Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mẹo giúp em bé sơ sinh hay vặn mình ngủ ngoan mẹ nào cũng có thể làm được

Em bé sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và hay gặp ở trẻ. Thông thường bé chỉ vặn người, gồng mình, kèm theo đỏ mặt trong vài phút rồi tự biến mất. Thường thì hiện tượng này sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 2-3 tháng tuổi nhưng cũng có khi sớm hơn khoảng 10-15 ngày sau sinh. Tuy nhiên có những trẻ lại hay vặn mình về đêm, khó ngủ và quấy khóc. Với những mẹ lần đầu sinh con sẽ không biết phải làm gì trong trường hợp này.Với trường hợp thấy em bé sơ sinh hay vặn mình, thì hôm nay Mom.vn sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về chứng vặn mình và một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà mẹ nào cũng có thể làm được, để bé ngủ ngoan hơn về đêm.

1. Em bé sơ sinh hay vặn mình do đâu?

Hầu hết tất cả các trẻ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình, có bé vặn mình ít có bé lại vặn mình nhiều. Bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài từ cung của mẹ, bé đang tập quen với môi trường và thích nghi với bên ngoài. Bên cạnh đó, khi bé ra đời các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế trẻ sẽ có biểu hiện vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.

Em bé sơ sinh hay vặn mình khi ngủ

Em bé sơ sinh hay vặn mình khi ngủ. Ảnh: Internet

Trẻ cũng vặn mình khi ngủ  có thể là do trẻ không được bú đủ, tã ướt, trời quá nóng, quá lạnh,…Trẻ ngủ trên nệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ không được thoải mái hoặc phòng ngủ của bé không được thoáng mát và có ít ánh sáng. Vì thế, mỗi khi bé ngủ không ngon mẹ có thể ẵm bé hoặc lót khăn mềm bên dưới cho trẻ dễ ngủ, đặt những chiếc gối ôm bên cạnh và chiếc gối nhẹ lên người để bé không bị giật mình. Trước khi bé đi ngủ, các mẹ nên cho con được bú no, bởi dạ dày của trẻ còn bé vì thế mỗi lần trẻ bú được rất ít, nếu không được bú no thì lúc ngủ trẻ sẽ nhanh đói và thức giấc vặn mình. Sau sinh khoảng 3-4  tháng thì tình trạng này sẽ tự hết và các mẹ có thể cho bé ăn dặm nhẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn cho bé phát triển khỏe mạnh.


Ngoài ra, cũng có các nguyên nhân làm trẻ hay vặn mình gồng mình khi ngủ do biểu hiện của tình trạng bệnh lý khác, vì vậy các bà mẹ cần chú ý. Dấu hiệu vặn mình ở trẻ sơ sinh sẽ thật sự có vấn đề nếu như nó kèm theo các biểu hiện sau:

  • Trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít cả ngày lẫn đêm, bình thường trẻ sẽ ngủ hơn 15 tiếng/ngày.
  • Rất hay quấy khóc vào ban đêm
  • Đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, trớ, rụng tóc hình vành khăn, chậm lên cân trong 3 tháng đầu
Trẻ vặn mình, khó ngủ và hay quấy khóc

Trẻ vặn mình, khó ngủ và hay quấy khóc. Ảnh: Internet

Đây chính là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị thiếu vitamin D hoặc còi xương và ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Hoặc bé bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như kẽm, canxi khiến cho giấc ngủ của bé không sâu, bé khó ngủ dẫn đến ngủ ít, ngủ không ngon, bứt dứt, khó chịu hay vặn mình. Do vậy, các mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày và bổ sung thêm vitamin D3, canxi và kẽm trong chế độ dinh dưỡng của bé

2. Mẹo chữa vặn mình ở em bé sơ sinh

Phần lớn hiện tượng bé sơ sinh hay vặn mình đều kèm theo các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm, quấy khóc đêm, rụng tóc vành khăn… thì có thể bé đã và đang bị thiếu canxi. Điều này hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi, vì vậy các ông bố, bà mẹ hãy nhanh chóng bổ sung canxi cho trẻ.


Bên cạnh bổ sung canxi thì 3 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp cho mẹ khắc phục được tình trạng trẻ hay vặn mình khi ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên áp dụng những cách này trong trường hợp sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường, còn nếu như bé vặn mình do bệnh lý, thì nhất định mẹ phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên nhất định.

2.1 Làm dịu em bé

Bế và vỗ về trẻ khi con thức giật vặn mình về đêm

Bế và vỗ về trẻ khi con thức giật vặn mình về đêm. Ảnh: Internet

Nếu bé ngủ không ngon giấc, sâu giấc, hay giật mình,  vặn mình khi ngủ thì hãy nhẹ nhàng cho bé vào phòng ngủ yên tĩnh hơn. Mẹ có thể vuốt ve, mát xa, ôm bé vào lòng, hát ru, vỗ về sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn.


Nếu trẻ hay nôn trớ, ọc sữa thì mẹ cần thay đổi cách cho con bú, không đặt bé nằm ngủ ngay sau khi bú no. Chuyển sự chú ý của bé sang thứ khác, như cho bé cầm đồ chơi nào đó hoặc nhìn con vật, hiện tượng thú vị nào đó. Tuy nhiên, đây là những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh khá đơn giản, mang tính chất tức thời.

2.2 Thay đổi thói quen chăm sóc

Nếu bé sơ sinh vặn mình nhiều, mẹ nên kiểm tra lại xem bé mặc quần áo có nóng không, vải có gây ngứa hay bé mặc quần áo có rộng rãi, thoải mái không. Mẹ cũng cần xem ga giường hoặc nệm lót có nóng không, bề mặt có bằng phẳng không. Và đảm bảo giấc ngủ cho bé được khô thoáng bằng cách kiểm tra tã của bé thường xuyên, nếu bé đi vệ sinh thì thay và lau khô cho bé ngay.


Đối với trẻ bú sữa mẹ thì người mẹ cần cung cấp thêm vào thực đơn hằng ngày cho chính bản thân mình các loại thực phẩm như: hải sản, rau màu xanh, sữa, trái cây….Các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể, tốt nhất cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu trẻ đã biết ăn dặm thì mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng đã đầy đủ chưa, có vấn đề gì không, trẻ có thích không?… Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…vì vậy mẹ cần chú ý cẩn thận đến thực phẩm của mẹ và bé.

Bổ sung vitamin D vào thực phẩm của mẹ và bé hằng ngày

Bổ sung vitamin D vào thực phẩm của mẹ và bé hằng ngày. Ảnh: Internet

2.3 Tắm nắng

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể do thiếu vitamin D vì thế mẹ hãy cho bé tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D cho bé đầy đủ. Thời gian tắm nắng cho bé thích hợp nhất là khoảng từ 7-9h sáng và sau 5h chiều, vào những ngày mùa trời lạnh, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ từ 3-4 giờ chiều.


Với những mẹo giúp em bé sơ sinh hay vặn mình ngủ ngon hơn ở trên đây, hy vọng mẹ sẽ giúp các bé hết vặn mình và có những giấc ngủ thật ngon.  Đối với trẻ nhỏ, nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được nơi ngủ êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp. Cho con bú đầy đủ trước khi ngủ, sau khi thức giấc và mẹ lưu ý không cho ngủ ngay khi vừa bú no sẽ khiến trẻ sặc sữa, vặn mình. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart