Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Khám bệnh trẻ sơ sinh định kì trong giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi

Từng cột mốc khác nhau trẻ sẽ có những bước phát triển khác nhau là nền tảng cho việc đánh giá quá trình khám bệnh trẻ sơ sinh định kì. Do đó, mẹ nên biết một số sự phát triển của trẻ theo từng tháng tuổi trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng để có sự điều chỉnh phù hợp khi chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.Thông thường, theo lịch khám bệnh trẻ sơ sinh định kì trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi, trong 10 ngày đầu, trẻ sẽ được theo dõi sức khỏe ít nhất 2 lần. Nếu không có vấn đề bất thường về bệnh trẻ sơ sinh hay sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ sẽ được khám định kỳ tiếp theo vào các tháng 1, 2, 4, 6, 9 và 12.

khám bệnh trẻ sơ sinh

Khám bệnh trẻ sơ sinh định kì từ 0-12 tháng tuổi là điều quan trọng và cần thiết. Ảnh: Internet

1. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Khi trẻ đạt đến cột mốc 1 tháng tuổi mẹ nên khám bệnh trẻ sơ sinh về các bệnh liên quan đến rốn trẻ sơ sinh, bộ phận sinh dục, màu phân, lượng tóc rụng, vết bớt và các vết phát ban trên cơ thể trẻ nếu có.


Trẻ 1 tháng tuổi cần được tiêm đủ 2 mũi chích ngừa về viêm gan B.


Có thể trẻ sẽ được chỉ định bổ sung vitamin D và các loại chất khác để điều trị vàng da hay một số triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

2. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Khi khám bệnh trẻ sơ sinh định kì 2 tháng tuổi mẹ cần kiểm tra cho trẻ về các chứng nôn trớ, nấc cụt, lát sữa, cứt trâu, đau bụng sơ sinh…


Trẻ 2 tháng tuổi sẽ được chích lần 3 mũi ngừa viêm gan B, chích ngừa lần 1 đối với các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Ngoài ra, trẻ có thể được chỉ định chích thêm mũi ngừa viêm màng não mũ và viêm phổi mũi 1.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ được kiểm tra về tình trạng nôn trớ. Ảnh: Internet

Ngoài kiểm tra sức khỏe, trẻ cần được kiểm tra về các khả năng vận động như khả năng giữ được đầu, kiểm soát vận động vùng cổ, chống tay, đạp chân, bắt chước biểu cảm người khác, ngoái nhìn theo đồ vật, mỉm cười…

3. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi sẽ được khám bệnh trẻ sơ sinh định kì về việc tiêm chích lần 2 mũi tiêm ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Tiêm chích lần 2 mũi viêm màng não mủ và viêm phổi.


Kiếm tra khả năng vận động về việc lật người, lẫy người, với tay, nắm đồ chơi, đạp chân, đá chân cao, phát ra âm thanh từ miệng, hướng đến nơi phát ra âm thanh.

4. Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Khám bệnh trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi cần chú ý vào các vấn đề liên quan đến việc mọc răng, các bệnh về hệ tiêu hóa và sức đề kháng.


Trẻ sẽ được nhắc chích lần 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Chích lần 3 mũi viêm màng não mủ và viêm phổi.

chích ngừa cho trẻ sơ sinh

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ được nhắc chích bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt lần 3. Ảnh: Internet

Về kĩ năng vận động sẽ kiểm tra kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô, khả năng lật, khả năng ngồi vững, khả năng phát ra tiếng nói đầu tiên, khả năng gặm nhắm và mò tìm đồ vật…

5. Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

Khi trẻ được 9 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ khám bệnh trẻ sơ sinh định kì về các bệnh bạch hầu thanh quản, viêm tai giữa, cảm lạnh, tiêu chảy nhẹ.


Tiến hành chích ngừa các mũi miễn dịch tổng thể còn thiếu và mũi 1 ngừa bệnh sởi.


Về khả năng vận động sẽ kiểm trả khả năng phát triển ngôn ngữ, kiểm tra các kĩ năng bò, nói, hiểu được lời nói, ra chỉ thị yêu cầu, tự chơi đồ chơi, giao tiếp với người khác và các kỹ năng vận động tinh, vận động thô.

6. Trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi

Khám bệnh trẻ sơ sinh định kì ở tháng 12 thường tập trung vào các bệnh cảm lạnh, ho, sơ cứu những vết thương nhỏ do té ngã, trầy xướt; số răng mọc.


Chích chủng ngừa viêm gan B mũi 4. Ngừa viêm não Nhật Bản mũi 1, mũi 2. Ngừa thủy đậu, ngừa sốt bại liệt và chích ngừa các loại vắc xin kết hợp ngừa đa bệnh MMR bao gồm bệnh sởi, quai bị và sốt phát ban rubella.

bệnh trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ 12 tháng tuổi sẽ được khám bệnh trẻ sơ sinh định kì về bệnh ho. Ảnh: Ineternet

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt, nên cho trẻ xét nghiệm máu để xác định nồng độ sắt.


Về khả năng vận động, trẻ sẽ được kiểm tra thông qua các kĩ năng lôi kéo sự chú ý về phía mình, dùng lời nói biểu đạt ý muốn, kỹ năng tiếp xúc với người lạ, khả năng bắt chước, kỹ năng vận động tinh và thô.


Khi khám bệnh trẻ sơ sinh định kì cho trẻ trong giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi, ngoài quan tâm tới từng sự thay đổi nhỏ theo từng tháng tuổi thì mẹ cần quan tâm tới cân nặng, chiều cao và số đo của trẻ. Lưu ý đến nhịp thở và nhịp tim đập, thị giác và thính giác, kích thước hay vòng đo của đầu để theo dõi và điều chỉnh theo sự phát triển của trẻ.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart