Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mách mẹ bỉm cách chăm sóc bé sơ sinh bị viêm phổi và làm sao để chữa trị tại nhà hiệu quả nhất

Cách chăm sóc bé sơ sinh bị viêm phổi là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc trị dứt điểm bệnh cho trẻ kể cả khi bé bị nhẹ hoặc nặng. Thời tiết thay đổi, trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh  như viêm phổi, sốt, sổ mũi, tiêu chảy… Đặc biệt, đối với tình trạng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp ở cả 4 mùa trong năm, tuy nhiên dễ mắc hơn vào mùa thu – đông. Đây là một trong những bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp của trẻ, nếu mẹ không kịp thời điều trị triệt để, bé sẽ dễ mắc lại căn bệnh này, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.Khi bé bị viêm phổi, mẹ đừng lo lắng quá mức nếu ở giai đoạn nhẹ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách điều trị, chăm sóc và theo dõi bé kỹ lưỡng tại nhà nhằm giúp các mẹ có thể tự chữa lành bệnh cho con mình.

trẻ bị viêm phổi

Viêm phổi là căn bệnh dễ gặp ở trẻ trong bốn mùa. Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân trẻ bị bệnh viêm phổi

Ở trẻ em hệ miễn dịch đang còn rất non nớt, vì vậy dễ bị bệnh viêm phổi nếu thường xuyên sống ở những nơi ô nhiễm, cha mẹ hút thuốc lá, hay môi trường sống ngột ngạt, đông đúc hay thời tiết thay đổi thất thường, lạnh đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị viêm phổi.


Đặc biệt, đối với những bé bị sinh non, hay suy dinh dưỡng cũng sẽ dễ mắc bệnh viêm phổi hơn những bé bình thường. Ngoài ra, trẻ bị viêm phổi còn có thể do nhiễm siêu vi, vi trùng hay bị hít thức ăn, dị vật, dầu hôi hoặc  nguyên nhân từ một số bệnh như viêm dây rốn, viêm da, viêm khoang miệng…cũng có thể gây ra chứng viêm phổi ở bé.

trẻ bị viêm phổi do khói thuốc

Môi trường ô nhiễm và thời tiết thay đổi dễ khiến bé mắc bệnh viêm phổi. Ảnh: Internet

2. Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị viêm phổi

Dựa theo những nghiên cứu khoa học trên thế giới, TCYTTG đã thấy rằng: tình trạng thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ vị viêm phổi kể cả khi chưa được nghe phổi bằng ống nghe. Khi bị viêm phổi, phổi của trẻ không thể giãn nở dễ dàng  khi hít thở do mất tính mềm mại nên trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì vậy, bé bắt buộc phải thở nhanh hơn để bù đắp lại sự thiếu hụt này.


Mẹ có thể đếm được nhịp thở của con trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hơn bình thường hay không qua các thông số:

  • Đối với trẻ dưới 2 tháng nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 2 – 11 tháng nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
bé thở nhanh khi ngủ

Dấu hiệu viêm phổi khi nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường. Ảnh: Internet

Vì nhịp thở của bé có thể tăng gắng sức bú, khóc…nên mẹ đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ. Nếu như nhịp thở của bé giống những thông số trên thì  khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay dưới hướng dẫn của bác sĩ.


Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi bé bằng cách để ý những dấu hiệu như:

  • Trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè ở mũi.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

Mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh của bé ngay nếu thấy những dấu hiệu trên, tránh kéo dài ảnh hưởng đến bé.

bé được bác sỹ khám

Khi có dấu hiệu bị viêm phổi mẹ cần cho trẻ thăm khám bác sĩ ngay. Ảnh: Internet

3. Cách chăm sóc bé sơ sinh bị viêm phổi tại nhà

3.1 Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp

Cách chăm sóc bé sơ sinh bị viêm phổi tại nhà rất quan trọng. Để trẻ có thể khỏi bệnh sớm, mẹ cần cho con được thăm khám kịp thời và phải được cho uống kháng sinh thích hợp, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được bác sĩ chỉ định, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.


Đối với các loại thuốc viên, mẹ cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống vì trẻ không thể uống được viên lớn. Mẹ có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa, để bé có thể uống dễ dàng hơn mà không bị đắng. Mẹ chú ý, nếu bé ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc vào, thì mẹ cần cho bé uống lại một liều khác.

cho trẻ uống kháng sinh

Khi trẻ bị bệnh cần cho uống kháng sinh đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Internet

Cho bé uống thuốc đầy đủ và đúng cách, đúng liều nhưng không phải là lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường, vì kháng sinh uống lâu dài sẽ khiến bé dễ bị lờn thuốc về lâu về dài.

3.2 Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ khám trẻ sẽ cho bé uống các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt, thuốc điều trị khò khè để bé điều trị những triệu chứng kèm theo này. Việc mẹ cần làm là phải  cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn, mặc dù rằng những loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em, tuy nhiên đúng và đủ là cách mà sớm giúp bé khỏi bệnh và tránh những hệ quả về lâu dài.

viêm phổi khiến bé quấy khóc

Mẹ cần theo dõi và chăm sóc bé kỹ lúc này. Ảnh: Internet

3.3 Biết cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Mẹ cần cho trẻ ăn, bú tăng cường, cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh và bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức khi vừa khỏi bệnh. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn một cách dễ dàng hơn. Mẹ chú ý đến thời gian đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn của bác sĩ và khám lại ngay lập tức khi trẻ có dấu hiệu nặng hơn.


Đặc biệt, mẹ cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú vì khi trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng và giảm ho. TCYTTG cũng như Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ nên dùng các loại thảo dược, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian để sử dụng cho trẻ em khi trị ho.

cho trẻ bú

Tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn khi trẻ bị viêm phổi, ho. Ảnh: Internet

Một số cách chăm sóc tại nhà hiệu quả mà mẹ có thể làm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh như sau:


Hạ sốt cho trẻ: Mẹ chườm ấm tích cực với nhiệt độ nước chườm được kiểm tra bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được. Nếu trẻ  bị sốt ≥ 38,5°C, thì mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.


Vệ sinh: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi cho trẻ rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng chứ không tái dùng lại. Nếu mẹ dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn, giặt khăn thường xuyên bằng nước ấm.

bé được vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày để vi khuẩn không tấn công bé. Ảnh: Internet

Mẹ lưu ý là việc dùng đi dùng lại khăn xô không được giặt sạch và đã nhiễm bẩn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/ virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể bé. Ngoài ra, cần phải vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ thường xuyên để đảm bảo thoáng mát. Cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ để hạn chế thấp nhất vi khuẩn có hại cho bé.


Chế độ ăn: Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn mẹ đã chuẩn bị. Mẹ có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm bệnh theo dân gian.

cho trẻ ăn đầy đủ

Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng là cách chữa bệnh nhanh và hiệu quả. Ảnh: Internet

Cách chăm sóc bé sơ sinh bị viêm phổi an toàn tại nhà là kiến thức quan trọng mẹ nào cũng phải biết. Đồng thời mẹ cũng cần nắm được các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở…và đối với viêm phổi nói riêng ở trẻ  để chăm sóc và điều trị kịp thời. Chúc bé con của các mẹ luôn khỏe mạnh và vui tươi nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart