé tăng cân đều thì bé phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối.

2.2 Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh giai đoạn 6 đến 10 tháng tuổi

Từ 7 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn hai bữa bột/cháo xay một ngày để bổ sung thêm thức ăn cho trẻ. Mẹ cố gắng nghiền nhuyễn các thức ăn cho con mịn và tăng dần độ thô của các loại thức ăn lên, nếu không lớn lên bé sẽ không chịu nhai, ăn cơm và các loại thức ăn khác. Khi bé ăn được các loại thức ăn khác, bé sẽ uống ít sữa đi, lúc này mẹ đừng lo lắng nhé.


Giai đoạn này  mẹ vẫn cho bé bú sữa bình thường hoặc uống sữa bột và các thực phẩm khác như:

Lúc này mẹ bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ

Lúc này mẹ bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ. Ảnh: Internet

  • Mẹ cần bổ sung phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai..
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt như: gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp…
  • Trái cây và rau quả như: chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang.
  • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn như: bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường.
  • Thực phẩm giàu đạm như: trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen.

2.3 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi

Với bé từ 9 – 12 tháng tuổi, lúc này bé có thể nhai được nhiều hơn, vì thế mẹ có thể cho bé ăn thêm các món ăn như rau củ quả hầm chín, luộc nhừ để kích thích bé nhai nhiều hơn. Không nên cho bé các loại thức ăn nhỏ như đậu phộng, lạc rang, nho khô khiến bé dễ bị nghẹn hoặc hóc vào đường thở. Khẩu phần ăn của bé nên chia đều lượng rau xanh và các loại hoa quả, chất đạm và tinh bột. Phần còn  lại, mẹ có thể mẹ cho bé ăn bánh quy, sữa chua, váng sữa, phô mai nghiền…

Từ 10 -12 tháng tuổi mẹ cho bé ăn thức ăn mềm

Từ 10 -12 tháng tuổi mẹ cho bé ăn thức ăn mềm. Ảnh: Internet

Ở thời điểm này, bé mọc răng rồi nên không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, mẹ có thể cho bé sử dụng những thực phẩm sau: phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai, và không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi. Ngoài ra, mẹ bổ sung thêm các loại ngũ cốc giàu sắt và trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông, rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ, cùng các thực phẩm giàu chất đạm, thực phẩm cho bé ăn bốc. Cần chú ý, mẹ cho bé thử trước 1 ít trước khi cho bé hoàn toàn sử dụng để đề phòng dị ứng cho bé.


Như vậy, mang bầu đã vất vả nhưng sinh con ra và nuôi còn vất vả hơn, lúc này mẹ vừa chăm bé vừa chăm cả nhà đòi hỏi mẹ cần có những chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thật hợp lý. Không giống với dinh dưỡng của người lớn, bé sơ sinh cần chú ý kỹ hơn từ khâu chọn lựa thực phẩm đến khâu chế biến để đảm bảo những điều tốt nhất cho con. Các mẹ hãy trở thành những bà mẹ bỉm sữa thông thái mẹ nhé. Chúc các bé hay ăn chóng lớn.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart